THPT qua góc nhìn của chính các em
Để nắm bắt được thực trạng tinh thần, thái độ, tình cảm của học sinh đối với việc xây dựng ý thức công dân như thế nào và ý thức thực hiện trách nhiệm công dân của mình ra sao, tác giả đã tiến hành điều tra trên cả ba lĩnh vực cụ thể như sau:
* Thực trạng về ý thức chính trị - tư tưởng
Để trở thành một công dân tốt việc đầu tiên là phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đây là yêu cầu cơ bản đối với người công dân trong xã hội mới.
Ý thức chính trị - tư tưởng được thể hiện thông qua việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước của các em học sinh. Đây là biểu hiện quan trọng về độ chín muồi ý thức chính trị - tư tưởng của học sinh. Việc hiểu biết các chủ trương, chính sách hay thái độ, tình cảm đối với các chủ trương, chính sách đó như thế nào đều thể hiện thông qua việc các em có biết vận dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống hàng ngày hay không. Ngoài ra cần phải biết tuyên truyền, vận động
63
người thân, bạn bè và những người xung quanh luôn nghiêm chỉnh chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Đó mới là việc làm cần thiết. Để biết được ý thức chính trị - tư tưởng của học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra theo mẫu câu hỏi ở [ Phụ lục 2] và kết quả thu được như sau:
Đối với câu hỏi 1: Khi được hỏi có cần thiết phải đưa nội dung các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào chương trình học phổ thông hay không thì chỉ có 35% học sinh trả lời là nên đưa vào chương trình học trong nhà trường, còn khoảng 60% cho rằng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước khô khan và khó lại chưa cần thiết.
Đối với câu hỏi 2: Có khoảng 30% học sinh cảm thấy hứng thú khi học các bài về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, còn 50% học sinh cho rằng các tiết học về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước khô khan, khó hiểu nên thường dễ gây chán nản.
Đối với câu hỏi 3: khi được hỏi em đã bao giờ tự mình tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thì chỉ có khoảng 15% khẳng định là em đã tự mình tìm hiểu về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Còn lại hầu hết các em cho rằng những tài liệu này thường khô khan, với lại vì đây là môn phụ nên các em ít quan tâm, hầu hết các em chỉ chú trọng những tài liệu ôn thi đại học. Đối với câu hỏi 4: Với câu hỏi gia đình em đã bao giờ làm trái các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thì có đến 70% học sinh trả lời gia đình em chưa bao giờ làm trái, còn lại một số học sinh trả lời rất thật em cũng không rõ nữa. Đối với câu hỏi 5: Khi hỏi nếu em nhìn thấy bạn mình xả rác bừa bãi trong lớp học em sẽ làm gì thỉ có 20% học sinh khẳng định em sẽ ngăn cản, góp ý, khuyên bạn không nên làm như vậy. Còn lại không có câu trả lời.
Đối với câu hỏi 6: Khi được hỏi nếu như bố mẹ em muốn sinh con thứ 3 em có ủng hộ không thì có 75% học sinh trả lời em sẽ khuyên bố mẹ không nên sinh con thứ 3 nhưng trong đó chỉ có 40% học sinh giải thích vì sinh con thứ 3 không chỉ vi phạm chính sách dân số mà còn vi phạm luật hôn nhân gia đình. Còn lại trả lời vì em sợ xấu hổ với bạn bè.
64
Đối với câu hỏi 7: Với câu hỏi em đã bao giờ tham gia tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong gia đình và ở địa phương em chưa thì chỉ có 20% học sinh trả lời mình đã từng tham gia tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong gia đình và ở địa phương vì các em tham gia vào đội thanh niên tình nguyện, còn lại hầu như chưa.
Đối với câu hỏi 8: Với câu hỏi này có 70% học sinh khẳng định bản thân em thường xuyên có những việc làm thiết thực để góp phần bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta như: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; cần cù trong lao động; sống nhân nghĩa... Số còn lại cho rằng mình có làm nhưng chưa nhiều.
Đối với câu hỏi 9: Khi được hỏi em có nhận xét gì trước tình trạng hầu hết học sinh khi tan học xả rác bừa bãi, không tắt điện, quạt trong các trường học hiện nay thì có đến 68% học sinh đã phê phán, lên án những hành vi này vì nó không những gây ô nhiễm môi trường, lãng phí của công mà còn vi phạm chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường của Đảng và Nhà nước ta, còn lại không có ý kiến gì.
Qua kết quả trả lời các phiếu điều tra cho thấy hầu hết các em đều có ý thức tôn trọng, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng một cách tự giác. Hầu hết các em đều nhận thức được việc làm nào đúng, việc làm nào sai, đi ngược với lợi ích quốc gia dân tộc, trái với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Đồng thời biết lên án, phê phán nhưng hành vi sai phạm. Tuy nhiên vẫn đang còn có nhiều em chưa có thói quen, hứng thú tìm hiểu các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nên chưa thấy được vai trò, ý nghĩa của nó đối với lợi ích cá nhân cũng như gia đình và xã hội.
