Phân tích tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk LăK (full) (Trang 53 - 66)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

2.2.2. Phân tích tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 - 2013

. Bảng 2.4 Quy mô huy động vốn từ năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Tăng trưởng

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (+), (-) Số tiền (+), (-)

(%) (%)

Số dƣ huy động

vốn cuối kỳ 1.033 1.417 1.496 384 37,17% 79 5,58%

Tổng nguồn vốn

cuối kỳ 2.483 2.957 3.264 474 19,09% 307 10,38%

Tỷ trọng huy động/

tổng nguồn 41,60% 47,92% 45,83% - 6,32% - -2,09%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của VietinBank Đắk Lắk)

Vốn huy động và tổng nguồn vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm từ 2011 - 2013, tuy nhiên mức tăng chậm lại so với những năm trước. Cụ thể: năm 2012, tổng nguồn vốn đạt 2.957 tỷ đồng, tăng 474 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 19,09%) so với năm 2011; trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động tăng 37,17%, chiếm tỷ trọng 47,92% tổng nguồn vốn. Năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 3.264 tỷ đồng, tăng 307 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 10,38%) so với năm 2012;

trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động tăng 5,58%, chiếm tỷ trọng 45,83%

tổng nguồn vốn.

Biểu đồ 2.3 Quy mô huy động vốn so với tổng nguồn vốn từ năm 2011 - 2013 Quy mô huy động vốn so với tổng nguồn vốn có tăng trưởng qua các năm từ 2011 - 2013: năm 2011 là 41,60%, năm 2012 là 47,92%, năm 2013 là 45,83%. Tuy nhiên, mức tăng này không ổn định, cụ thể: năm 2012 tăng 6,32% so với năm 2011, thì năm 2013 giảm 2,09% so với năm 2012.

Nhìn chung qua các năm, mặc dù gặp không ít khó khăn nhƣng với những nổ lực không ngừng VietinBank Đắk Lắk đã gia tăng quy mô huy động vốn từ các TCKT và dân cƣ ngày càng hiệu quả hơn, dầ

So với quy mô các NHTM khác thì quy mô huy động vốn của chi nhánh từ năm 2011 - 2013 vẫn luôn giữ

vững vị trí thứ 5 trên toàn địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Qua đó, n

Để thấy rừ hơn quy mụ huy động vốn của VietinBank Đắk Lắk từ năm 2011 - 2013, ta đánh giá thêm thị phần của VietinBank Đắk Lắk so với các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.5 Thị phần huy động vốn các NHTM trên địa bàn từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng

Ngân hàng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(+), (-) Số tiền

(+),(-)

(%) (%)

Nhóm NHTM

vốn Nhà nước 9.184 65,28 11.911 62,20 12.565 60,77 2.727 29,69 654 5,49 Viettinbank 1.033 7,34 1.417 7,40 1.496 7,24 384 37,17 79 5,58 BIDV Đắk Lắk 1.381 9,82 1.720 8,98 1.653 8,00 339 24,55 -67 -3,90 BIDV Bắc Đắk Lắk 393 2,79 489 2,55 437 2,11 96 24,43 -52 -10,63 BIDV Đông

Đắk Lắk 325 2,31 472 2,46 520 2,52 147 45,23 48 10,17 Vietcombank 1.441 10,24 1.865 9,74 1.932 9,34 424 29,42 67 3,59 Agribank Đắk Lắk 3.894 27,68 4.937 25,78 5.425 26,24 1.043 26,78 488 9,88 Agribank Buôn Hồ 717 5,10 965 5,04 1.038 5,02 248 34,59 73 7,56 MHB - 0,00 46 0,24 64 0,31 46 0,00 18 39,13 Nhóm NHTMCP

tiêu biểu 2.521 17,92 4.319 22,55 4.537 21,94 1.798 71,32 218 5,05 Sacombank 333 2,37 544 2,84 632 3,06 211 63,36 88 16,18 DongABank 916 6,51 1.663 8,68 1.558 7,54 747 81,55 -105 -6,31 ACB 503 3,58 416 2,17 333 1,61 -87 -17,30 -83 -19,95 SCB 319 2,27 528 2,76 1.076 5,20 209 65,52 548 103,79 Phương Nam 125 0,89 578 3,02 600 2,90 453 362,40 22 3,81 Eximbank 325 2,31 590 3,08 338 1,63 265 81,54 -252 -42,71 Nhóm

