M ột lý do rất quan trọng ảnh hưởng đến việc điều hành của các nhà điều hành, đó là họ muốn bảo vệ sự nghiệp nên đã chấp nhận trước sức ép từ những người có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nghiệp của họ. Những người này không phải là người nộp thuế mà là những nhà chính trị, họ cố gắng làm cho những người điều hành không áp đặt các quy định chặt chẽ lên những người đóng góp chủ yếu cho cuộc vận động tranh cử. Cách thành viên của Quốc hội đã từng vận động những người điều hành nươn g nhẹ một ngân hàng tiết kiệm và cho vay vì nó đã đóng góp lớn cho cuộc vận động tranh cử của họ. Các nhà quản lý ít độc lập với các chính trị gia, nên họ dễ bị tổn thương bởi những sức ép này.
Ngoài ra, Quốc hội và Nhà trắng đã thúc đẩy pháp luật về ngân hàng trong năm 1980 và năm 1982 đã làm cho các tổ chức tiết kiệm và cho vay thực hiện nhiều hoạt động có nhiều nguy cơ rủi ro. Sau khi được pháp luật thông qua, sự cần thiết giám sát công nghiệp tiết kiệm và cho vay tăng lên do có sự mở rộng các hoạt động cho phép. Cơ quan điều hành công nghiệp tiết kiệm và cho vay cần thêm nguồn lực để thực hiện các nguồn lực giám sát của mình, nhưng Quốc hội đã không phân bổ kinh phí cần thiết đó (do vận động hành lang thành công của ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay). Kết quả là, cơ quan điều hành tiết kiệm và cho vay trở nên thiếu nhân viên do đó họ phải cắt giảm các cuộc kiểm tra của mình mặc dù rất cần thiết. Thậm chí là tệ hơn, ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay đã vận động dữ dội để Quốc hội thông qua Đạo luật năm 1987 về sự bình đẳng cạnh tranh trong ngân hàng.
Những ví dụ trên cho thấy, cấu trúc của hệ thống chính trị đã tạo ra vấn đề người chủ - đại lý nghiêm trọng, tức là những nhà chính trị có những ý muốn mạnh mẽ hành động theo lợi ích cá nhân của họ hơn là theo lợi ích của người đóng thuế. Do chi phí cao trong các cuộc vận động tranh cử, các chính trị gia tại Mỹ đã trở nên lệ thuộc vào những khoản đóng góp to lớn đó. Tình trạng này làm cho những người vận động tranh cử và những người đóng góp có cơ hội ảnh hưởng lẫn nhau, chống lại lợi ích cộng đồng.
5. Bảo trợ ngành tiết kiệm & cho vay: Đạo luật về cải cách định chế tài chính, thu hồi & thực thi năm 1989. năm 1989.
Ngay khi nhận chức, Tổng thống Bush đã đưa ra một dự luật mới nhằm cung cấp đủ số tiền để đóng cửa những ngân hàng tiết kiệm và cho vay không thanh toán được nợ. Kết quả là, đạo luật về thi hành, khôi phục và cải cách tổ chức tài chính (FIRREA) đã được ký và trở thành luật vào ngày 9/8/1989. Đó là luật quan trọng nhất tác động vào ngành công nghiệp tiết kiệm và cho vay kể từ năm 1930.
Các quy định chính của FIRREA như sau: tổ chức lại bộ máy điều hành ngành công nghiệp này, loại bỏ FHLBB và FSLIC vì cả hai đã thất bại trong nhiệm vụ quản lý. Vai trò điều hành của FHLBB giao cho
Văn phòng Giám sát Tiết kiệm (OTS) thuộc Bộ Tài chính ở Mỹ, cơ quan này tương tự như Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ các ngân hàng quốc gia. Trách nhiệm điều hành của FSLIC đã được giao cho FDIC, FDIC trở thành người lãnh đạo duy nhất của hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang với hai quỹ bảo hiểm riêng biệt: Quỹ Bảo hiểm Ngân hàng (BIF) và Quỹ Bảo hiểm Hiệp hội Tiết kiệm (SANIF). M ột cơ quan mới khác, Công ty Ủy thác Thanh lý (RTC) đã được thành lập để quản lý và xử lý những tổ chức tiết kiệm không thanh toán được nợ thuộc diện bị quản lý hoặc thanh lý tài sản. Đó là thực hiện trách nhiệm bán hơn 450 tỷ đôla bất động sản thuộc sở hữu của các tổ chức vỡ nợ. Sau khi thu giữ tài sản khoảng 750 của các tổ chức tiết kiệm & cho vay mất khả năng thanh toán, hơn 25% là của ngành công nghiệp, RTC đã bán trên 95% trong số đó, với tỷ lệ thu hồi hơn 85%. Sau thành công này, RTC đã ra khỏi việc kinh doanh vào ngày 31/12/1995.
FIRREA cũng áp đặt hạn chế mới về hoạt động tiết kiệm, về việc lựa chọn tài sản có trước năm 1982. Nó làm tăng các yêu cầu thúc đẩy về vốn từ 3% đến 8% và áp đặt các tiêu chuẩn dựa trên rủi ro vốn của ngân hàng thương mại. FIRREA cũng tăng cường thực thi quyền hại của nhà quản lý tiết kiệm bằng cách dễ dàng hơn trong việc sa thải các giám đốc, ra lệnh dừng hoạt động & phạt tiền.
FIRREA là một sự nỗ lực nghiêm túc để giải quyết một trong những vấn đề do cuộc khủng hoảng ngân hàng tạo ra vì nó cung cấp các khoản tiền vốn quan trọng để đóng cửa các tổ chức tiết kiệm không thanh toán nợ được. Tuy nhiên, thiệt hại tiếp tục gắn kết cho các FDIC vào năm 1990 và năm 1991 sẽ cạn kiệt Quỹ Bảo hiểm Ngân hàng của mình vào năm 1992, đòi hỏi quỹ này phải được tái cơ cấu vốn. Thêm vào đó, FIRREA đã không tập trung vào việc lựa chọn bất lợi cơ bản và các vấn đề rủi ro đạo đức tạo ra bởi bảo hiểm tiền gửi. FIRREA đã thực hiện, tuy nhiên nhiệm vụ Bộ Tài chính là tạo ra một nghiên cứu toàn diện và kế hoạch cải cách hệ thống bảo hiểm tiền gửi liên bang. Sau nghiên cứu này vào năm 1991, Quốc hội đã thôn g qua Đạo luật về Cải cách Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDICIA). Đạo luật này đã tạo ra những cải cách lớn trong hệ thống điều hành ngân hàng.