c) Phương pháp điều tra thực địa
4.4.2. Phân loại và đánh giá mô hình VAC
4.4.2.1. Phân loại VAC
Qua quá trình điều tra sơ bộ kết hợp với phỏng vấn hộ gia đình, tôi đã dựa trên chỉ tiêu về số lượng loại sản phẩm và khối lượng của mỗi loại sản phẩm bán ra thị trường (sản phẩm hàng hóa) của các mô hình để phân loại VAC và tôi đã tiến hành chia các mô hình VAC hiện có tại xã Yên Đồng thành hai kiểu đó là: VAC chuyên canh và VAC thông thường. VAC chuyên canh là những mô hình sản xuất có số lượng loại sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường không nhiều nhưng khối lượng của từng loại sản phẩm tương đối lớn. Còn VAC thông thường có đặc điểm là sản xuất nhiều loại sản phẩm nhưng số lượng loại sản phẩm có tính chất hàng hóa là không nhiều mà chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp.
Xã Yên Đồng gồm 8 thôn, cả 8 thôn đều có hộ gia đình tham gia làm kinh tế VAC, nhưng tập trung chủ yếu ở bốn thôn là: thôn Chùa, thôn Yên Tâm, thôn đình và thôn Mới. Người dân địa phương có phong trào làm VAC từ năm 1996, khi có chủ chương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của nhà nước. Nhưng những mô hình VAC làm từ năm 1996 đa số là các mô hình VAC sản xuất theo hướng thông thường. Từ năm 1996 tới năm 2007 số lượng tham gia sản xuất VAC của địa phương không ngừng tăng lên và từ năm 2000 bắt đầu xuất hiện các mô hình VAC sản xuất theo hướng chuyên canh.
Số lượng của từng kiểu VAC được thể hiện qua biểu 02 như sau:
Biểu 02: Thực trạng VAC của xã Yên Đồng
kiểu VAC Số hộ thựchiện Tỷ lệ%
Diện tích (ha) Diện tích trung bình/ hộ Tỷ lệ % diện tích
VAC chuyên canh 53 14,17 57.76 1.09 37.31
VAC thông thường 321 85.83 97.05 0.30 62.69
Tổng 374 100
154.8 1
Qua bảng trên ta thấy toàn xã có 374 hộ gia đình tham gia sản xuất theo mô hình VAC. Trong đó, số hộ sản xuất VAC theo kiểu chuyên canh là 53 hộ chiếm tỷ lệ 14.17 % tổng số hộ tham gia sản xuất VAC. Tổng diện tích của các mô hình VAC chuyên canh là 57.76 ha, chiếm 37.31 % tổng diện tích VAC toàn xã và diện tích trung bình của một mô hình VAC chuyên canh là 1.09 ha.
Toàn xã có 321 hộ tham gia sản xuất VAC theo hướng thông thường, chiếm 85.83% tổng số hộ làm VAC. Tổng diện tích của các mô hình VAC thông thường là 97.05 ha, chiếm 62.69 % tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của xã và diện tích trung bình của một một mô hình VAC thông thường là 0.30 ha.
Như vậy các hộ sản xuất mô hình VAC tại địa phương chủ yếu sản xuất theo hướng thông thường, bởi sản xuất theo hướng thông thường vốn bỏ ra ban đầu để đầu tư cho việc đào ao, đắp bờ, mua cây, con giống không lớn, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện có của nhiều hộ gia đình.
4.4.2.2. Kỹ thuật sản xuất VAC của địa phươnga) Diện tích của hai kiểu VAC a) Diện tích của hai kiểu VAC
Sau quá trình điều tra sơ bộ tình hình sản xuất VAC tại địa phương tôi đã lựa chọn 30 hộ điểm, gồm 15 hộ sản xuất theo hướng thông thường và 15 hộ sản xuất theo hướng chuyên canh để điều tra tỷ mỹ và phân tích về kỹ thuật, tình hình sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế từ việc sản xuất VAC của địa phương. Sau quá trình điều tra và tôi đã tổng hợp số liệu số liệu về diện tích của các kiểu VAC của các hộ điểm như sau.