NHTM khác 2.364 16,80 2.920 15,25 3.573 17,28 556 23,52 653 22,36 Tổng HĐV

toàn địa bàn 14.069 100 19.150 100 20.675 100 5.081 36,11 1.525 7,96

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đắk Lắk)

Để đánh giá đƣợc hoạt động huy động của VietinBank Đắk Lắk, tiến hành so sánh thị phần huy động vốn và tốc độ tăng trưởng quy mô huy động vốn của VietinBank Đắk Lắk so với các NHTM khác trên địa bàn và toàn địa bàn.

Xét về thị phần huy động vốn trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 cho thấy: thị phần huy động vốn của VietinBank Đắk Lắk có xu hướng giảm. Nếu nhƣ năm 2011, thị phần của chi nhánh là 7,34%, thì đến năm 2012 thị phần có tăng nhƣng không đáng kể là 7,40%, đến năm 2013 giảm xuống còn 7,24%.

Con số này còn kém xa so với Agribank Đắk Lắk và đứng sau các ngân hàng nhƣ Vietcombank, BIDV Đắk Lắk, DongABank.

Biểu đồ 2.4 Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của VietinBank so với toàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2011 – 2013

Xét về mức tăng trưởng của chi nhánh so với mức tăng trưởng của các NHTM khác cũng nhƣ so với địa bàn toàn tỉnh. Kết quả nhƣ sau:

- Năm 2012 so với năm 2011: mức tăng trưởng của VietinBank Đắk Lắk là 37,2%, mức tăng trưởng các NHTM có vốn nhà nước là 29,7% (trong đó BIDV Đắk Lắk là 24,5%, Agribank Đắk Lắk là 26,8%, Vietcombank là 29,4%), mức tăng trưởng của các NHTMCP tiêu biểu là 71,32% (như

DongABank: 81,6%, SCB: 65,5%, Eximbank: 81,5%), mức tăng trưởng địa bàn toàn tỉnh là 36,1%.

- Năm 2013 so với năm 2012: mức tăng trưởng của VietinBank Đắk Lắk là 5,6%, mức tăng trưởng các NHTM có vốn nhà nước là 5,5% (trong đó BIDV Đắk Lắk: -3,9%, Agribank Đắk Lắk là 9,9%, Vietcombank là 3,6%), mức tăng trưởng của các NHTMCP tiêu biểu là 5% (như DongABank: -6,3%, SCB:

103,8%, Eximbank: -42,7%), mức tăng trưởng địa bàn toàn tỉnh là 7,9%.

Nguyên nhân: trên địa bàn tỉnh, VietinBank Đắk Lắk đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của 28 NHTM, trong đó có NHTM chủ yếu thực hiện nhiệm vụ huy động vốn để chuyển về hội sở chính. Vì vậy, sự chia sẻ thị phần huy động vốn là điều không thể tránh khỏi và việc gia tăng thị phần gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, do trước đây VietinBank Đắk Lắk chỉ chú trọng đến việc phát triển hệ thống ngân hàng bán buôn chứ chƣa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Trong khi đó, các NHTM khác trên địa bàn, nhất là các NHTMCP lại rất chú trọng phát triển hoạt động của ngân hàng bán lẻ. Đây là một trong những chiến lƣợc rất hiệu quả của các NHTMCP trong việc giành thị phần huy động vốn.

b. Về cơ cấu huy động vốn

* Cơ cấu vốn huy động theo bản chất nghiệp vụ

Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng huy động vốn theo bản chất nghiệp vụ từ năm 2011 - 2013

Xét theo bản chất huy động vốn, nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu từ tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, và mức chênh lệch giữa hai nguồn tiền gửi này không đáng kể.

