Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế và tính đa dạng trong các hệ thống VAC tại xã yên đồng, huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

c) Phương pháp điều tra thực địa

4.1.4. Các nguồn tài nguyên

4.1.4.1 Tài nguyên đất.

Trên cơ sở khảo sát thực địa và phân tích mẫu, tính chất đất của xã Yên Đồng được chia thành 2 loại (Diện tích điều tra thổ nhưỡng đất của xã không tính các loại đất: Đất chuyên dùng; Đất ở; Mặt nước và sông , suối) như sau:

- Đất phù sa glay: Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, độ dày tầng đất mịn trên 100 cm được phân bố trên địa hình Vàn. Đất này thích hợp với thâm canh cây lúa và cho năng suất cao. Toàn bộ diện tích đất này được gieo trồng 2 vụ lúa.

- Đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng: Đất này phân bố tập trung ở phía Đông Nam của xã. Độ dày tầng đất mịn trên 100 cm, thành phần cơ giới thịt trung bình, phân bố ở địa hình cao hơn so với đất phù sa glây, phù hợp với gieo trồng 2 vụ lúa ổn định và có thể kết hợp thêm 1 vụ màu.

4.1.4.2. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt

Được phân bố chủ yếu ở các ao, hồ, đầm trong khu dân cư, hệ thống kênh mương thuỷ lợi. Trữ lượng nguồn nước mặt phụ thuộc hoàn toàn vào trữ lượng nước của hệ thống thuỷ lợi Liễn Sơn và nước tự nhiên (nước mưa). Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.

b. Nguồn nước ngầm

Có trữ lượng tương đối dồi dào vì địa chất ở đây chủ yếu là đất thịt nặng nên khả năng giữ nước và trữ nước tốt. Độ sâu tầng nước ngầm từ 8- 10 m. Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sinh hoạt của người dân trong xã (100% số hộ trong toàn xã sử dụng nguồn nước ngầm làm nước sinh hoạt)

Với những điều kiện tự nhiên của địa phương như trên rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp, đồng thời tạo ra sự đa dạng về các sản phẩm nông nghiệp.

4.2. Điều kiện kinh tế xã hội4.2.1. Điều kiện kinh tế 4.2.1. Điều kiện kinh tế

Yên Đồng là một trong những xã thuần nông của huyện Yên Lạc, hầu hết số hộ gia đình tham gia sản xuất nông nghiệp. Tổng giá trị sản xuất của xã Yên Đồng năm 2009 ước tính đạt 78 tỷ 160 triệu đồng. Trong đó:

- Giá trị sản xuất nông nghiệp là: 29 tỷ 230 triệu đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp – xây dựng là: 33 tỷ 220 triệu đồng.

- Giá trị thương mại dịch vụ là: 15 tỷ 710 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực. Cụ thể tỷ trọng giá trị sản xuất theo cơ cấu ngành trong năm 2009 của địa phương như sau:

- Ngành sản xuất nông nghiệp chiếm: 37,40%, giảm 0.60% so với cùng kỳ năm ngoái.

- Ngành sản xuất CN - TTCN – XD chiếm: 42.50%, tăng 0.50 % so với năm 2008. - Thương mại dịch vụ chiếm: 20.10% tăng, tăng 0.80 % so với năm 2008.

Tổng sản lượng lương thực đạt được của toàn xã là 5875 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 586 kg/người/năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 7.8 triệu đồng.

Về cơ sở hạ tầng: trong những năm qua nhờ chủ trương chính sách về vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, với phương châm ”nhà nước và nhân dân cùng làm” trong những năm qua địa phương đã xây dựng nhiều công trình lớn nhỏ như đường xá, trường học, hệ thống thủy lợi nội đồng... mà tiêu biểu là hệ thống đường giao thông liên thôn đã được bê tông hóa hoàn toàn và đường tỉnh lộ 304 nhằm mở rộng tuyến xe buýt chạy qua hầu hết các thôn của xã đã hoàn thành.

4.2.2. Điều kiện xã hội4.2.2.1. Giáo dục đào tạo 4.2.2.1. Giáo dục đào tạo

Trong những năm qua địa phương đã quan tâm đầu tư nhiều cho giáo dục cả về cơ sở vật chất, về tinh thần. Đội ngũ giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Với sự quan tâm của địa phương, sự cố gắng của đội ngũ thầy cô giáo nhà trường các cấp bậc học và các em học sinh trong những năm vừa qua các trường đã đạt được thành tích cao. Các cấp trường đều đạt tiến tiến cấp huyện và giữ vững trường chuẩn quốc gia.

4.2.2.2. Văn hóa thông tin thể thao

Các hoạt động văn hóa, phong trào thể dục thể thao trong những năm qua được UB xã quan tâm và đẩy mạng. Hằng năm, địa phương tổ chức đại hội thể dục thể thao vào đầu năm mới cho mọi người, mọi lứa tuổi tham gia.

