Phương pháp chiết sử dụng sóng siêu âm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tách chiết dịch chiết từ lá Xạ đen (Celastrus hindsu Benth) có hoạt tính chống oxi hóa (Trang 29)

Đây là kỹ thuật chiết thay thế rẻ tiền, đơn giản và hiệu quả. Sóng siêu âm thường được sử dụng để cải thiện việc chiết lipid, protein và các hợp chất phenolic từ thực vật. khảo nghiệm quá trình chiết xuất các hợp chất phenol từ Folium eucommiae sử dụng sóng siêu âm, và thu được hiệu quả hơn so với chiết chất bằng cách gia nhiệt, bổ sung enzyme hỗ trợ chiết tách. Sóng siêu âm có khả năng phá vỡ màng tế bào của nguyên liệu, do đó giúp cho sự xâm nhập của dung môi vào bên trong tế bào dễ dàng hơn. Ngoài ra siêu âm còn có tác dụng khuấy trộn manh dung môi do đó làm tăng sự tiếp xúc của dung môi và cải thiện đáng kể hiệu suất chiết. Chiết suất anthocyanin từ vỏ nho bằng cách sử dụng bể siêu âm ở tần số 35 kHz trong 30 phút sau đó khuấy ở nhiệt độ 700oC.

Ưu điểm:

- Thiết bị tương đối đơn giản, bảo quản và vận hành đơn giản, không quá đắt tiền.

- Chiết được nhiều nhóm hoạt chất, dung môi chiết khá đa dạng. - Lượng mẫu có thể lớn.

- Giảm được nhiệt độ và áp suất, ưu điểm này được ưu tiên áp dụng để chiết cho các hoạt chất không bền với nhiệt.

- Tăng được lượng dịch chiết và rút ngắn thời gian chiết. Nhược điểm:

- Dung môi khó được làm mới trong suốt quá trình chiết xuất, vì vậy hiệu quả là một hàm số phụ thuộc vào hệ số phân ly.

- Thời gian lọc dịch chiết kéo dài, vì vậy sẽ tốn nhiều dung môi, làm mất một lượng dịch chiết hoặc dịch chiết có thể bị nhiễm bẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều kiện tách chiết dịch chiết từ lá Xạ đen (Celastrus hindsu Benth) có hoạt tính chống oxi hóa (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w