Xây dựng ý thức chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức công dân cho học sinh bậc THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh) (Trang 39)

Chính trị: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Chính trị là toàn bộ những hoạt

động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp, các dân tộc xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, tham gia vào các công việc nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước [45, tr. 478].

Chính trị là sự biểu hiện tập trung nhất của kinh tế, đồng thời chính trị có vị trí độc lập và có tác dụng to lớn đối với kinh tế. Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng là điều kiện để giải quyết hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Chính trị còn là sự biểu hiện tập trung của nền văn minh, của hoạt động sáng tạo, của sự giải phóng. Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nói tới chính trị là nói tới sự đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hiệu lực quản lý của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

33

Với tư cách là bộ phận của ý thức xã hội, ý thức chính trị là hệ thống quan điểm, lý luận, thái độ của một giai cấp về địa vị lịch sử, nhiệm vụ chính trị, chiến lược, sách lược của giai cấp đó, trong tiến trình phát triển của lịch sử nói chung, trong quá trình phát triển của từng quốc gia dân tộc nói riêng.

Tư tưởng: Theo Từ điển tiếng Việt, tư tưởng là: 1/ “Sự suy nghĩ, hoặc ý nghĩ. Thí

dụ: tập trung tư tưởng. 2/ Quan điểm và ý nghĩ chung của con người về hiện thực khách quan và đối với xã hội (Nói tổng quát). Thí dụ: tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến, đấu tranh tư tưởng” [43, tr. 107].

Vậy, khái niệm tư tưởng có thể có các khía cạnh nội dung sau:

Thứ nhất: Đó là sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ của cá nhân người này hay người khác

đối với một số vấn đề, một sự kiện, một tập thể, một người khác.

Thứ hai: Đó là quan điểm và ý nghĩ của một tập thể, một giai cấp, một tầng lớp xã

hội đối với một vấn đề, một sự kiện nào đó.

Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, nó tồn tại như một hiện tượng khách quan, có đời sống riêng của mình và gắn liền với hoạt động của con người. Là sản phẩm chủ quan của sự phản ánh và hoạt động trí óc của con người, nên tư tưởng của mỗi người thường phục thuộc vào đối tượng phản ánh và trình độ nhân thức của họ. Sự vận động và phát triển của thực tại khách quan tác động vào tư tưởng của mỗi người và làm thay đổi nhận thức, tư tưởng của họ.

Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng là quá trình tác động của nhà giáo dục tới học

sinh nhằm hình thành cho họ nhận thức, thái độ và hành vi chuẩn mực phù hợp với đường lối quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng cầm quyền và nhà nước bảo vệ quyền lãnh đạo đất nước của đảng đó.

Xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng ở nước ta hiện nay bao gồm các nội dung

chính: xây dựng ý thức về nền độc lập dân tộc, về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ chủ nghĩa xã hội; về thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, ý thức về nghĩa vụ lao động xây dựng đất nước giàu mạnh, vì hạnh phúc của nhân dân, ý thức về bảo vệ tổ quốc và giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc. Không những vậy, đối với học sinh còn phải giáo dục cho các em tình cảm

34

yêu đất nước, yêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giáo dục cho học sinh thấy rõ phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Hướng học sinh quan tâm đến những vấn đề chính trị, xã hội đang diễn ra trong nước và trên thế giới, tham gia đấu tranh chống lại các tư tưởng phản động, mê tín dị đoan, lạc hậu nhằm phấn đấu xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Để đạt được điều đó cần phải xây dựng và bồi dưỡng ở học sinh nhiều phẩm chất. Nhưng trong chương trình giáo dục THPT, xây dựng ý thức chính trị - tư tưởng chủ yếu tập trung giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, có thái độ, hành vi phù hợp với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế; về dân số, lao động và giải quyết việc làm; về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa; về tài nguyên và bảo vệ môi trường; về an ninh - quốc phòng; về hoạt động đối ngoại.

Chính sách phát triển kinh tế: nhà nước ta đã chủ trương xây dựng một nền kinh

tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Trong đó cố gắng ưu tiên để thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt và đảm bảo an ninh kinh tế cho đất nước. Đồng thời nhà nước tạo ra hành lang pháp lý đảm bảo cho sự bình đẳng, công bằng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Với chính sách này nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tự do cạnh tranh với nhau nhằm tạo ra sự năng động trong phát triển kinh tế nhưng vẫn phải tránh được rủi ro do thì trường đem lại. Bên cạnh đó, nhà nước ta còn tăng cường phát triển hơn nữa quan hệ đối tác ở các cấp độ khác nhau với các quốc gia và vùng lãnh thổ, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, phát huy mọi nội lực, tranh thủ nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển sánh ngang với các nước trong khu vực và thế giới. Chúng ta đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khắc phục tình trạng khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay.