Bảng 2.6 Cơ cấu huy động vốn theo bản chất nghiệp từ năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số

tiền (+), (-) Số tiền

(+), (-)

(%) (%)

1. Tiền gửi

thanh toán 490 47,42 693 48,90 689 46,04 203 41,51 -4 -0,61 2. Tiền gửi

tiết kiệm 526 50,94 674 47,60 780 52,14 148 28,21 106 15,65 3. Giấy tờ

có giá 15 1,45 43 3,01 23 1,55 28 184,93 -20 -45,87 4. Vốn khác 2 0,19 7 0,49 4 0,28 5 247,55 -3 -40,12 Tổng VHĐ 1.033 100 1.417 100 1.496 100 384 37,21 79 5,57

(Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của VietinBank Đắk Lắk 2011 - 2013) Tiền gửi thanh toán năm 2012 đạt 693 tỷ đồng, có sự tăng trưởng đáng kể so với năm 2011 là 41,51%, chiếm tỷ trọng 48,90% tổng nguồn vốn huy động; đến năm 2013 giảm nhẹ 0,61%, chiếm tỷ trọng 46,04%. Qua các năm nguồn tiền này ngày càng phát triển, đây là nguồn tiền phục vụ mục tiêu thanh toán, có chi phí thấp, đem lại hiệu quả cao cho chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực tiếp thị đến các đơn vị trả lương qua VietinBank Đắk Lắk nhằm gia tăng số lƣợng doanh nghiệp và phát triển khách hàng cá nhân là cán bộ làm việc tại các doanh nghiệp. Qua đó vừa huy động đƣợc lƣợng tiền gửi không kỳ hạn ổn định vừa có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ của VietinBank Đắk Lắk.

Tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng tương đối tốt từ năm 2011 - 2013, năm 2012, tăng 28,21,6%, năm 2013 tăng 15,65%; chiếm tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động tương ứng qua các năm là 50,94%, 47,6%, 52,14%. Tỷ trọng tiền

gửi tiết kiệm duy trì ở mức bình quân trên 50%. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ trên, những năm vừa qua chi nhánh đã chú trọng hơn trong hoạt động huy động tiền gửi đối với khách hàng cá nhân, vì đây là đối tƣợng có nguồn vốn nhàn rỗi tương đối lớn trong xã hội.

Nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá và nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh và có sự biến động tăng, giảm trong ba năm từ 2011 - 2013.

Như nói ở phần trên, trước đây chi nhánh chỉ chú trọng đến việc phát triển hệ thống ngân hàng bán buôn chứ chƣa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển mảng ngân hàng bán lẻ. Vì vậy, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn huy động, gần bằng tiền gửi tiết kiệm. Với chủ trương phát triển cho những năm tới là tập trung đẩy mạnh tăng trưởng thị trường bán lẻ, cho nên tiền gửi tiết kiệm từ năm 2011 - 2013 đã dần tăng lên, tuy nhiên con số này tăng trưởng khá chậm.

* Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền

Bảng 2.7 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền từ năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(+)

(-) Số tiền

(+) (-)

(%) (%)

1. Nội tệ 967 93,61 1.262 89,07 1.385 92,56 295 30,50 123 9,75 2. Ngoại tệ 66 6,39 155 10,93 111 7,44 89 134,63 -43 -28,08

Tổng cộng 1.033 100 1.417 100 1.496 100 384 37,15 80 5,61 (Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của VietinBank Đắk Lắk 2011 - 2013)

Biểu đồ 2.6 Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền từ năm 2011 - 2013 Nguồn vốn huy động theo loại tiền tăng mạnh qua các năm, trong đó vốn huy động bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (trên 89%).

Năm 2011, huy động vốn bằng VNĐ đạt 967 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 93,6% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh; huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) đạt 66 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,4% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Năm 2012, huy động vốn bằng VNĐ đạt 1.262 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89,1% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh; huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) đạt 155 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,9% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Năm 2013, huy động vốn bằng VNĐ đạt 1.385 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,6% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh; huy động bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD) đạt 111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,4% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Xét cơ cấu theo loại tiền huy động cho thấy: huy động vốn bằng nội tệ có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng huy động vốn và thường chiếm tỷ trọng rất cao do chi nhánh nằm trên địa bàn khu dân cƣ, tiền gửi phần lớn từ

khách hàng cá nhân nên nguồn tiền gửi đa phần là đồng Việt Nam, ngoài ra các doanh nghiệp trên địa bàn dùng trong thanh toán chủ yếu là đồng Việt Nam. Mặt khác, lãi suất huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam luôn cao hơn lãi suất so với lãi suất Đô la Mỹ, sản phẩm tiền gửi bằng đồng Việt Nam thường đa dạng và phong phú hơn so với sản phẩm tiền gửi bằng Đô la Mỹ.