4.2.2.3. Y tế- dân số- gia đình và trẻ em

Tổng số dân của toàn xã là 10057 người. Trong những năm qua, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được trú trọng và ngày càng phát triển, giữ vững chuẩn Quốc gia về y tế xã. Đội ngũ y, bác sĩ ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, đã có bác sĩ làm việc tại trạm. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế được đầu tư, từng bước đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Các chương trình quốc gia về y tế đều được địa phương quan tâm triển khai và đạt kết quả tốt, công tác tuyên truyền, giáo dục sức, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh.

Công tác dân số - KHHGĐ luôn được địa phương quan tâm tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ

4.2.2.4. Quốc phòng, an ninh.a) Quốc phòng a) Quốc phòng

Địa phương thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng chính trị tư tưởng cho lực lượng vũ trang, tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, duy trì nghiêm chế đọ sẵn sàng chiến đấu.

Địa phương luôn thực hiện tốt công tác rà soát, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho thanh niên địa phương hằng năm.

b) An ninh

Công tác an ninh chính trị xã hội của địa phương luôn ổn định và được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tích cực, chủ động phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thường xuyên xây dựng củng cố, kiện toàn lực lượng công an xã nhằm đảm bảo cả về số lượng chất lượng.

4.2.2.5. Công tác hội của địa phương

Trong địa phương đã thành lập các hội: Hội khuyến học, hội chữ thập đỏ, hội cựu giáo chức, hội người cao tuổi... Trong năm qua các hội đã thực đúng điều lệ của Hội và theo pháp luật của nhà nước, đồng thời, hiện tốt các nhiệm vụ của xã giao cho.

4.3. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội tới hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng. nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng.

4.3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Yên Đồng có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và làm VAC nói riêng. Thứ nhất, địa phương có diện tích mặt nước lớn đó là hai cánh đồng trũng với diện tích gần 100 ha chỉ cấy được một vụ lúa và một số diện tích đất trồng lúa có hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, khi có chính sách của nhà nước về chuyển đổi ruộng đất và khuyến khích phát triển VAC và kinh tế trang trại, địa phương đã tiến hành chia lô để cho nhân dân trong xã thầu với thời hạn là 20 năm.

Thứ hai, địa phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa hằng năm tương đối lớn, đồng thời, đất đai của địa phương chủ yếu là đất phù xa, vì vậy, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Từ đó, tạo ra sự đa dạng sản phẩm trong sản xuất VAC, giảm thiểu sự tác động xấu của yếu tố thị trường, mùa vụ, thời tiết tới kinh tế hộ gia đình, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững trong sản xuất.

Thứ ba, địa hình của địa phương tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm, vật tư, chăm sóc cây trồng vật nuôi.

Bên cạnh những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại thì điều kiện tự nhiên của địa phương cũng gây không ít khó khăn cho hoạt đọng sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng. Thứ nhất, địa phương nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm hình thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Vào mùa mưa, do lượng mưa phân bố không đều mà tập trung chủ yếu trong một, hai tháng nên thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ làm thiệt hại tới năng suất nuôi của các loại thủy sản, gây ra dịch bệnh cho gia súc, gia cầm gây thiệt hại kinh tế cho người sản xuất. Ngoài ra, vào mùa khô (mùa đông) nhiệt độ xuống thấp gây ra các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: rét đậm rét hại, sương muối, gió mùa đông bắc đã ảnh hưởng tới sự sinh trương và phát triển của cây trồng và vật nuôi, làm giảm thu nhập của người dân. Đặc biệt, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho thời tiết trên thế giới nói chung và ở địa phương nói riêng diễn biến phức tạp không theo quy luật, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất VAC nói riêng.

4.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế.

Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất VAC tại địa phương, nó ảnh hưởng tới mức độ đầu tư của người dân vào mô hình. Hầu hết, các hộ gia đình làm VAC tại địa phương là những hộ làm nông nghiệp thuần túy là cấy

lúa, vì vậy, vốn tự có của các hộ gia đình là không nhiều. Để có vốn đầu tư cho sản xuất như đào ao, mua giống cây trồng vật nuôi hầu hết các hộ phải di vay ngân hàng. Chính vì vậy, mức độ đầu tư cho sản xuất của người dân chưa cao, dẫn tới năng suất cây trồng, vật nuôi, hiệu quả kinh tế do VAC mang lại còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của địa phương.

Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của địa phương cũng có những thuận lợi cho sản xuất VAC đó là: hệ thống giao thông tương đối tốt đặc biệt xã có đường tỉnh lộ 304 chạy qua nối liền xã với thành phố Vĩnh Yên và quốc lộ 2 tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

4.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố xã hội

Các yếu tố xã hội cũng có nhiều ảnh hưởng tới sản xuất VAC của địa phương. Các yếu tố xã hội bao gồm: yếu tố lao động, tập quán sản xuất, công tác khuyến nông khuyến lâm, hoạt động của các Hội, chính sách hỗ trợ và nhu cầu xã hội.

Nguồn lao động của địa phương có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất nồng nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất VAC nói riêng.

