Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của J.J.Rousseau

Một phần của tài liệu Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của J.J.Rousseau

Thời kỳ Khai sáng Pháp là thời kỳ có những thành tựu to lớn về mặt triết học, khoa học. Nó kế thừa và có sự phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế kỷ XVII, cũng như đánh giá lại các giá trị triết học truyền thống. Nó bắt đầu từ sự phê phán một cách không thương tiếc các quan niệm cũ về thế giới, con người. Giờ đây “tôn giáo, quan niệm về tự nhiên, xã hội, tổ chức nhà nước… tất cả đều được đem ra phê phán hết sức nghiêm khắc, tất cả đều phải ra trước toà án của lý tính và biện hộ cho sự tồn tại của mình hoặc từ bỏ sự tồn tại của mình” [36, tr.275]. Chính trên nền tảng các tư tưởng chính trị thời cổ đại đã là tiền đề lý luận để các nhà Khai sáng phê bình, kế thừa và phát triển nó trong điều kiện xã hội mới.

Tư tưởng về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước của J.J.Rousseau ra đời không chỉ xuất phát trực tiếp từ đời sống xã hội mà còn ra đời dựa trên sự kế thừa những tư tưởng triết học Tây Âu trước đó. Đó

25

là tư tưởng về mô hình nhà nước lý tưởng đề cao pháp luật, pháp luật chính là quyền lực nhà nước cao nhất mà bất kỳ nhà nước lý tưởng nào đều phải sử dụng. Bởi pháp luật quy định nên quyền, nghĩa vụ của mỗi người, cho phép và không cho phép mọi người làm việc gì đó trong xã hội. Bản thân pháp luật có quyền uy tuyệt đối với mọi người trong xã hội đó. Nó thể hiện quyền lực hợp pháp mà mọi người buộc phải tuân theo.

Ở phương Tây cổ đại, sự ra đời tư tưởng về quyền lực nhà nước và phân chia quyền lực nhà nước gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nhà nước chiếm hữu nô lệ Hy Lạp với những tên tuổi điển hình như Sôlông (638 - 559 tr.CN), Pitago (580 - 500 tr.CN) Hêraclít (530 - 470 tr.CN), Xôcrát (469 - 399 tr.CN), Platon (427 -347 tr.CN), Aristot (384 - 322 tr.CN)… Các triết gia thời kỳ này đều có những tư tưởng về mô hình nhà nước pháp quyền lấy pháp luật là công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng và coi đó chính là quyền lực nhà nước cao nhất. Ở đây, các triết gia chưa đưa ra khái niệm cụ thể về quyền lực nhà nước hay sự phân chia quyền lực nhà nước mà mới chỉ coi pháp luật chính là biểu hiện của quyền lực nhà nước. Sử dụng pháp luật để quản lý xã hội chính là đặc điểm cơ bản nhất về tư tưởng quyền lực nhà nước của các ông.

Sôlông (638-559 tr.CN) là người đầu tiên nêu ý tưởng về một nhà nước xây dựng trên cơ sở tuyển cử và sự hoà hợp giữa quyền lực nhà nước và pháp luật. Trong nhà nước này, pháp luật có vai trò tiên quyết để đảm bảo trật tự xã hội, công bằng, tự do. Đứng trên lập trường của giai cấp chủ nô, ông cho rằng những người lãnh đạo xã hội là những người quyền quý, cao sang và giàu có (các nhà công nghiệp, thương nhân), còn nhân dân thì chỉ có quyền lựa chọn và giám sát các quan chức. Điều đảm bảo bình yên cho quốc gia là chính quyền và luật pháp cứng rắn. Ông cho rằng “tình trạng vô chính phủ sẽ đem lại bao tai họa, đưa thành phố tới chỗ diệt vong. Chỉ có pháp luật mới thiết lập

26

được trật tự và tạo nên sự thống nhất” [trích theo 44, tr.57]. Tư tưởng của Sôlông đã đề cao pháp luật trong nhà nước và đại diện cho tư tưởng của tầng lớp thị dân (các nhà công nghiệp, thương nhân…) đang lên lúc đó. Nhà nước của Sôlông chưa thực sự quan tâm đến quyền và lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân.

Sau tư tưởng của Sôlông, nhà toán học kiêm triết gia Pitago đòi phải thực hiện mệnh lệnh của nhà nước, tức là phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật phải đứng cao hơn các phong tục, tập quán truyền thống.