Nhờ có chính sách phát triển kinh tế khá đúng đắn nên nền kinh tế nước ta từ sau đổi mới đã phát triển khá, tạo điều kiện để hội nhập nền kinh tế thế giới.

35

Chính sách dân số: là các chủ trương biện pháp của Đảng, Nhà nước đề ra và thực

hiện nhằm ổn định dân số, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tốc độ dân số nước ta còn ở mức cao, dân số lại phân bố chưa hợp lý, chất lượng dân số còn thấp. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân; sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số nhằm đảm bảo nguồn nhân lực tốt cho đất nước. Để thực hiện được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tăng cường công tác lảnh đạo và quản lý, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến địa phương; làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình; nâng cao sự hiểu biết của người dân. Nhờ chủ trương chính sách đúng đắn mà hiện nay tốc độ tăng dân số nước ta đang giảm, làm cho cuộc sống người dân cũng được nâng cao, kinh tế xã hội được phát triển.

Chính sách giải quyết việc làm: là những chủ trương biện pháp của Đảng và Nhà

nước đề ra và thực hiện nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo ra việc làm mới cho lực lượng lao động đó.

Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm là tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. Để tạo nhiều việc làm mới với chất lượng ngày càng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Đảng và Nhà nước đã chủ trương thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ; khuyến khích làm giàu theo pháp luật; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Chính vì vậy vấn đề việc làm hiện nay đã được cải thiện đáng kể về số lượng cũng như chất lượng.

Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Tài nguyên, môi trường là một trong

những yếu tố vô cùng quan trọng đối với đời sống của mỗi con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì vậy việc bảo vệ tài nguyên, môi trường là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là một trong những nội dung cơ bản trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, là cơ sở quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững ở nước ta. Vì vậy mà mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là sử dụng hợp

36

lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Để thực hiện điều đó Đảng và nhà nước ta đã chủ trương tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường; thường xuyên giáo dục, tuyên truyền xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường cho người dân; coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải. Do chủ trương chính sách đúng đắn mà đến nay môi trường sống của chúng ta đã được cải thiện, nguồn tài nguyên thiên nhiên đã được khôi phục và bảo vệ tạo điều kiện cho cuộc sống con người ngày càng được phát triển tốt hơn.

Chính sách Quốc phòng - an ninh: Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà

nước nhằm tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Quốc phòng an ninh có vai trò vô cùng quan trọng, trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu tối hậu là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc. Để thực hiện mục tiêu đó Đảng và nhà nước ta đã chủ trương thúc đây nền quốc phòng - an ninh bằng cách: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; Kết hợp quốc phòng với an ninh; Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; Xây dựng quân đội nhân dân và Công an nhân dân; Thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đối với quốc phòng và an ninh. Chính vì vậy mà hệ thống quốc phòng - an ninh nước ta ngày càng vững mạnh góp phần đắc lực bảo vệ vững chắc đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách Giáo dục đào tạo: Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và nhà

nước nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp [10, tr. 175].

37

Với vị trí giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu cho nên đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điếu kiện để phát huy nguồn lực con người với tư cách là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nhiệm vụ của giáo dục đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao, những nhà quản lý, nhà khoa học có đức, có tài để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Xuất phát từ vị trí, nhiệm vụ quan trọng trên Đảng và nhà nước ta đã chủ trương: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo; nhà nước tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo, huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục; mở rộng quy mô giáo dục; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Chính sách khoa học công nghệ: Là các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà

nước nhằm phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [10, tr. 178]. Ngay từ đầu Đảng ta xác định: khoa học và công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nhiệm vụ giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra, cung cấp các luận cứ khoa học cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ quản lý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. Để thực hiện được các nhiệm vụ đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải đổi mới tổ chức, quản lý khoa học và công nghệ; tạo thị trường cho khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công; hướng khoa học công nghệ tập trung vào giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế - xã hội.

Chính sách văn hóa: Là chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm xây

dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển con người toàn diện, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển đất nước[10, tr. 180].

38

Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là mục mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó khơi dậy tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người tạo ra sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đặc biệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh “xây dựng văn hóa đó chính là xây dựng con người”.

Nhờ các chủ trương chính sách đúng đắn đó mà hiện nay nền giáo dục, khoa học công nghệ và văn hóa nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đang từng bước vươn ra hội nhập thế giới.

Chính sách đối ngoại: Là những chủ trương biện pháp của Đảng và nhà nước ta

nhằm tranh thủ sức mạnh bên ngoài để phát triển đất nước [10, tr. 200]. Chính sách đối ngoại có mục đích chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nước ta thực hiện chính sách đối ngoại yêu chuộng hoà bình, “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lảnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên Đảng và nhà nước ta đã chủ trương: Chủ động

Một phần của tài liệu Xây dựng ý thức công dân cho học sinh bậc THPT trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố Hà Tĩnh) (Trang 39)