7.1. Scandinavia:
Cũng giống như M ỹ, yếu tố quan trọng gây ra khủng hoảng ngân hàng ở Nauy, Thụy Điển & Phần Lan là chính sách tự do tài chính trong năm 1980. Trước năm 1980, những ngân hàng ở Scandinavia bị điều hành khá chặt chẽ & phải chịu hạn chế về lãi suất được phép trả cho những người gửi tiền & lãi suất thu được từ những khoản cho vay. Trong môi trường không cạnh tranh & tỷ lệ thực tế thấp một cách giả tạo đối với cả tiền gửi & cho vay, những ngân hàng chỉ cho những người có mức rủi ro tín dụng tốt nhất vay. Cả ngân hàng và những người điều hành họ hầu như không cần phát triển các kỹ năng sàng lọc & giám sát người đi vay. Khi môi trường được tự do hóa, việc cho vay tăng vọt, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Việc thiếu kỹ năng trong cả ngành công nghiệp ngân hàng và cơ quan điều hành nó trong việc giữ cho các rủi ro ở mức kiểm soát được, nên ngân hàng đã tiếp thực hiện việc cho vay đầy rủi ro. Khi giá bất động sản sụp đổ vào cuối năm 1980 đã dẫn đến những tổn thất lớn trong việc cho vay. Hậu quả của quá trình này cũng giống như những gì đã xảy ra tron g ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay ở M ỹ. Chính phủ phải chịu trách nhiệm bảo trợ hoàn toàn cho ngành công nghiệp ngân hàng vào cưới năm 1980 và đầu năm 1990.
7.2. Châu Mỹ Latinh
Khủng hoảng ngân hàng ở Châu M ỹ Latinh nhìn chung có diễn biến tương tự như khủng hoảng ngân hàng ở M ỹ & Scandinavia. Trước những năm 1980, những ngân hàng ở nhiều nước Mỹ Latinh được sở
hữu bởi chính phủ và là đối tượng của việc giới hạn tỷ lệ lãi suất như ở Scandinavia. Hoạt động cho vay của họ chỉ giới hạn vào việc cho vay đối với chính phủ và những người đi vay ít rủi ro khác. Với xu hướng tự do hóa xảy ra trên thế giới, nhiều nước đã mở rộng sự tự do cho thị trường tín dụng và tư nhân hóa các ngân hàng. Sự bùng nổ của viêc cho vay cộng với việc thiếu kỹ năng của những người làm ngân hàng và nhà điều hành đã dẫn đến một khoản lỗ vay lớn và sự bảo trợ của chính phủ là chắc chắn. Sự khủng hoảng ngân hàng ở Ar gentina vào năm 2001 là một đặc trưng của Mỹ Latinh.
Tình trạng hoảng loạn ngân hàng đã bùng phát vào tháng 10 và tháng 11 năm 2001, khi dân chúng Argentina đổ xô đi rút tiền gởi. Ngày 1/12, sau khi mất hơn 8 tỷ tiền gởi, Chính phủ quy định giới hạn rút 1000 đô la/1 tháng. Sau đó với sự sụp đổ của đồng peso và yêu cầu ngân hàng phải hoàn trả tiền gửi bằng đô la với giá trị trao đổi cao hơn mức họ được hoàn trả các khoản cho vay đô la của mình, bảng tổng kết tài sản của các ngận hàng tiếp tục bị thâm hụt hơn nữa.
7.3. Nga & Đông Âu
Trước khi kết thúc chiến tranh lạnh, các nước XHCN ở Đôn g Âu và Liên Bang Xô Viết, những ngân hàng được sở hữu bởi nhà nước. Khi sự sụp đổ của các nước XHCN xảy ra, ngân hàng của họ chỉ có ít kỹ năng sàng lọc & giám sát các khoản cho vay. Hơn nữa, bộ máy điều hành và giám sát ngân hàng có quyền chi phối hệ thống ngân hàng & không cho nó chấp nhận bất kỳ mức rủi ro quá cao nào. Do tình trạng thiếu kỹ năng của người điều hành và ngân hàng, không quá ngạc nhiên, những khoản lỗ vay lớn đã xuất hiện, kết quả là sự phá sản. Vào ngày 24/8/1995, sự hoảng loạn ngân hàng đòi hỏi chính phủ can thiệp đã xảy ra ở Nga khi thị trường cho vay trung gian bị tắt và ngừng mọi chức năng bởi vì nó liên quan đến khả năng thanh toán của nhiều ngân hàng. Đó không phải là cái kết thúc những vấn đề trong hệ thống ngân hàng ở Nga. Vào ngày 17/8/1998, chính phủ Nga thôn g báo rằng sẽ ngừng trả nợ nước ngoài bởi vì tình trạng mất khả năng thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Tháng 11, N gân hàng Trung Ương Nga thông báo khoảng 750 ngân hàng thương mại có thể vỡ nợ và chi phí bảo trợ ước tính khoàng 15 tỉ đô.