Sau này, các triết gia như Hêraclit, Xôcrat đều có quan điểm đề cao pháp luật trong nhà nước, pháp luật là biểu hiện cao nhất của quyền lực nhà nước khi khẳng định chỉ có pháp luật mới có thể duy trì được trật tự xã hội. Hêraclit (khoảng 530-470 tr.CN) là nhà triết học duy vật thuộc phái quý tộc thị tộc. Trên quan điểm biện chứng, ông cho rằng thế giới được tạo nên bởi những mâu thuẫn. Tất cả đều sinh ra trong một cuộc đấu tranh giữa các sức mạnh đối kháng, chiến tranh. Quyền, theo Hêraclit là con đẻ của chiến tranh và sự tất yếu. Đồng thời nó dường như là sự phản ánh của luật thiên định muôn đời. Ông cho rằng đa số dân chúng là kém cỏi, chỉ có một số người là tốt đẹp, thông minh. Bởi vậy việc tuân theo quyền lực cũng như ý nguyện của một người không chỉ là tất yếu mà còn là sự tuân theo của kẻ yếu với kẻ mạnh. Quyền lực nhà nước được ông hiểu là quyền của một số người đứng đầu nhà nước. Ông thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội là tất yếu. Ông nói, những khái niệm về công bằng và bất công được hình thành bởi chính con người, bởi lẽ đối với trời thì mọi thứ đều hoàn mỹ và công bằng. Chỉ có riêng con người mới có sự phân hóa giàu nghèo, sang hèn, tôi tớ. “Ông coi trọng pháp luật tới mức cho rằng thành phố phải được thiết lập trên cơ sở pháp luật và người ta phải đấu tranh cho pháp luật như đấu tranh cho thành luỹ của thành phố quê hương” [44, tr.58]. Ông cũng coi trọng pháp luật và coi

27

đó như là công cụ quyền lực nhất mà nhà nước cần có để đảm bảo xã hội phát triển theo nguyên tắc nhất định.

Xôcrát (469 - 399 TCN) là một trong những nhà hiền triết nổi tiếng của Hy Lạp đã có những quan điểm chính trị mang tính khai sáng ngay vào thời điểm mà sự bất đồng giữa các nhóm cấp tiến thành thị với tập đoàn bảo thủ Aten tăng lên nghiêm trọng. Xôcrát không đề cập đến các vấn đề về bản thể luận như những nhà triết học trước đó mà ông quan tâm đến vấn đề con người – con người đạo đức. Vì vậy, tư tưởng về nhà nước của ông cũng chủ yếu bàn về vấn đề đạo đức của mỗi người trong nhà nước ấy. Theo ông, “nhà nước là điều ác mà không thể tránh được mà ai cũng buộc phải phục tùng để có thể bình tâm trao cho mình điều quan trọng nhất cuộc đời là tự hoàn thiện đạo đức” [44, tr.63]. Khi sống trong một quốc gia, người nông dân dường như đã kí một bản hợp đồng về việc tuân thủ tuyệt đối các đạo luật của nó, cho dù những đạo luật đó tốt hay xấu. Các đạo luật của Xôcrat ở đây chính là quyền lực nhà nước, quyền lực cao nhất mà nhân dân buộc phải chấp nhận. Ông thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội, pháp luật là công cụ quyền lực nhất mà nhà nước sử dụng để duy trì trật tự xã hội. Quyền lực nhà nước nằm trong tay một số người đứng đầu nhà nước.Ông khẳng định tính tất yếu của chế độ xã hội và vị trí của người dân trong xã hội. Ở đây nông dân hoàn toàn chấp nhận mà không có sự thỏa thuận nào với nhau. Đứng đầu nhà nước là thiểu số những người được lựa chọn, được chuẩn bị trước để lãnh đạo chính trị. Họ là những người có đạo đức, phẩm hạnh và tri thức. Ông coi trọng năng lực và phẩm chất đạo đức của người đứng đầu nhà nước. Đây cũng là vấn đề quan trọng khi nhân dân lựa chọn người đại diện cho quyền và lợi ích của mình trong nhà nước.