Biểu 03: Diện tích các thành phần của hai kiểu VAC Kiểu VAC Vườn Ao Chuồng Tổng DT Tỉ lệ % DT Tỉ lệ % DT Tỉ lệ % VAC thông thường 936 23.0 3072. 0 75.3 70.0 1.7 4078.0
VAC chuyên canh 1968 16.4 9936.0 83.0 73.7 0.6 11977.7 Qua bảng trên thấy rằng diện tích trung bình của kiểu VAC thông thường là 4078 m2 (0.4ha). Trong đó, diện tích trung bình của thành phần vườn là 936 m2, diện tích trung bình của thành phần ao là 3072 m2, diện tích trung bình của thành phần chuồng là 70 m2. Đối với VAC chuyên canh, diện tích trung bình của các mô hình là 11977.7 m2 tương đương 1.2 ha, trong đó diện tích trung bình của thành phần Vườn là 1968 m2, diện tích của thành phần ao là 9936 m2, còn diện tích của thành chuồng là 73.7 m2. Như vậy ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về diện tích của hai kiểu VAC. Cụ thể: diện tích kiểu VAC chuyên canh lớn gấp 3 lần diện tích VAC thông thường, diện tích vườn của mô hình VAC chuyên canh gấp 2 lần diện tích vườn VAC thông thường nhưng diện tích chuồng của hai kiểu VAC này lại xấp xỉ bằng nhau.
b) Kỹ thuật của hai kiểu VAC
Qua bảng 03 thấy có sự khác nhau về tỷ lệ cấu trúc các thành phần V, A, C trong hai kiểu VAC, trong đó thành phần ao có diện tích và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều này được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 01: Tỷ lệ phần trăm các thành phần trong hai kiểu VAC
Ta thấy đối với mô hình VAC chuyên canh tỷ lệ về diện tích các thành phần như sau: diện tích Vườn chiếm 16.4 %, diện tích Ao chiếm 83%, diện tích chuồng chỉ chiếm 0.6%. Đối với VAC thông thường diện tích vườn chiếm 23%, diện tích Ao chiếm 75.3% còn diện tích chuồng chiếm 1.7%. Như vậy tỷ lệ diện tích vườn và chuồng của VAC thông thường cao hơn tỷ lệ vườn và và chuồng của kiểu VAC chuyên canh. Nhưng tỷ lệ diện tích ao của VAC chuyên canh lại cao hơn so với VAC thông thường.
Trong VAC chuyên canh và thông thường, thành phần cây trồng vật nuôi không có sự khác biệt lớn về số lượng loài được nuôi trồng mà chỉ khác biệt nhau về số lượng cá thể của các loài được nuôi trồng từ đó tạo ra sự khác biệt về khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra thị trường. Ngoài ra, hai kiểu VAC này có sự khác nhau về các loài thủy sản tự nhiên có trong ao và diện tích cấy lúa. Kiểu VAC thông thường ngoài các sản phẩm từ cây trồng vật nuôi ra, còn có các nguồn thu từ các loài thủy sản có sẵn trong tự nhiên như: ốc vặn, ốc nhồi, trai trai và lúa còn VAC chuyên canh thì không có. Nguyên nhân là do toàn bộ diện tích VAC địa phương trước kia là diện tích đất cấy lúa một vụ, còn một vụ do hợp tác xã Gò Miễu thả cá và quản lý. Nhưng khi UB xã cho người dân thầu thì các hộ làm VAC chuyên canh đã dùng máy súc đào toàn bộ diện tích đất được thầu tới tận lớp đất thó (đất sét), đã làm cho các loài này bị hủy diệt hết không còn khả năng sinh sản trong ao. Còn đối với VAC thông thường thì người dân chỉ đào một phần diện tích đất được thầu để đắp bờ và tạo rãnh sâu tạo chỗ chú cho cá, còn diện tích còn lại thì được dùng để cấy lúa xuân. Cũng chính vì vậy tạo ra sự khác biệt về bờ ao (vườn)
của hai kiểu VAC, bờ ao của VAC chuyên canh được đắp bằng máy nên bề rộng của bờ ao lớn hơn và chặt hơn so với VAC thông thường làm cho khả năng giữ nước và mực nước trong ao của VAC thông chuyên canh cũng tốt và cao hơn so với VAC thông thường.
4.4.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình VAC tôi dựa trên hai chỉ tiêu là giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV) và chỉ tiêu tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR).
Sau quá trình điều tra thực tế và xử lý số liệu tôi đã tổng hợp nên bảng hiệu quả kinh tế của các kiểu VAC tại xã Yên Đồng như biểu 05 và biểu đồ 02. Qua biểu 05 ta thấy rằng hiệu quả kinh tế của các kiểu VAC như sau:
- Kiểu VAC thông thường
Tổng NPV của 1 ha là 168.69 triệu đồng, trong đó NPV của thành phần vườn là 25.09 triệu đồng chiếm tỷ lệ 14.87% với BCR là 13.33, NPV của ao là 88.21 triệu đồng chiếm tỷ lệ 55.29%, với BCR là 9.16, NPV của chuồng là 55.39 triệu đồng chiếm tỷ lệ 32.84%, với BCR là 1.27. Như vậy, trong kiểu VAC thông thường thu nhập từ thành phần ao là lớn nhất, rồi đến chuồng và cuối cùng là vườn. tuy nhiên qua chỉ tiêu BCR cho thấy chỉ tiêu BCR của vườn là lớn nhất, tức vườn là thành phần sản xuất có hiệu quả nhất, còn thành phần chuồng sản xuất kém hiệu quả nhất.