* Thực trạng về ý thức đạo đức.
Ý thức đạo đức đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình giáo dục đạo đức. Nếu nội dung giáo dục tốt đến mấy nhưng ý thức thực hiện kém thì chắc chắn rằng hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Chính vì vậy việc xây dựng ý thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giáo dục học sinh. Nắm bắt được vấn đề này tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra theo mẫu câu hỏi ở [ Phụ lục 3] để khảo sát ý thức chính trị - tư tưởng của học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh như thế nào và kết quả thu được như sau:
65
Đối với câu hỏi 1: Khi được hỏi em đã bao giờ tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mà em đã được học chưa thì chỉ có 32% em khẳng định rằng em thường tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo các chuẩn mực đạo đức, còn lại hầu hết các em thực hiện hành vi của mình theo ý muốn chủ quan của bản thân hoặc theo sự hướng dẫn của người lớn.
Đối với câu hỏi 2: Có 55% học sinh cảm thấy hứng thú khi học các tiết học đạo đức, các em cho rằng có những bài học rất thiết thực bổ ích nhằm giúp các em trong việc hoàn thiện nhân cách, số các em còn lại có thái độ bình thường hoặc không để ý vì đây là môn phụ.
Đối với câu hỏi 3: Có 80% học sinh cho rằng không chỉ trong quá trình học tập mà ngay cả trong cuộc sống hằng ngày em chưa bao giờ có những hành vi vô lễ hay là thiếu tôn trọng đối với thầy cô giáo.
Đối với câu hỏi 4: Chỉ có 28% học sinh khẳng định rằng nếu như em làm một việc sai nhưng bố mẹ không biết em vẫn tự giác nói với bố mẹ và xin lỗi bố mẹ, còn lại hầu hết các em cho rằng nếu bố mẹ không biết thì nên im lặng.
Đối với câu hỏi 5: Chỉ có 25% học sinh khẳng định em chưa bao giờ gian lận trong kiểm tra, thi cử, số còn lại thì cho rằng thỉnh thoảng có sử dụng tài liệu hoặc quay cóp, chép bài của bạn.
Đối với câu hỏi 6: Có 72% học sinh cho rằng khi em làm sai một việc nào đó bản thân cảm thấy rất hối hận và day dứt.
Đối với câu hỏi 7: Với câu hỏi khi nhìn thấy bạn mình làm việc xấu em có ngăn cản và khuyên bạn không thì chỉ có khoảng 46% khẳng định em đã từng khuyên, ngăn cản bạn mình khi thấy bạn làm việc xấu.
Đối với câu hỏi 8: Khoảng 45% học sinh khẳng định em chưa bao giờ nói tục hay chửi bậy, số còn lại các em thừa nhận đã có nhưng thỉnh thoảng. Đặc biệt vấn đề này có khoảng 17% học sinh tự nhận đây là một thói quen, câu cửa miệng bản thân tự nhận thấy không tốt nhưng chưa sửa chữa được.
Đối với câu hỏi 9: Khi hỏi bản thân em đã thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của một người con trong gia đình hay chưa thì hầu hết các em đều cho rằng mình đã thực
66
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của một người con trong gia đình, mặc dù chưa thật tự giác và kết quả chưa cao.
Đối với câu hỏi 10: Với câu hỏi em có nhận xét gì về tình hình đạo đức trong học sinh hiện nay thì có hơn 90% học sinh đều cho rằng tình trạng vi phạm đạo đức ở học sinh ngày càng nhiều, có những trường hợp rất nghiêm trọng cần phải có những biện pháp xử lý, giáo dục nghiêm khắc và kịp thời.
Qua kết quả điều cho thấy hầu hết các em đều nhận thức được hành vi đạo đức của mình, coi đó là một trong những yếu tố căn bản để hình thành và phát triển nhân cách của bản thân. Hầu hết các em đã có ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của một người con trong gia đình, một học sinh khi đến trường và một công dân trong xã hội. Biết tôn trọng thầy cô giáo, biết nhận lỗi, biết hối hận, day dứt khi làm việc sai trái và đặc biệt biết lên án, ngăn cản khuyên nhủ khi thấy bạn làm việc xấu. Đây là những điều đáng mừng, là nền tảng góp phần vào việc xây dựng ý thức đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn đang còn có nhiều em ý thức tự giác chưa cao, tình trạng gian lận, nói dối, nói tục, chửi bậy vẫn đang còn diễn ra, nhiều em phạm lỗi vẫn đang cố tình che dấu, biện minh, bao che cho bạn, coi đó là việc bình thường, cảm giác hối hận hay cắn rứt lương tâm hầu như không xuất hiện. Đây là một trong những thành phần góp phần làm cho tình trạng đạo đức ngày càng xuống cấp trong học sinh.
* Thực trạng về ý thức pháp luật.