7.4. Nhật Bản
Tháng 7/1995, Công ty Tín dụng Cosmo, tổ chức tín dụng lớn thứ 5 của Nhật đã vỡ nợ, và vào ngày 30/8, cơ quan thẩm quyền của Osaka đã đưa ra thông báo Hợp tác Tín dụng Kizu đóng cửa, tổ chức tín dụng lớn thứ 2 của Nhật. Cùng ngày, Bộ Tài chính đã đưa ra thông báo giải thể ngân hàng Hy ogo, thì ngân hàng Kobe, một ngân hàng cỡ trung bình, là ngân hàng thương mại đầu tiên vỡ nợ và giờ đây những ngân hàng lớn hơn cũng bắt đầu đi theo con đường tương tự. Vào cuối măn 1996, N gân hàng Hanna, một ngân hàng lớn đã bị giải thể, tiếp theo vào năm 1997, với sự giúp đỡ của Chính phủ, đã cải tổ lại Ngân hàng Tín dụng Nippon, Ngân hàng lớn thứ 7 của Nhật. Tháng 11/1997, Ngân hàng Hokkaido Takushoku đã vỡ nợ làm cho nó trở thành Ngân hàng đầu tiên ở thành phố bị đóng cửa trong thời kỳ khủng hoảng.
Giữa năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu có những bước đi để giải quyết những vấn đề này. Vào tháng 6, Bộ Tài chính bị tước quyền giám sát & chuyển cho Cục Giám sát Tài chính (FSA), cơ quan có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng. Đây là trường hợp đầu tiên trong suốt nửa thế kỷ, mọi quyền lực của Bộ Tài chính đã bị phân chia cho các cơ quan của nó. Trong tháng 10, Quốc hội đã đưa r a gói cứu trợ 500 tỷ đô (60 triệu tỷ yên). Tuy nhiên, việc chi tiêu quỹ này phụ thuộc vào sự hợp tác tự nguyện của các N gân hàng, luật không yêu cầu các Ngân hàng không trả được nợ phải đóng cửa hay chấp nhận vốn này.
Đã có sự tiến bộ trong việc làm sạch tình trạng lộn xộn của ngành ngân hàng, sau 1998 Luật ngân hàng đã được thông qua, một trong những ngân hàng thươn g mại ốm yếu, ngân hàng Tín dụng dài hạn của Nhật đã bị nắm quyền kiểm soát bởi Chính phủ và đã tuyên bố không thể trả được nợ và trong tháng 12/1998, Ngân hàng Tín dụng Nippon đã bị Chính phủ đóng cửa. Sau đó, quá trình làm sạch đã chậm lại và nền kinh tế vẫn còn những yếu kém với tốc độ trung bình từ 1991-2002 là 1%.
7.5. Đông Á
Chúng ta đã được thảo luận về cuộc khủng hoảng của ngân hàng và tài chính ở các nước Đông Á ( Thái Lan, M alaysia, Indonesia, Philippines, và Hàn Quốc) ở chương 8. Do sự giám sát không đầy đủ của hệ thống ngân hàng, sự bùng nổ cho vay phát sinh sau khi tự do hóa tài chính đã dẫn đến khoản lỗ vay đáng kể, nó đã trở nên là thảm họa sau sự sụp đổ thị trường tiền tệ xảy ra mùa hè năm 1997. Ước tính 15% đến 35% của tất cả khoản vay ngân hàng đã trở nên khó khăn ở Thái Lan, Indonesia, M alaysia, Hàn Quốc và chi phí các khoản tài trợ cho hệ thống ngân hàng ước tính hơn 20% GDP của những nước này và hơn 50% GDP ở Indonesia. Ở Philppines được mong đợi là sẽ tốt hơn, chi phí thấp hơn 10% GDP.