Biểu 04: kết quả tổng hợp NPV, BCR các thành phần trong hai kiểu VAC
Chỉ tiêu Thành phần NPV/ 1ha VAC (triệu đồng) Tỷ lệ % NPV BCR kiểu VAC
VAC thông thường
V 25.09 14.87 13.33 A 88.21 55.29 9.16 C 55.39 32.84 1.27 Tổng 168.69
VAC chuyên canh V 43.68 26.62 4.00 A 91.08 55.51 9.45
C 29.31 17.86 1.09 Tổng 164.07
Tỷ lệ phần trăm NPV các thành phần của hai kiểu VAC đượ thể hiện qua biểu đồ
Biểu đồ 02: tỷ lệ phần trăm NPV các thành phần của hai kiểu VAC - Kiểu VAC chuyên canh
Tổng NPV của 1ha mô hình VAC theo hướng chuyên canh là 164.69 triệu đồng. Trong đó NPV của vườn là 43.68 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 26.62% với BCR bằng 4. NPV của ao là 91.08 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 55.51% với BCR bằng 9.45, NPV của chuồng là 29.31 triệu đồng chiếm tỷ lệ 17.86% với BCR bằng 1,09. Vậy, trong kiểu VAC chuyên canh thu nhập từ ao là lớn nhất và cũng là thành phần sản xuất có hiệu quả nhất, còn thành phần chuồng thu được lợi nhuận ít nhất và là thành phần sản xuất kém hiệu quả nhất .
Nhu vậy qua biểu 04 về tổng hợp NPV, BCR của các thành phần trong hai kiểu VAC ta thấy rằng:
- NPV của VAC chuyên canh cao hơn so với NPV của VAC thông thường. Nguyên nhân là do tôi đã điều tra hiệu quả kinh tế của các mô hình VAC trong bốn
năm từ năm 2006 đến năm 2009, trong đó có năm 2008 thu nhập của VAC thông thường cao hơn rất nhiều so với VAC chuyên canh, là do năm đó toàn bộ diện tích VAC của địa phương nên tất cả các hộ nuôi thủy sản VAC chuyên canh đều bị trắng tay, nguồn thu từ chăn nuôi thì giảm sút do bán sản phẩm với giá thấp. Nhưng đối với VAC thông thường họ vẫn có nguồn thu từ thành phần lúa trong ao, do lúa đã được thu hoạch trước khi bị ngập. Vì vậy, NPV của thành phần ao của hai kiểu VAC xấp xỉ bằng nhau, trong khi đó thu nhập từ thành phần chuồng của VAC thông thường cao hơn hẳn so với VAC chuyên canh, vì các hộ sản xuất VAC theo kiểu thông thường họ chăn nuôi theo lối “lấy công làm lãi” tức họ đầu tư nhiều công sức cho vật nuôi bằng cách cho vật nuôi an những thức ăn sẵn có như: chuối, bồm bộp băm nhỏ, cám lọc khoai…trộn với cám C. Trong khi đó các hộ sản xuất kiểu VAC chuyên canh đều cho vật nuôi ăn hoàn toàn là cám ăn thẳng (cám công nghiệp) mà giá các loại cám này vừa đắt lại tăng giá thường xuyên mà giá sản phẩm bán ra lại rất thấp, vì vậy chăn nuôi theo kiểu này lợi nhuận rất thấp, thậm chí có khi còn bị lỗ, nhưng họ vẫn chăn nuôi để lấy phân làm nguồn thức ăn cho cá.
- Thu nhập từ ao và vườn của VAC chuyên canh cao hơn so với VAC thông thường nhưng thu nhập từ chuồng thì lại thấp hơn (nguyên nhân như trên).
- Hiệu quả sản xuất của thành phần ao chuyên canh cao hơn so với thành phần ao trong VAC thông thường. Nguyên nhân là do, các hộ sản xuất VAC chuyên canh đầu tư cho ao với mức độ tham canh cao, nguồn thức ăn cho thủy sản luôn đầy đủ và có sẵn bởi các hộ gia đình đều trồng từ 1- 2 sào cỏ để cho cá ngoài ra lượng phân thải ra từ chuồng lớn do các các hộ chăn nuôi với số lượng lớn.