Trong VAC, các hộ gia đình chủ yếu nuôi, trồng các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống quen thuộc, vì vậy, thuận tiện cho người dân trong công tác chăm sóc, kỹ thuật canh tác các giống cây trồng, vật nuôi này. Tuy nhiên người dân mới chỉ sản xuất những giống mà họ có vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại còn thấp, để nâng cao hiệu quả kinh tế người dân cần lựa chọn giống sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm mà thị trường cần. Đồng thời sử dụng các giống có năng suất cao và cần áp dụng những biện pháp tiến bộ vào sản xuất.

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất VAC nói riêng được nhà nước và chính quyền các cấp ngày càng quan tâm và hỗ trợ sản xuất. Đó là, sự hỗ trợ về vốn thông qua việc cho người dân vay vốn với lãi suất ưu

đãi, sự hỗ trợ về kỹ thuật thông các các lớp tập huấn, thông qua việc đẩy mạng công tác khuyến nông, đặc biệt là chính sách hỗ trợ người dân khi xảy ra thiên tai. Tiêu biểu,cuối năm 2008 do mưa lớn đã gây ngập lụt toàn bộ diện tích nuôi thủy sản của địa phương, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Để góp phần hỗ trợ người dân nhà nước đã hỗ trợ mỗi hộ là 1 triệu đồng/1 sào diện tích nuôi tủy sản. Đây là động lực lớn để người dân tiếp tục sản xuất VAC.

4.4 Hiện trạng phát triển VAC tại xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Phúc

4.4.1. Hiện trạng sử dụng đất

Biểu 01: Hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Đồng, huyện Yên Lac, tỉnh Vĩnh Phúc STT Loại hình sử dụng đấtTổng diện tích tự nhiên Diện tích (ha)785.10 Tỷ lệ (%)100

I Đất nông nghiệp 589.19 75.05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 434.37 55.33

1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 432.48 55.09

1.1.1.1 Đất trồng lúa 432.32 55.07

1.1.1.2 Đất trồng cây hằng năm khác 0.16 0.02

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.89 0.24

1.1.2.1 Đất trồng cây ăn quả 1.21 0.15

1.1.2.2 Đất trồng cây lâu năm khác 0.68 0.09

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 154.81 19.72

II Đất phi nông nghiệp 192.12 24.47

2.1 Đất ở 88.55 11.28

2.2 Đất chuyên dùng 90.23 11.49

III Đất chưa sử dụng 3.80 0.48

(Nguồn: UBND xã Yên Đồng) Qua biểu 01 về hiện trạng sử dụng đất của xã Yên Đồng ta thấy diện tích từng loại đất theo luật đất đai năm 2003 là như sau: tổng diện tích tự nhiên của toàn xã là 785.1 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là lớn nhất với diện tích là 589.19ha chiếm tỷ lệ 75.05 % tổng diện tích tự nhiên, tiếp theo là đất phi nông nghiệp với diện tích là 192.12 ha chiếm 24.47% tổng diện tích tự nhiên, cuối cùng

là đất chưa sử dụng với diện tích 3.80 ha chiếm tỷ lệ 0.48% tổng diện tích tự nhiên, thực chất đây là diện tích đất nông nghiệp đã được UB xã phân lô để bán cho người dân làm nhà ở, nhưng người dân chưa xây dựng nhà, chính vì vậy, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm còn diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên.

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã, diện tích sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là 55.33% tổng diện tích tự nhiên, với diện tích là 434.37ha. Loại đất này được người dân địa phương sử dụng chủ yếu để trồng hai vụ lúa với một vụ màu (ngô, đậu tương) với diện tích trồng lúa là 432.32ha chiếm 55.07% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại chủ yếu là đất trồng các loại cây hằng năm khác và các loại cây trồng lâu mà chủ yếu là cây ăn quả với diện tích 1.21ha chiếm 0.15% tổng diện tích tự nhiên.

Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của địa phương là 154.81ha chiếm 26.27% diện tích đất nông nghiệp và chiếm 19.72% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã, tổng số hộ tham gia làm VAC của địa phương là 374 hộ gia đình chiếm 15.75 % tổng số hộ của địa phương. Đây là diện tích được chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Diện tích này được sử dụng chủ để nuôi các loài thủy sản chủ yếu như: cá trắm cỏ, cá trôi, cá mè và một số loài cá khác như: cá chim, rô phi, chép…Tổng giá trị sản xuất từ nuôi trồng thủy sản của địa phương trong năm 2009 là trên 17 tỷ đồng và đã đóng thuế cho nhà nước trên 900 triệu đồng/ năm.

Diện tích đất phi nông nghiệp của toàn xã là 192.12ha chiếm 24.47% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất thổ cư là 88.55ha chiếm 11.28% tổng diện tích tự nhiên, còn lại là diện tích đất chuyên dùng với diện tích 90.23ha chiếm 11.49% tổng diện tích đất tự nhiên.

4.4.2. Phân loại và đánh giá mô hình VAC4.4.2.1. Phân loại VAC 4.4.2.1. Phân loại VAC

Qua quá trình điều tra sơ bộ kết hợp với phỏng vấn hộ gia đình, tôi đã dựa trên chỉ tiêu về số lượng loại sản phẩm và khối lượng của mỗi loại sản phẩm bán ra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế và tính đa dạng trong các hệ thống VAC tại xã yên đồng, huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w