An toàn PCCC trong kho GAS Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu ứng dụng và kĩ thuật của khí dầu mỏ hóa lỏng (Trang 46)

- Thường xuyên kiểm tra ống dây cao su nối gas nếu phát hiện có hiện tượng như: mùi gas, ống cao su dẫn gas nứt Hãy khóa van gas và ngưng sử dụng, kiểm tra rò

4.2. An toàn PCCC trong kho GAS Đà Nẵng.

4.2.1.Tính chất nguy hiểm cháy nổ.

- Là kho chứa gas nhập từ tàu tại Công ty xăng dầu khu vực 5 và xuất cho oto xitec chở gas, xuất đóng chai. Khu bể chứa gas gồm 5 téc, mỗi téc 223x760m2 với trọng lượng chứa gas 100 tấn.

- Gas được chứa trong téc ở dạng thể lỏng và hơi gas. Hệ thống đường ống dẫn gas gồm có đường ống gas lỏng và đường ống gas hơi. Khi bị sự cố gas lỏng bục phun ra ngoài sẽ chuyển hóa ngay thành thể hơi và thu nhiệt làm cho vùng xung quanh hạ nhiệt độ xuống có thể gây bỏng lanh.

- Thành phần của Gas của PETROLIMEX là : 70% là butan, 30% là propan. Butan Propan

Nhiệt độ tự bắt cháy(°C) 405 405 Giới hạn nồng độ nổ(%) 1,8-9,1 2,1-9,5

- Gas là loại đặc biệt nguy hiểm cháy nổ, khi gặp tia lửa, nguồn nhiệt sẽ cháy, nổ tức thì gây cháy lớn dữ dội, đe dọa toàn bộ khu vực xung quanh, gây khó khăn cho

công tác cứu chữa.

- Với đặc điểm hiện tại kho gas được trang bị hệ thống van an toàn, van khóa tự động, hệ thốngg báo động sự cố gas, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng nước tự động có hệ số van an toàn cao, nhưng nếu không thường xuyên kiểm tra độ tin cậy của các thiết bị an toàn, khi xả ra sự cố rất nguy hiểm.

4.2.2.Các biện pháp phòng cháy chủ yếu.

- Thường xuyên giáo dục ý thức PCCC cho CBCN, tổ chức học tập nghiệp vụ PCCC cho CBCN và sử dụng thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị.

- Mọi CBCN định kì hàng năm phải được học tập an toàn PCCC và có chứng chỉ do cơ quan cảnh sát PCCC cấp.

- Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trong và ngoài khu vực gas.

- Lắp đặt hệ thống van khóa tự động trên đường ống dẫn gas khi bị sự cố rò gas hoặc khi xảy ra cháy. Hệ thống báo động khi bị rò gas, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị trên, đảm bảo độ tin cậy cao.

- Hệ thống điện chiếu sáng, động cơ bơm gas, động cơ, mâm xoay, là loại phòng nổ.

- Kiểm tra định kỳ hệ thống thu lôi, chống sét, hệ thống tiếp địa của téc chứa gas, thiết bị máy móc xuất nhập gas.

- Niêm yết nội quy PCCC, biển báo cấm lửa, cấm hút thuốc để mọi người biết và thực hiện.

- Khu vực kho phải tuyệt đối cấm các hoạt động có phát sinh tia nguồn nhiệt do ma sát, do tàn lửa ống xả của các phương tiện vận chuyển.

- Chỉ tiến hành sữa chữa đường ống thiết bị, téc chứa gas khi đủ điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh công nghiệp sạch sẽ, đo nồng độ gas an toàn và có phương tiện chữa cháy thường trực theo phương án bảo vệ đã được cơ quan PCCC phê duyệt.

- Khu vực bãi xếp chai gas, đóng chai gas, nền phải phẳng, không có cống rãnh, đường nước thải trên sàn ( tích tụ hơi gas).

- Bãi xếp chứa gas phải theo từng lô dãy, các chai xếp thẳng đứng, đối với các chai nhỏ có thể xếp chồng lên nhau ở tư thế vững chắc thẳng đứng và không vượt quá

su,...tránh ma sát. Khoảng cách giữa hai dãy chai không nhỏ quá 1,5m.

- Nhân viên xuất nhập gas và bảo vệ phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng thực hiện nghiêm các quy đinh an toàn PCCC.

- Bảo quản định kì các hệ thống bảo vệ, báo cháy, chữa cháy tự động, các loại phương tiện chữa cháy đảm bảo chất lượng sẵn sàng chữa cháy có hiệu quả.

Phương tiện chữa cháy xách tay để nơi dễ lấy nhất.

- Thường xuyên kiểm tra công tác an toàn PCCC trong kho gas. - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn PCCC.

