HIỆN NAY: THỰC TRẠNG - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
2.1. Thực trạng xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh Hà Tĩnh
2.1.1. Giáo dục ở thành phố Hà Tĩnh và thái độ của giáo viên đối với việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT dựng ý thức công dân cho học sinh THPT
Hà Tĩnh với vị trí địa kinh tế trên đường ra Bắc, vào Nam, là địa bàn trọng điểm kinh tế của miền Trung với nhiều khu kinh tế lớn đã tạo nên sự phát triển và hiện đại hoá nhanh, mạnh của tỉnh. Từ một tỉnh thuần nông, kinh tế còn nghèo, đến nay Hà Tĩnh đã trở thành điểm sáng của cả nước về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút các dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ... Chính những thành tựu quan trọng ấy là cơ sở đầy thuyết phục để Hà Tĩnh được Chính phủ quy hoạch vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc miền Trung. Đây là điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển, bứt phá trong giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sớm đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh công nghiệp. Có thể nói, đây cũng là điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục Hà Tĩnh nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua hoạt động giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình đô thị hóa là các vấn nạn xã hội có nguy cơ phát triển, ảnh hưởng xấu đến việc hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ của Hà Tĩnh, nhất là học sinh trung học phổ thông.
Thành phố Hà Tĩnh là thành phố duy nhất của tỉnh Hà Tĩnh hiện nay nằm trên trục đường Quốc lộ 1A gồn có 16 đơn vị trực thuộc, trong đó nội thành có 10 phường và ngoại thành có 6 xã. Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, mạng lưới trường lớp trong thành phố được mở rộng và cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hà Tĩnh là thành phố nhỏ diện tích 56,19km2, dân số không nhiều, nhưng hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh có 3 trường THPT và một trung tâm giáo dục thường xuyên với tổng 273 giáo viên và 3.364 học sinh. Tuy đầu vào, điều kiện học tập, sinh hoạt của học sinh các trường khác nhau, hoàn cảnh gia đình cũng
57
không như nhau, nhưng nhìn chung, những năm qua học sinh PTTH trên địa bàn thành phố đã có nhiều nỗ lực trong học tập, lĩnh hội tri thức, làm hành trang bước vào cuộc đời. Một bộ phận học sinh đã phấn đấu không ngừng trong học tập, không ít em đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để trở thành những con ngoan trò giỏi, tạo ra những bứt phá trong học tập, khẳng định tài năng của mình. Liên tục 5 năm học trở lại đây, năm nào thành phố cũng có học sinh đạt giải thưởng học tập cấp tỉnh; trường THPT Phan Đình Phùng luôn xếp thứ 2 về số lượng học sinh giỏi; trường THPT Chuyên Hà Tĩnh là trường luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động của toàn tỉnh. Trong năm học 2013 - 2014 có 92 học sinh giỏi cấp quốc gia và 101 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt xuất sắc là em Võ Anh Đức đạt HCV IMO 2013 và đã được Hội Toán học Việt Nam đã quyết định trao Giải thưởng Toán học Lê Văn Thiêm [38]. Đây chính là điểm sáng về thành tích học tập của giáo dục thành phố Hà Tĩnh nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung.
Bên cạnh việc phấn đấu vươn lên học giỏi, đa số học sinh xác định được thái độ học tập đúng đắn, sống lành mạnh, có đạo đức trong sáng, hồn nhiên như lứa tuổi của các em, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, có ý thức trách nhiệm trước bản thân, gia đình và cộng đồng, chấp hành tốt nội quy trường học.
Tuy nhiên, bên cạnh những học sinh có kết quả học tập và rèn luyện tốt, thì vẫn còn khá đông học sinh có kết quả học tập trung bình, tỉ lệ học sinh giỏi, khá giảm, tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém tăng. Một bộ phận học sinh chưa có thái độ học tập đúng đắn, ít quan tâm đến các sinh hoạt tập thể, chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội nên ý chí phấn đấu không cao, không chăm chỉ học tập, không chịu rèn luyện kỷ luật. Đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ học sinh đã tỏ thái độ bàng quang, thờ ơ với những người xung quanh. Chính điều này đã gây những trở ngại lớn cho hoạt động giáo dục, nhất là vấn đề xây dựng ý thức công dân trong học sinh.