Ý thức pháp luật được thể hiện thông qua việc thực hiện pháp luật hay chấp hành pháp luật của các em học sinh. Việc thực hiện pháp luật là biểu hiện chủ yếu của việc các em đã có ý thức pháp luật hay chưa. Bởi vì việc hiểu biết pháp luật đến đâu hay thái độ, tình cảm đối với pháp luật như thế nào thì cơ bản vẫn là việc các em vận dụng kiến thức đó ra sao vào trong đời sống pháp luật, các em có biết biến tình cảm, thái độ và những hiểu biết pháp luật của mình thành hành vi hợp pháp hay không? Trên thực tế, việc hiểu biết pháp luật và có thái độ, tình cảm đối với pháp luật chưa đủ, mà quan trọng hơn là trước những tình huống pháp luật các em phải biết vận dụng linh hoạt những kiến thức pháp luật để làm cho những hành vi của mình thành hợp pháp.
67
Để biết được ý thức pháp luật của học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra theo mẫu câu hỏi [ Phụ lục 4] và kết quả thu được như sau:
Đối với câu hỏi 1: Khi được hỏi có cần thiết phải đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình học phổ thông hay không thì có đến 78% học sinh trả lời là nên đưa vào chương trình học trong nhà trường, số còn lại thì cho rằng đưa cũng được mà không đưa cũng được vì các em thấy chưa cần thiết, lúc này các em cần tập trung thời gian học kiến thức những môn học phục vụ cho thi tốt nghiệp và đại học. Đối với câu hỏi 2: Có khoảng 55% học sinh khẳng định sau mỗi tiết học pháp luật các em rút ra được nhiều điều bổ ích cho bản thân như giúp các em biết được những điều gì bản thân mình được làm, không được làm và phải làm để từ đó điều chính hành vi của mình.
Đối với câu hỏi 3: Với câu hỏi em đã bao giờ tự mình tìm hiểu những kiến thức pháp luật chưa thì có khoảng 17% khẳng định là đã tự mình tìm hiểu về một văn bản pháp luật. Nhưng khi được hỏi thêm các em đều trả lời rằng: Tại gia đình các em hầu như không có một cuốn sách luật nào cả, ngay ở thư viện nhà trường những tài liệu này cũng rất ít, chẳng mấy ai khuyến khích các em tìn hiểu sách luật. Đây là một thực trạng chung, hầu hết các em chỉ chú trọng những tại liệu ôn thi đại học. Đối với câu hỏi 4: Chỉ khoảng 20% em khẳng định bản thân có đối chiếu hành vi của mình với các quy phạm pháp luật, còn lại hầu hết các em thực hiện hành vi của mình theo ý muốn chủ quan của bản thân hoặc theo sự hướng dẫn của người lớn. Đối với câu hỏi 5: Với câu hỏi này có đến 80% học sinh trả lời mình đã từng có hành vi vi phạm pháp luật nhưng chủ yếu là vi phạm luật giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, dàn hang ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
Đối với câu hỏi 6: Khi được hỏi em đã bao giờ tham gia tuyên truyền pháp luật trong gia đình và ở địa phương em chưa thì chỉ có 20% em trả lời rằng mình đã từng tham gia, còn lại hầu như không để ý đến.
Đối với câu hỏi 7: Khi hỏi về quyền và nghĩa vụ của bản thân theo luật hôn nhân - gia đình hầu hết các em còn hiểu rất chung chung, tất cả các em cho rằng mình luôn vâng lời cha mẹ, yêu thương và có hiếu với cha mẹ, biết lo lắng khi cha mẹ buồn lòng.
68
Đối với câu hỏi 8: với câu hỏi hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm của hành vi ngày càng nghiêm trọng em có thái độ như thế nào trước tình trạng đó thì có đến 92% học sinh cho rằng cần phải xử lý nghiêm minh, kịp thời để làm gương, răn đe và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người.
Đối với câu hỏi 9: Có đến 85% học sinh trả lời không tố cáo nếu biết một hành vi vi phạm pháp luật vì các em cho rằng không liên quan đến bản thân, hơn nữa các em sợ tố cáo sẽ bị trả thù, sẽ gây ra những phiền toái cho bản thân và gia đình. Đây là một vấn đề khiến chúng ta lo lắng và thực sự quan tâm, bởi tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân và đây cũng là trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ các quan hệ xã hội được tốt đẹp. Nhưng với tư duy, cách suy nghĩ trên sẽ tạo cơ hội cho cái xấu trong xã hội phát triển và nó sẽ lấn át các giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Đối với câu hỏi 10: Có đến 95% học sinh khẳng định việc học sinh vi phạm pháp luật hiện nay rất phổ biến và cần phải xử lý nghiêm minh, kịp thời theo pháp luật. Các câu trả lời cho thấy, hầu hết học sinh đều có thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật một cách tự giác. Việc chấp hành pháp luật của các em thể hiện trong từng việc làm ở gia đình, địa phương và khi đi học. Đặc biệt hầu hết các em đều khẳng định pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng và sự cần thiết phải