-Tuyệt đối tuân thủ các qui định, qui phạm trong sản xuất, ngăn ngừa mọi nguy cơ mất an toàn.

4.2.3.Nguyên tắc cứu chữa:

- Cắt điện, tổ chức thoát nạn cho người bị nạn.

- Đóng chăt các van khóa đường ống, téc chứa gas gần khu vực cháy. - Làm mát bảo vệ đường ống, téc chứa gas gần khu vực cháy.

- Di chuyển tài sản phương tiện gần khu vực cháy ra nơi an toàn.

4.2.4.Kĩ thuật chưa cháy gas.

Bình bọt không đáp ứng được việc dập luồng lửa của hơi gas hoặc quá trình sôi mãnh liệt của pha lỏng. Nên sử dụng những chất như CO2, bột dạng khô hoặc BCF ( BromoCholorodi Fluoro methane-BrClF2C), vào dập các đám cháy gas, vì chúng làm loảng nồng độ gas và ngăn chặn không khí tiếp xúc với ngọn lửa.

Do sự nguy hiểm của các đám hơi gas có thể bất ngờ cháy nổ trở lại gây ảnh hưởng đến diện rộng đám cháy. Đám cháy LPG không nên dập tắt ngay trừ khi ta có thể ngăn chặn nguồn đánh lửa ngay sau đó.

Nếu ngọn lửa tiếp xúc trực tiếp với bồn chứa LPG (không kể kích cỡ) thành bể có thể bị quá nhiệt và bị phá hủy do áp suất cao trong bể.

Trừ trường hơp 2) và 3) đám cháy nên được để cháy hết ngay cả khi nơi bị rò rỉ đã được cô lập.

Đám cháy được để tiếp tục cháy phải được cách ly với các tài sản và công trình bên cạnh và được khống chế về mức độ và cường độ. Điều này có thể tiến hành bằng cách giảm áp suất và nhiệt độ của nguồn rò rỉ để hạn chế tốc độ rò rỉ.

Phải khống chế cường độ của đám cháy để bảo vệ bồn chứa LPG các thiết bị, tất cả các tài sản máy móc thiết bị gần ngọn lửa hoặc đang cung cấp gas cho đám cháy phải

được làm mát bởi giàn phun nước, vòi lăng phun....

Phần trên của bể LPG, nơi tiếp xúc với phần hơi là điện tích nguy hiểm nếu bể sát với đám cháy. Nước làm mát phải được cung cấp tại đỉnh của bể và hệ đỡ của bệ để tránh bị phá hủy kết cấu.

Các bể chứa LPG thường được lắp van an toàn nhằm giảm áp suất của bể khi áp suất của bể quá áp suất thiết kế.

VD: Trong trường hợp bể chứa gần với ngọn lửa, khi lăng phun và vòi rồng được phun vào bể để không ảnh hưởng đến hoạt động của van an toàn.

Không được làm chệch hướng các luồng gas xảy ra từ van an toàn, trừ khi chúng đe dọa tài sản và các thiết bị khác, luồng lửa của hơi gas phải được nguyên nếu chúng có nguy cơ cháy nổ.

4.2.5.Hành động lúc ban đầu và kĩ thuật khống chế đám cháy.

Hành động lúc ban đầu là yếu tố rất quan trọng trong việc khống chế đám cháy. Nếu không có hành động nhanh chóng và hiệu quả thì chỉ sau vài giây đầu tiên đám cháy sẽ làm phát triển và lan tràn một cách nhanh chóng.

Khi xảy ra hỏa hoạn trong kho LPG những hành động sau phải được tiến hành khẩn trương và kịp thời.

4.2.6.Các bước tiến hành khi có hỏa hoạn.

Người phát hiện ra đám cháy phải rung chuông báo động ngay và báo cáo ngay với trung tâm nơi xảy ra đám cháy và sự ước tính quy mô cháy.

Tại nơi bắt đầu đám cháy, người đầu tiên đến với nó phải cố gắng ngay lập tức ngắt điện, cắt nguồn LPG cung cấp cho đám cháy bằng cách đóng van, tắt bơm.... Và cô lậ điểm rò rỉ.

Cần phải có những cố gắng ban đầu để dập tắt đám cháy. Sử dụng các trang bị chữa cháy tại chỗ để nhanh chóng dập tắt đám cháy.

Nếu có thể đươc, đám cháy phải được cô lập khỏi điểm rò rỉ và tiếp tục cháy cho đến khi tắt.

Các trang thiết bị và tài sản gần bên phải được bảo vệ.

Nếu nguồn gas cung cấp cho dám cháy không thể cắt hoàn toàn thì đám cháy phải được kiểm soát và tiếp tục cháy nếu có nguy cơ cháy nổ trở lại.