Quá trình đổi mới toàn diện đất nước đã tạo cho nền giáo dục nước ta có những chuyển biến quan trọng, tạo ra một diện mạo mới: chủ động, sẵn sàng hội nhập với nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Phương hướng chung, nhiệm
58
vụ tổng quát, bao trùm là những chính sách lớn về phát triển nguồn nhân lực thông qua hiệu quả của giáo dục và đào tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới. Học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh cũng mang những đặc điểm của lứa tuổi về cơ thể, về tự ý thức, về vai trò và vị trí xã hội trong các hoạt động học tập, các em đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 18 và đang theo học ở các trường THPT. Dưới góc độ tâm lý học, sự phát triển tâm lý của học sinh THPT có những biến đổi lớn cả về lượng và chất. Từ sự biến đổi lớn về giao tiếp xã hội... Cùng với sự tích lũy kinh nghiệm vốn tri thức phong phú đã giúp cho quá trình nhận thức của các em có sự phát triển mới về chất góp phần tạo nên sự hoàn thiện về trí lực cũng như thể lực. Dưới sự tác động của môi trường sống, lứa tuổi học sinh THPT có nhiều thay đổi đòi hỏi phải có những hiểu biết về thế giới, hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội. Các em muốn thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo, tìm mọi cách để người khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật. Bên cạnh những đặc điểm chung đó thì học sinh THPT thành phố Hà Tĩnh có những đặc điểm riêng.
Thứ nhất là về hoàn cảnh và điều kiện sống: Là một thành phố mới, lại đang trên
đà hội nhập, so với trong tỉnh thì đây là nơi hội tụ của sự phát triển, phương tiện giao thông tấp nập, phương tiện thông tin đại chúng được hiện đại hóa, là nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển. Chính điều này đã tác động không nhỏ đến quá trình giáo dục, xây dựng ý thức công dân trong học sinh. Một số gia đình khá giả, có điều kiện nên các em được cung cấp khá đầy đủ về vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu học tập của mình như máy tính, điện thoại, internet, sách vở, tài liệu tham khảo... Điều này một mặt giúp các em có điều kiện, khả năng học tập tốt hơn, tiếp thu thông tin nhanh hơn. Nhưng mặt khác cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các em.
Do sống ở thành phố nên có nhiều gia đình bố mẹ lo buôn bán, làm giàu, ít có thời gian quan tâm chăm lo đến đời sống, tâm tư, tình cảm và việc học tập của con em mình. Hoặc có điều kiện kinh tế dư dật do đó nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái. Thậm chí có những phụ
59
huynh còn khoán trắng việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Họ nghĩ rằng cứ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của con cái là đã hoàn thành trách nhiệm của mình rồi. Từ đó dẫn đến việc các em có những biểu hiện, hành vi tiêu cực, đi ngược với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội như: Có nhiều em học sinh nói dối cha mẹ đi học thêm nhưng thực chất là bỏ giờ, trốn học chơi game, rồi nói tục, chửi thề và gây gổ đánh nhau, vô lễ thiếu tôn trọng thầy cô, trộm cắp, gian lận trong kiểm tra thi cử. Đây là những em chưa có ý thức trong học tập, thiếu sự quan tâm của gia đình. Bên cạnh đó có những gia đình điều kiện kinh tế khó khăn thu nhập thấp nên bản thân các em ngoài giờ học còn phải lao động phụ giúp gia đình cho nên thời gian dành cho việc học tập còn hạn chế, cộng với việc các em không có điều kiện mua sách vở, tài liệu và các phương tiện phục vụ học tập. Đây chính là thiệt thòi lớn cho các em. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập cũng như việc xây dựng ý thức công dân của các em.
Thứ hai là về môi trường sống: ở thành phố Hà Tĩnh các trường THPT đều đóng
ở vùng trung tâm như trường THPT Phan Đình Phùng, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh. Đó là nơi dân cư đông, hỗn tạp gồm nhiều thành phần sống với nhau trên địa bàn. Trường học nằm xen giữa quán xá xô bồ như bánh kẹo, internet, nhà hàng, khách sạn, karaoke... chính điều này đã tác động không nhỏ đến các em, bên cạnh mặt tích cực là giúp cho các em có khả năng tiếp thu nhanh nhạy mọi thông tin, thì nó cũng có những tác động tiêu cực ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng ý thức công dân cho các em. Ví dụ như liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, một lối sống ảo, tai hại hơn nó còn hình thành một lối tư duy cảu thả của thời đại thông tin đó là dùng ngôn ngữ cụt lủn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, hạn chế sự bay bổng về mặt hình tượng, trực quan. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh lên mạng, lên facebook kêu gọi kéo bè, kéo cánh thành phe nhóm để gây gỗ đánh nhau rồi lại quay phim chụp ảnh đưa lên mạng internet, không chỉ có học sinh nam mà ngay một số học sinh nữ cũng có những hành động côn đồ với bạn bè mình. Nhiều khi các em còn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, côn... do ảnh hưởng của phim truyện, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để ra oai “đại ca”.
60
Do xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống mà việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh đòi hỏi phải có sự quan tâm sâu sát, có các biện pháp phối hợp chặt chẽ từ các lực lượng giáo dục trong gia đình, nhà trường và toàn xã hội, tận dụng được những thế mạnh của các lực lượng giáo dục nhằm hỗ trợ, bổ sung cho nhau để từ đó góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em đúng đắn, đầy đủ và vững chắc đáp ứng yêu cầu của người công dân mới.