Và trong những năm gần đây, cụ thể là trong năm 2012 - 2013 khi NHNN đã điều hành tốt chính sách tỷ giá, khống chế trần lãi suất USD ở mức rất thấp, nhu cầu người dân tích trữ ngoại tệ không còn dẫn đến nhu cầu gửi tiết kiệm sản phẩm bằng Đô la Mỹ giảm đi đáng kể.

Huy động vốn bằng ngoại tệ có sự tăng đột biến trong năm 2012 là do các chương trình ưu đãi đối với các nguồn tiền gửi từ kiều hối của khách hàng cá nhân nên lƣợng ngoại tệ đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, đến năm 2013 số dƣ huy động từ ngoại tệ đã giảm xuống.

* Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

Bảng 2.8 Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng từ năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

(+)

(-) Số tiền

(+) (-)

(%) (%)

1. Tiền gửi

dân cƣ 559 54,10 741 52,31 836 55,90 182 32,56 95 12,82 2. Tiền gửi

TCKT 428 41,44 643 45,39 633 42,30 215 50,16 -10 -1,61 3. Tiền gửi

ĐCTC 46 4,46 33 2,31 27 1,81 -13 -29,17 -6 -17,33 Tổng vốn

huy động 1.033 100 1.417 100 1.496 100 383 37,10 79 5,58 (Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của VietinBank Đắk Lắk 2011 - 2013) Theo bảng 2.8 nhận thấy, trong cơ cấu vốn huy động theo đối tƣợng thì vốn huy động từ tiền gửi dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với lƣợng

tiền gửi của các đối tƣợng khác (trên 52%) và tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 đạt 559 tỷ đồng, chiếm 54,1% trên tổng huy động vốn; năm 2012 đạt 741 tỷ đồng, tăng 32,6%, chiếm 52,3% trên tổng huy động vốn, năm 2013 đạt 836 tỷ đồng, tăng 12,8%, chiếm 55,9% trên tổng huy động vốn tại chi nhánh.

Đây là nguồn vốn ổn định, mục đích của nhóm khách hàng này gửi tiền vào ngân hàng nhằm thu lãi cao và đảm bảo an toàn. Vì vậy, nhóm khách hàng này có tiềm năng dồi dào đối với các ngân hàng.

Đối với nhóm khách hàng TCKT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu nguồn huy động từ 41% đến 45%. Năm 2011, lƣợng tiền gửi này là 428 tỷ đồng, đến năm 2012 tăng đột biến với mức tăng 50,16%, nhƣng đến năm 2013 giảm 1,61%. Nguyên nhân, năm 2011 tình hình chung của nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát, lãi suất tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến việc huy động của các ngân hàng từ các doanh nghiệp cũng gặp không ít trở ngại. Qua năm 2012, với việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ đã kiềm chế lạm phát có hiệu quả nhƣng kéo theo cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng ngân hàng vẫn ở mức cao; doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, sản xuất đình trệ nên doanh nghiệp buộc phải tận dụng hết các nguồn lực tài chính của mình để duy trì hoat động sản xuất kinh doanh; đến cuối năm, nền kinh tế vƣợt qua giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp phục hồi và phát triển kinh doanh; nên lƣợng tiền của đối tƣợng này gửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán tăng cao.

Đối với nhóm khách hàng định chế tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có sự sụt giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng. Năm 2011 là 46 tỷ đồng, năm 2012 giảm 29,17%, năm 2013 giảm 17,33%. Nguyên nhân, tiền gửi thanh toán của nhóm khách hàng này giảm xuống.

Biểu đồ 2.7 Tỷ trọng huy động vốn theo đối tượng từ năm 2011- 2013 Nhìn chung tổng huy động vốn của VietinBank Đắk Lắk qua các năm từ 2011- 2013 chủ yếu là tập trung vào tiền gửi dân cƣ và các TCKT, các khoản tiền gửi khác chiếm không đáng kể trong cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh.