Nếu đám cháy gần nơi đóng nạp cho phương tiện thì phải khẩn trương cắt ống nối và rời đến nơi an toàn. Chú ý trong quá trình này không được gây ách tắc các lối vào kho.

Dừng tất cả các bơm, máy nén LPG và đóng tất cả các van trên hệ thống công nghệ và bể chứa nằm trong vùng ảnh hưởng của đám cháy.

Phải di chuyển bình gas và các thiết bị gần đám cháy đến nơi an toàn.

Nhân viên có mặt tại đó phải báo cáo cho đội chữa cháy biết và yêu cầu giúp đỡ nếu cần thiết. Nếu có nguy phải có thông báo cho chính quyền địa phương có các biện pháp hỗ trợ cấm đường, tăng viện,...

Khi nghe thấy tiếng chuông báo có hỏa hoạn, tất cả mọi người phải có nhiệm vụ như đã nêu rõ trong phương án chữa cháy. Những người không có nhiệm vụ được giao rõ ràng hoặc chưa làm công việc được giao trong phương án tập trung ở trung tâm nơi điều hành việc khống chế đám cháy.

Các phương tiện vận tải phải rút lui khỏi chỗ cháy một cách trật tự an toàn và đỗ nơi không ảnh hưởng đến công tác chữa cháy hoặc các hoạt động cứu hộ khẩn cấp khác.

Khởi động máy bơm cứu hỏa hoặc có biện pháp đảm bảo có nước cho công tác cứu hỏa.

Mở hệ thống phun sương trên các bể có liên quan đến đám cháy, không được mở hệ thống cho các bể ở xa đám cháy.

Các phương tiện chữa cháy phải được điều khiển sao cho nước được cung cấp nhanh tới thành phía trên và chân đỡ của bể, tới ống công nghệ, các thiết bị và các công trình kiến trúc khác gần nơi đám cháy.

Nếu không thể dập tắt ngọn lửa cháy trên bể LPG ( không kể kích thước) phải cố gắng dập ngay đám cháy ngay cả khi việc này dẫn tới một lượng lớn LPG thoát ra ngoài mà không bị đốt cháy.

Nếu không thể đóng được các van trọng yếu ngắt nguồn gas rò rỉ đang cung cấp cho đám cháy, điều này có thể tiến hành bằng cách cử ra một người được trang bị quần áo chống cháy tiếp cận với vị trí van để đóng van đồng thời dùng nước phun vào người đó để bảo vệ.

Nếu không ngắt được nguồn hơi gas thoát ra ngoài, nên dùng một nguồn nước xối trực tiếp vào điểm rò rỉ nhằm làm loãng nồng độ gas.

Tất cả người và phương tiện không liên quan đến đám cháy không được phép vào khu vực bị ảnh hưởng của đám cháy.

Các phương tiện chữa cháy như bình CO2, bọt, bột, sau khi đã sử dụng để chữa cháy ban đầu không được phép để về chỗ cũ mà phải đưa sang một khu vực quy đinh xa các đám cháy để sử dụng nhầm trở lại.

Mọi phương tiện cứu hỏa di động cũng như nguồn nước chữa cháy tại chỗ để có hạn do đó người sử dụng phải biết cách cách sử dụng sao cho có hiệu quả tránh lãng phí.

Hỏa hoạn tại các điểm rò rỉ LPG có thể dập tắt bằng cách bao bọc chúng bằng nước, các hóa chất, hoặc tấn công trực tiếp vào các gốc ngọn lửa, tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt chúng được để cho đến khi cháy hết thì ngăn chặn được nguồn gây ra rò rỉ.

4.2.7.Xử lý một số vụ cháy nhỏ. VD1: Gas cháy từ van của bình:

- Dập tắt bằng các phương tiện chữa cháy xách tay, hoặc bọc bằng chăn ướt, cát,...

- Nên dập tắt ngay lửa vì có thể đóng ngay van bình và ngăn chăn được nguồn rò rỉ.

Nếu van không thể đóng được, bình gas được vận chuyển cẩn thận đến vị trí an toàn và xả gas ra ngoài trong điều kiện kiểm soát được.

VD2: Lửa cháy tại van an toàn của bể gần với ngọn lửa:

- Để cho đám cháy tiếp tục cháy, trong khi đó làm mát bồn và xử lý đám cháy kề bên.

- Khi bể đó đã được làm mát, áp suất giảm và van an toàn đóng, ngọn lửa sẽ tự tắt.