Tuy nhiên, phải đến Platon (427-347 TCN), mới phát triển quan điểm từ người thầy của mình - Xôcrat - là đề cao pháp luật và đạo đức cá nhân trong nhà nước một cách có hệ thống thông qua các tác phẩm đối thoại nổi

28

tiếng về nhà nước và pháp luật: “Nhà nước”, “Các luật”. Theo ông, nhà

nước được hình thành là một tất yếu hợp với quy luật tự nhiên khi con người có nhu cầu cố kết lại với nhau. Dựa trên học thuyết ý niệm của mình, ông đưa ra mô hình nhà nước lý tưởng. Nhà nước lý tưởng của ông là sự hiện thực hóa ý niệm về cái phúc. Nhà nước phải đảm bảo con người có cuộc sống tốt nhất và phải có đạo đức. Ngược lại, ông cũng đòi hỏi “con người phải sống vì nhà nước chứ không phải nhà nước vì con người” [65, tr.193]. Như vậy quyền lực nhà nước là tuyệt đối, nhân dân là nô lệ của nhà nước ấy. Nhân dân phải phục tùng nhà nước. Ông vẫn thừa nhận sự bất bình đẳng trong xã hội và quan điểm chính trị của ông là bảo vệ nền dân chủ chủ nô. Ông phê phán các kiểu nhà nước quân chủ, dân chủ, chuyên chế và thấy rằng nhà nước nào cuối cùng cũng đều rơi vào tình trạng thoái hóa, lạm quyền, biến chất. Bởi những người đứng đầu nhà nước ấy đều có thiên hướng quan tâm đến bản thân mình, đến lợi ích của mình hơn là lợi ích của dân chúng. Do vậy, nhà nước lý tưởng mà ông xây dựng đòi hỏi người đứng đầu nhà nước phải là những người có đạo đức, có tri thức. Không ai khác đó là những nhà triết học. Nhà nước lý tưởng đó cần phải xây dựng một hệ thống pháp luật đảm bảo sự ổn định và vững chắc của luật pháp, có tính chất bắt buộc đối với mọi người. Ông cho rằng chỉ có pháp luật mới có thể duy trì được trật tự xã hội, mới đảm bảo con người có cuộc sống tốt và có đạo đức được. Ở đây, pháp luật chính là biểu hiện cao nhất của quyền lực nhà nước. Nó do một số người đứng đầu nhà nước nắm giữ, phục vụ cho giai cấp thống trị. Ông cũng là người đã chỉ ra nguyên nhân sự suy đồi của nhà nước, của chế độ chính trị là do những nhà cầm quyền đã lạm quyền hoặc lộng quyền, thoái hóa đạo đức. Tư tưởng này của ông được các nhà Khai sáng trong đó có J.J.Rousseau phát triển khi phê phán các chế độ cũ và đưa ra những biện pháp ngăn ngừa chính phủ lạm quyền, lộng quyền.

Cùng khẳng định vai trò của pháp luật trong nhà nước, Aristốt (384- 322 TCN) - học trò xuất sắc của Platon, cũng đã có những quan điểm khá cụ

29

thể về quyền lực nhà nước, đặc biệt ông đề cao pháp luật và coi đó là bản chất của nhà nước. Ông cho rằng bản thân sự tồn tại của xã hội loài người đã nảy sinh sự bất công mà chế độ chiếm hữu nô lệ là nguồn gốc cơ bản và biểu hiện chính của sự bất công đó. Bản thân tự nhiên sinh ra một số người cầm quyền và thống trị, một số khác là kẻ bị trị và nô lệ. Chế độ nô lệ - đó là nền tảng, điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của nhà nước, bởi lẽ sự lao động cực nhọc để duy trì cuộc sống làm cho người tự do mất khả năng thoả mãn cuộc sống tốt đẹp, tức là khả năng tham gia vào các công việc nhà nước. Nguồn gốc của nhà nước được ông khẳng định xuất hiện do lịch sử. Nó được phát triển từ gia đình và làng xã với tư cách là một hình thức tổng thể và hoàn thiện nhất trong giao tiếp giữa mọi người - những thực thể chính trị và do những thúc đẩy bên trong mà liên kết lại, nhằm đạt tới cuộc sống sung sướng. Ông cũng đề cập

đến các vấn đề pháp luật trong các phẩm “Đạo đức học”, và “Thuật hùng

biện”. Đối với Aristot, trong pháp quyền bộc lộ rõ bản chất của nhà nước, bởi

lẽ, bằng pháp luật các quyền chung của công dân được thể hiện và củng cố. Ông ủng hộ chế độ quân chủ coi đó là hình thức nhà nước cao nhất. Trong nhà nước ấy có một người nắm mọi quyền hành tối cao, tức là quyền lực nhà nước tập trung trong tay một người, thậm chí người đứng đầu nhà nước đó còn đứng trên cả pháp luật. Aristos là người đầu tiên phân chia quyền lực nhà nước, khởi thảo lý thuyết phân quyền. Theo đó, nhà nước điều hành và quản lý xã hội trên ba phương diện: lập pháp, hành pháp và phân xử. Lý thuyết đó mới chỉ dừng lại ở ý tưởng chứ chưa thành hệ thống nhưng nó lại có ảnh hưởng đến các triết gia chính trị Khai sáng sau này trong đó có J.J.Rousseau. Các lý thuyết gia hiện đại như Machiavelli, Hobbes và các nhà tư tưởng Khai sáng trong đó có J.J.Rousseau đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình kiểu Aristot.

