B. Công ty đã đề xuất một số biện pháp thực hiện sau:
3.2.1. Hoàn thiện công tác kế hoạch và quản lý.
Đây là biện pháp chung nhất để tổ chức quản lý sử dụng vốn và là công cụ chủ yếu nhất để tiến hành quản lý kinh tế. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì phải quản lý việc sử dụng vốn, muốn vậy ta phải:
- Phân công cán bộ chuyên theo dõi về sử dụng vốn, các khoản thu chi phát sinh. Ngoài việc theo dõi thường xuyên từng kỳ (quý, tháng) phải tổng hợp được các báo cáo về quá trình sử dụng vốn, phân tích đầy đủ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn,
phân tích những hợp lý và bất hợp lý để đưa ra những biện pháp kịp thời khắc phục những tồn tại phát huy những điểm mạnh một cách kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Báo cáo kế hoạch vốn, chỉ tiêu thực hiện, lập kế hoạch phải có căn cứ cụ thể rõ ràng, đưa ra tình hình thực tế của công ty và có tính khả thi, việc xem xét duyệt kế hoạch vốn lưu động phải có sự tham gia đầy đủ của các phòng ban: Ban giám đốc, phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch.
- Trong từng thời kỳ phải tổ chức họp tổng kết đánh giá tình hình sử dụng vốn. Các chỉ tiêu cần phân tích: tỷ trọng từng loại vốn trong tổng số, tỷ lệ phần trăm so với kỳ trước, số vòng quay tỉ suất lợi nhuận.
Trong quá trình kinh doanh của công ty có nhiều khâu: thu mua dự trữ, tiêu thụ... mỗi khâu kinh doanh, mỗi nhiệm vụ kinh doanh đòi hỏi một lượng vốn lưu động nhất định và yêu cầu quản lý mỗi loại vốn cũng khác nhau. Do vậy việc kế hoạch hoá trên cơ sở định mức hợp lý và hạch toán theo từng khâu kinh doanh, từng mặt hàng, từng nhóm hàng là một yêu cầu tất yếu và là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
* Những yêu cầu quản lý bắt buộc vào sử dụng vốn lưu động :
- Làm cho mọi người hiểu rõ vốn là phương tiện sống còn của doanh nghiệp. Vốn cộng với con người (biết kinh doanh quản lý) là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Phải đặt con người là yếu tố chủ thể quyết định trực tiếp, bảo đảm việc giữ gìn và phát triển tiềm năng của vốn. Từ đó đặt ra những yêu cầu về quản lý và sử dụng vốn với chính chủ thể quản lý và con nguời.
- Tự trang trải đủ chi phí và tự nuôi mình.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước và cấp trên.