Kết Luận:
Phân tích sự bất cân xứng về thông tin giải thích ngân hàng cần loại hình gì để giảm thiểu rủi ro đạo đức và sự chọn lựa đối lập trong hệ thống ngân. Tuy nhiên, hiểu được lý thuyết bên cạnh việc điều hành không có nghĩa là nó dễ thực hiện. Để những người điều hành và giám sát làm công việc của họ một cách thích hợp thì rất khó bởi nhiều lý do. Thứ nhất, như chúng ta đã biết ở phần phân tích về đổi mới tài chính, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, các định chế tài chính có động cơ mạnh mẽ để né tránh những quy định hình thành thông qua việc khai thác các lỗ hổng. Bởi vậy, sự điều hành phải nhằm vào một mục tiêu di động: Những người điều hành phải liên tục chơi trò “M èo vờn chuột” với các định chế tài chính. Khi các định chế tài chính nghĩ ra những chiêu để tránh những luật lệ, thì đó cũng là nguyên nhân mà người điều hành luôn cải cách những hoạt động điều hành của họ. Những nhà điều hành tiếp tục đối mặt với những thách thức mới trong sự thay đổi hệ thống tài chính năng động này và nếu họ không thay đổi nhanh chóng, họ có thể không thể giữ được các định chế tài chính không chấp nhận mức rủi ro quá cao. Vấn đề này có thể xấu hơn nữa nếu nhà điều hành và người giám sát không có những phương kế hay để
đối kháng với những người thôn g minh trong cơ quan tài chính. Những người luôn nghĩ ra nhiều phương pháp để giấu những gì họ đang làm hoặc tránh xa các biện pháp điều hành hiện hành.
Sự giám sát và điều hành của ngân hàng rất khó khăn vì 2 lý do khác nữa. Trong trò chơi điều hành và giám sát luôn tồn tại những điều xấu xa. Làm rõ khác biệt chi tiết có thể có được kết quả không như dự tính. Nếu không sẽ không điều hành và giám sát đúng, họ có thể không ngăn được việc nắm giữ quá nhiều rủi ro, thêm vào đó họ có thể là đối tượng của những áp lực chính trị, để không hoàn thành công việc của họ. Tất cả những lý do này không có gì đảm bảo rằng họ sẽ thành công trong việc nâng co tình trạng của hệ thống tài chính. Thật vậy, như chúng ta đã thấy họ không lúc nào cũng làm tốt công việc của mình dẫn đến cuộc khủng hoảng của Mỹ và toàn thế gới.
Qua những cuộc khủng hoảng ngân hàng ở những nước khác nhau, chúng ta đã thấy rằng lịch sử đã tiếp tục lặp đi lặp lại. Song son g giữa cuộc khủng hoảng ngân hàng ở những thời kỳ của những nước có sự tương đồng đáng kể, để lại cho chúng ta một cảm giác ngờ ngợ. M ặc dù sự tự do hóa tài chính nhìn chung là một điều tốt bởi vì nó thúc đẩy sự cạnh tranh và có thể hệ thống tài chính hiệu quả hơn, như chúng ta đã thấy ở các nước đã được kiểm chứng ở đây, nó có thể dẫn đến việc gia tăng rủi ro đạo đức, với nhiều nguy cơ tham gia vào một phần của ngân hàng nếu có sự giám sát và quy định lỏng lẻo, kết quả sau đó chỉ có thể là cuộc khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, những giai đoạn khác nhau có sự khác biệt trong đó bảo hiểm tiền gửi không đóng vai trò quan trọng của các nước gặp khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, những gì được phổ biến về tất cả các nước được đề cập ở đây là sự tồn tại của một mạng lưới an toàn của chính phủ, ở đó chính phủ sẵn sàng bảo lãnh cho các ngân hàng có bảo hiểm tiền gởi là điểm đặc trưng của môi trường pháp lý hoặc không. Nó là sự tồn tại của mạng lưới an toàn của chính phủ, và không bảo hiểm tiền gởi, điều đó khuyến khích sự gia tăng rủi ro đạo đức của ngân hàng.