- Hiệu quả sản xuất của thành phần vườn và chuồng kiểu VAC chuyên canh thấp hơn so với kiểu VAC thông thường. Nguyên nhân là do các hộ sản xuất VAC thông thường đầu tư chi phí cho trồng trọt ít, thậm chí là không mất chi phí một đồng nào trong khi đó họ vẫn có nguồn thu từ cây trồng. còn đối với chăn nuôi thì như đã nói ở trên.
4.4.2.4. Đánh giá sự đa dạng sản phẩm và sự đa dạng loài của mô hình VACa) Đánh giá sự đa dạng sản phẩm a) Đánh giá sự đa dạng sản phẩm
Sự đa dạng các sản phẩm trong mô hình VAC tại xã Yên Đồng được thể hiện qua biểu 05.
Biểu 05: Tính đa dạng sản phẩm của cây trồng vật nuôi của hai kiểu VAC
Thành phần
Loại sản phẩm
VAC thông thường VAC chuyên canh Diện tích, số lượng/ hộ Số hộ Sản lượng bán/ hộ/ năm Diện tích,số lượng/ hộ Số hộ Sản lượng bán/ hộ/ năm vườn
Chuối 7.6 khóm 13 6 buồng khóm13.7 11 13 buồng
Nhãn 0 0 0 13 cây 5 240 kg
Vải 0 0 0 13.4 cây 5 236.75 kg
Xoài 4.8 cây 6 109 kg 15.3 11 653.6 kg
Đu đủ 10 1 150 kg 68.6 7 1492.7 kg
Bưởi 4.7 cây 6 75 quả 14.5 cây 10 736 quả
Bạch đàn 43 cây 1 30 cây 65 cây 4 57.5 cây
Ao Cá trắm cỏ 3072 m2 15 174.3 9936 m2 15 562,9 kg Cá trôi 3072 m2 15 113 kg 9936 m2 15 374.5 kg Cá mè 3072 m2 15 87 kg 9936 m2 15 293.4 Cá chép 2880 m2 10 76 kg 12098m2 7 102.4 kg Cá chim 2700 m2 6 37.4 kg 9360 m2 3 59.3 kg Cá rô phi 2985 m2 4 17 kg 8820 m2 2 30 kg Cá trắm đen 2880 m2 7 14 kg 9000 m2 1 107 kg Ốc 3060 m2 8 110 kg 0 0 0 Trai trai 3060 m2 4 43 kg 0 0 0 Lúa 2150.4 m2 15 430080 kg 0 0 0 Chuồng Lợn 5,2 con 11 390 kg 24.6 con 14 1870 kg Gà 27,4 con 14 54.8 kg 85 con 15 170 kg Vịt thịt 175 con 7 350 kg 372 con 11 744 kg Vịt đẻ 135.6 con 3 quả trứng36612 234con 8 63180 quảtrứng
Qua biểu 05 ta thấy các mô hình VAC tại địa phương đã cung cấp cho thị trường tới 21 loại sản phẩm khác nhau. Trong đó, vườn cung cấp 7 loại sản phẩm chủ yếu các loại trái cây, ao cung cấp 10 loại sản phẩm là các loại thủy sản, còn chuồng cung cấp 4 loại sản phẩm chủ yếu là thịt các loại gia súc, gia cầm cho thị trường. Đồng thời qua biểu trên ta cùng một loại sản phẩm nhưng kiểu VAC chuyên canh bán ra thị trường với khối lượng nhiều hơn so với VAC thông thường.
b) Đánh giá sự đa dạng loài
Sự đa dạng loài có trong các mô hình VAC tại địa phương được thể hiện qua biểu 06 và biểu 07. Qua hai biểu ta thấy các trong mô hình VAC của địa phương có tới 81 loài trong tổng số 47 họ. Trong đó có 31 loài động vật và 52 loài thực vật, bao gồm các loài được nuôi và cả những loài có sẵn trong tự nhiên, các loài này nằm trong 47 họ, trong đó các loài động vật có 21 họ, các loài thực vật có 26 họ.
Trong tổng số 31 loài động vật có trong mô hình thì có tới 17 loài là có sẵn trong tự nhiên nằm trong 15 họ và có 14 loài là được con người nuôi thả nằm trong 16 họ. Như vậy số loài được nuôi thả và số loài có sẵn trong tự nhiên xấp xỉ bằng nhau.
Trong tổng số 50 loài thực vật có trong mô hình thì có tới 44 loài được nuôi trồng nằm trong 20 họ và chỉ có 6 loài mọc tự nhiên, nằm trong 6 họ. Đây là những loài có khả năng tái sinh tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh, đặc biệt là khả năng thích nghi cao như sung, gáo, xoan…
Biểu 06: Tổng hợp các loài động vật có trong mô hình VAC