Như đã biết nhiệm vụ của nhà trường phổ thông là phải đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có học thức, có phương pháp làm việc sáng tạo, có tinh thần đổi mới, sẵn sàng hội nhập, năng động, sáng tạo và có trách nhiệm. Đây cũng chính là cơ sở xã hội để xây dựng ý thức công dân.
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi phát triển nhanh cả về thể lực và tâm lý, cảm xúc và trí tuệ, có khả năng nhận thức bản thân như năng lực, điểm mạnh, điểm yếu... Ý thức tự trọng cao, các em thường không thể chịu nỗi những lời lẽ nặng nề hay sự xúc phạm... Đối với học sinh lớp cuối cấp đã bắt đầu bước sang tuổi trưởng thành, vì vậy đây là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú như tình cảm bạn bè, gia đình, dân tộc... có lòng nhân ái, biết sống có tình nghĩa, có ý thức làm việc thiện, giàu ước mơ hoài bão và sống rất lãng mạn. Nhưng ý thức tổ chức, kỹ luật và trách nhiệm công dân chưa hoàn thiện, định hướng chính trị còn mờ nhạt. Thường hay đua đòi, chạy theo cái mới, dễ bị sa vào những biểu hiện tiêu cực, phản giá trị đạo đức xã hội.
Mặt khác lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp của các em rất lớn, đặc biệt là sự giao tiếp với bạn bè từ đó mà hình thành nên những nhóm bạn cùng sở thích. Nhưng nếu không có sự dẫn dắt của người lớn thường dẫn đến sự lôi kéo hội hè, chia bè kéo cánh... Ngày nay các em được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin văn hóa, khoa học kỹ thuật, internet... Do vậy, các em có thể có những hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Nhưng nếu như cha mẹ, thầy cô không để ý đến, thiếu sự quản lý thì sẽ là mầm mống nảy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng ý thức công dân.
61
Ý thức công dân được hình thành từ ba yếu tố đó là ý thức chính trị - tư tưởng, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật. Vì vậy khi xem xét việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT ở thành phố Hà Tĩnh cần phải khảo sát thực trạng đó ở ba góc độ nêu trên. Về phương pháp, để nắm được thực trạng về xây dựng ý thức công dân, cụ thể là để biết được nhận thức, trách nhiệm của giáo viên và tinh thần, thái độ, tình cảm của học sinh trong việc xây dựng ý thức công dân, tác giả đã phát phiếu điều tra cho 100 giáo viên và 500 học sinh tại 3 trường THPT và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh.
* Nhận thức của giáo viên thành phố Hà Tĩnh về xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT
Để hiểu rõ được nhận thức, trách nhiệm và nắm bắt được phương pháp xây dựng ý thức công dân của giáo viên cho học sinh như thế nào, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát theo mẫu [ Phụ lục 1] Và kết quả thu được như sau:
Đối với câu hỏi 1: Khi hỏi ý thức công dân có vai trò như thế nào đối với việc hình thành nhân cách của học sinh, đa số giáo viên đều khẳng định việc xây dựng ý thức công dân cho học sinh trong nhà trường phổ thông là rất quan trọng. Đây là yếu tố cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đối với câu hỏi 2: Khi hỏi những phẩm chất nào. Hầu hết các thầy/ cô đều khẳng định các phẩm chất trên đều ảnh hưởng lớn đến quá trình xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT hiện nay và đã quan tâm giáo dục những phẩm chất đó cho học sinh. Tuy nhiên mức độ quan tâm giáo dục các phẩm chất này cho học sinh chưa đồng đều, có những phẩm chất được các thầy/ cô quan tâm giáo dục với tỷ lệ rất cao như: “Sống nhân ái, khoan dung, có tình có nghĩa”, “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ phép với thầy cô, thân ái với bạn bè”, “Tôn trọng pháp luật”, “Tinh thần yêu nước, quê hương, giống nòi dân tộc”. Bên cạnh đó có những phẩm chất ít được các thầy/ cô quan tâm giáo dục như: “Biết yêu lao động, cần cù siêng năng chăm chỉ”, “ý thức bảo vệ của công”. Chính sự không đồng đều này đã tạo nên những lỗ hổng trong việc xây dựng ý thức công dân cho họ sinh.
62
Đối với câu hỏi 3: Có khoảng 70% giáo viên khẳng định hiện nay ý thức công dân trong học sinh THPT đang có chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng nguyên nhân là do: “Ảnh hưởng tiêu cực của xã hội trong đó có sự tác động của kinh tế thị trường”, “Thiếu sự quan tâm của gia đình”, “Do sự biến đổi tâm lý lứa tuổi”, “Bản