Như vậy, quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp – La Mã về quyền lực nhà nước chủ yếu dừng lại ở việc khẳng định tính tối cao của pháp luật,

30

coi pháp luật là công cụ chủ yếu của nhà nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực của một nhóm người đứng đầu nhà nước. Quyền lực nhà nước chính là quyền của giai cấp thống trị mà không phải là quyền của toàn bộ dân chúng trong khi nhà nước được thành lập do toàn bộ nhân dân. Về cơ bản, các ông đã khẳng định tính nghiêm minh của pháp luật, coi trọng pháp luật trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quyền lực nhà nước chỉ tập trung vào giai cấp thống trị, bênh vực giai cấp thống trị.

Tiếp theo thời Hy Lạp – La Mã cổ đại, thời Trung cổ kéo dài hàng trăm năm dưới sự thống trị của chế độ chuyên chế vương quyền và thần quyền, của bạo lực nhà nước và cuồng tín tôn giáo. Trong đó chế độ thần quyền luôn chiếm ưu thế, toàn án giáo hội là cơ quan xét xử có thế lực nhất và giáo lý tôn giáo ngự trị trong tâm thức mọi thần dân Trung cổ. Thời kì này nổi bật là sự thống trị của tôn giáo và nhà thờ. Nhà thờ vừa chiếm hữu tài sản, vừa nắm toàn bộ quyền lực chính trị, luật pháp. Nhà nước đồng nhất với nhà thờ. Bởi nhà thờ “là một tổ chức tập quyền hùng mạnh, thống trị Châu Âu về tinh thần và chính trị” [65, tr.215].

Bước sang thời Phục hưng, châu Âu tràn ngập những biến cố lịch sử chống lại tư tưởng chuyên chế và thần quyền trung cổ, trong xã hội xuất hiện nhu cầu cần phải tăng cường quyền lực nhà nước. Đó là lý do ra đời tư tưởng về quyền lực nhà nước của chính khách nổi tiếng người Italia - Nicôlô

Makiaveli (1469-1527) với tác phẩm Quân vương. Trong tác phẩm này, ông

đã giải quyết mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, từ đó nêu lên những định chế pháp luật trong việc trị nước. Quyền lực nhà nước hoàn toàn trong tay vua. Nhưng không như các triều đại phong kiến trước kia, vua có quyền lực tuyệt đối không phải muốn làm gì cũng được mà cần phải xem xét lòng dân. Ông cho rằng một quân vương phải có chế độ cai trị hợp lòng dân. Bạo lực không thể được sử dụng bừa bãi, thường xuyên mà phải phù hợp với quyền

31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lợi quốc gia và chỉ khi nào cần thiết, là cái để bảo vệ quốc gia chứ không phải để tàn phá. Makiaveli rất đề cao dân chúng, xem đó là lực lượng sẽ đưa một công dân ưu tú trở thành một quân vương bằng thiện cảm và sự ủng hộ của họ nhưng cũng có thể là lực lượng huỷ hoại họ. Do đó, quân vương phải biết sống hài hoà với dân chúng của mình. Có thể nói Makiaveli là người đầu tiên có quan niệm khá sâu sắc khi đánh giá cao vai trò của dân chúng trong nhà nước. Một bậc quân vương muốn duy trì quyền lực của mình tất yếu phải vì lợi ích và sự phát triển của dân chúng. Điểm này đã được J.J.Rousseau phát triển trong quan niệm của ông khi cho dân chúng có quyền bầu cử, bãi miễn người đứng đầu nhà nước.

Sau cuộc cách mạng tư sản diễn ra vào những năm 1640-1660 và kết thúc vào năm 1688, một đường hướng mới trong triết học chính trị ra đời đó là sự phê phán trực tiếp hay gián tiếp nền chuyên chế và khẳng định quyền tự

Một phần của tài liệu Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội (Trang 28)