VD3: Lửa cháy từ hơi gas đang thoát ra từ chỗ hàn ống, van liên kết với bể. Lửa không cháy trên bể:

- Để cho đám cháy tiếp tục phun ra. - Cố gắng cô lập rò rỉ, cắt ngọn lửa. - Phun nước vào bể để làm mát, nếu: + Bể bị nóng do nhiệt độ của ngọn lửa.

trùm lên bồn:

- Lửa phải được dập càng nhanh càng tốt: + Bởi vì lửa đang cháy trên bồn.

+ Bồn bị lật do đó van an toàn có thể không hoạt động được do hỏng hoặc do tiếp xúc với chất lỏng.

- Phải sơ tán người và tài sản khu vực xung quanh trừ lính cứu hỏa. Đến khi có nguy cơ không dập được ngọn lửa thì ngay cả lính cưu hỏa cũng phải sơ tán.

- Lính cứu hỏa phải tránh đứng đối diện với đầu bồn.

VD5: Lửa cháy tại bồn nhiên liệu gần bể chứa LPG:

- Dùng nước phun lên các bể gần đám cháy.

- Cô lập các bể bị ảnh hưởng và hướng vòi cứu hỏa để làm mát. - Theo dõi áp suất trong bồn.

- Nếu van an toàn hoạt động, không cần hành động gì thêm trừ khi áp suất bồn tiếp tục tăng.

- Nếu lửa lan đến khu vực chứa LPB, tập trung các phương tiện sẵn có để làm mát các bể bị ảnh hưởng nhiều nhất.

-Không được tìm cách làm rỗng bể gần nhất nguồn lửa. Vì nếu làm vậy chúng trở nên dễ bị quá nhiệt khi nhiệt độ lỏng tăng.

4.2.8.Công tác bảo vệ người và tài sản.

Nếu nguồn LPG cháy không bị ngăn chặn kịp thời thì có những cố gắng trong công tác cứu hỏa hoạn ban đầu đều có thể nhằm trực tiếp vào chô rõ rỉ để tránh sự lan tràn tới các tài sản và kiến trúc bên cạnh.

Do vậy, người tham gia công tác cứu hỏa phải được luyện tập thường xuyên, được trang bị quần áo bảo vệ và được cung cấp đầy đủ những thiết bị chữa cháy và nhất là phải có người lãnh đạo sáng suốt khi hỏa hoạn xảy ra trong kho LPG.

Phải nhanh chóng cứu chữa người bị nạn (nếu có) ra khỏi đám cháy.

Phải bảo vệ bằng nước cho các công trình kiến trúc sát ngọn lửa hoặc gần đó, sử dụng vòi phun nếu có thể.

Phun liên tục và tới các công trình kiến trúc dễ cháy nổ ngay cả khi chúng bao trùm cả ngọn lửa nhằm ngăn chặn nguy cơ cháy nổ của chúng.

Cần phải liên tục làm mát cho các bể chứa LPG gần sát ngọn lửa bằng các giàn phun cố định hoặc vòi phun. Phần trên của bể chứa LPG và chân đỡ của bể là các điểm

dễ bị phá hủy.

Phải liên tục làm mát các bình gas bằng vòi nước trừ khi có thể chuyển chúng ra khỏi đám cháy.

Người cứu hỏa làm việc trong môi trường hơi gas hoặc gần với với đám cháy phải được trang bị quần áo bảo hộ, kính, găng tay.

Lính cứu hỏa và người làm việc trong môi trường có hơi gas phải liên tục được bảo vệ bằng nước. Phải đảm bảo hai vòi nước lấy từ hai nguồn nước khác nhau để phục vụ mục đích này.

Lính cứu hỏa phải đứng trước, thẳng về đám cháy, đứng xuôi gió nếu có thể và được bảo vệ bằng vòi nước.

Nước bảo vệ lính cứu hỏa không bao giờ bị ngắt ngay cả khi ngọn lửa có nguy cơ tắt cho đến khi họ ra khỏi khu vực nguy hiểm một cách an toàn.

Cần phải cố gắng làm chệch hướng dòng chảy của LPG lỏng thoát ra ngoài có nguy cơ cháy về các khu vực dân cư, kho tàng, tài sản bằng cách sử dụng các bức tường ngăn cách bằng bao cát,.... Các bức tường ngăn này cũng có thể giữ lại hơi LPG và phải coi như những khu vực nguy hiểm cho đến khi hơi gas loãng và bay đi.

Đám hơi gas có thể làm loãng bởi các luồng không khí có luồng nước bơm vào. Các bể chứa LPG (không kể kích thước) tiếp xúc với ngọn lửa phải được chống lại bởi sự tăng áp suất đột ngột trong bể bằng van an toàn. Tuy nhiên trong một số trường hợp

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu ứng dụng và kĩ thuật của khí dầu mỏ hóa lỏng (Trang 46)