Quy mô nguồn vốn tiền gửi từ TCKT và nguồn vốn tiền gửi từ dân cƣ tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn tiền gửi, tiền gửi khách hàng cá nhân luôn giữ tỷ trọng chủ yếu (trên 52%), tuy nhiên tiền gửi của các TCKT cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 41% - 45%. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tƣợng khách hàng cá nhân là đối tƣợng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác nhƣ nhu cầu thanh toán, tiện ích dịch vụ và tính an toàn của đồng vốn. Đồng thời, tỷ trọng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp lớn đem lại lợi ích cao, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi của khách hàng cá nhân xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của TCKT nhƣng ngân hàng phải quản lý một lƣợng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với lƣợng tài khoản tiền gửi của TCKT. Điều này cho ngân hàng tốn nhiều chi phớ quản lý và theo dừi tài khoản hơn cũng nhƣ gia tăng cỏc chi phớ phát sinh kèm theo.

* Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Bảng 2.9 Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

(+)

(-) Số tiền

(+) (-)

(%) (%)

1. Không kỳ hạn 260 25,17 366 25,83 436 29,14 106 40,77 70 19,13 2. Có kỳ hạn 773 74,83 1.051 74,17 1.060 70,86 278 35,96 9 0,86 - Ngắn hạn 701 67,86 872 61,54 813 54,34 171 24,39 -59 -6,77 - Trung, dài hạn 72 6,97 179 12,63 247 16,51 107 148,61 68 37,99

Tổng vốn

huy động 1.033 100 1.417 100 1.496 100 384 37,17 79 5,58 (Nguồn: Bảng cân đối chi tiết của VietinBank Đắk Lắk 2011 - 2013)

Biểu đồ 2.8 Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn từ năm 2011 – 2013

Qua bảng số liệu 2.9 có thể nhận thấy tỷ lệ các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2011 - 2013. Trong đó, nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn vốn từ tiền gửi ngắn hạn, tiếp đến là tiền gửi không kỳ hạn.

- Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng tốt qua các năm: năm 2012 tăng trưởng 40,77%, năm 2013 tăng trưởng 19,13%. Từ cuối năm 2012 nền kinh tế vƣợt qua giai đoạn khó khăn, lạm phát đƣợc kiềm chế , lãi suất giảm dần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi, phát triển kinh doanh của mình; vì vậy, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn nhằm mục đích thanh toán của các doanh nghiệp tăng cao.

- Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn vốn huy động, luôn duy trì từ mức 70% trở lên. Đây là nguồn tiền gửi ổn định, khách hàng gửi vào với mục đích nhận lãi và rút ra với thời gian xác định cụ thể. Điều này giúp cho ngân hàng có thể chủ động đề ra đƣợc kế hoạch sử dụng vốn một cách có hiệu quả giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng ổn định. Trong đó:

Tiền gửi ngắn hạn trong năm 2011 đạt 701 tỷ đồng, năm 2012 tăng 24,39%, năm 2013 có sự giảm nhẹ 6,77%. Nguồn tiền gửi ngắn hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn.

Tiền gửi trung, dài hạn có sự tăng trưởng liên tục cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm: năm 2011 đạt 72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,97%: năm 2012 tăng đột biến với mức tăng 148,61%, chiếm tỷ trọng 12,63%; năm 2013 tăng 37,99%, chiếm tỷ trọng 16,51%.

Sự tăng đột biến của tiền gửi trung, dài hạn năm 2012 và kéo sang năm 2013 là do việc huy động vốn bằng các giấy tờ có giá kỳ hạn trên 12 tháng của chi nhánh tăng mạnh trong năm 2012; đồng thời sự kiểm soát có hiệu quả của NHNN đã làm cho lãi suất ổn định, đặc biệt là không khống chế trần lãi

suất trên 12 tháng, khiến cho người dân và doanh nghiệp lựa chọn việc gửi tiền trung, dài hạn để hạn chế rủi ro và an tâm hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, chi nhánh Đăk LăK (full) (Trang 53 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)