Nguyên lý hoạt động.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu ứng dụng và kĩ thuật của khí dầu mỏ hóa lỏng (Trang 41)

- Thường xuyên kiểm tra ống dây cao su nối gas nếu phát hiện có hiện tượng như: mùi gas, ống cao su dẫn gas nứt Hãy khóa van gas và ngưng sử dụng, kiểm tra rò

3.3.2.3 Nguyên lý hoạt động.

- Cung cấp nguồn gas→ khởi động bếp → Gas được dẫn vào hệ thống điều khí đến đầu đốt. Đồng thời hệ thống đánh lửa tạo tia lửa điện → Xuất hiện ngọn lửa tại hệ thống mồi của đầu đốt → sinh ra nhiệt. Cảm ứng nhiệt nóng lên tạo nguồn điện điều khiển van điện từ mở nguồn cung cấp gas.

-Khi ngọn lửa tại đầu đốt tắt đột ngột ngoài ý muốn (Vì một lý do nào đó)→ cảm Thiết bị ngắt

gas tự động

SƠ ĐỒ VẬN HÀNH

Nguồn ga Van điều tiết ga

Đầu đốt Sinh nhiệt Hệ thống đánh lửa +

CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ SỬ DỤNG LPG.(theo thông tư 41/TT.BCT số: 185/ATMT-CKAL). (theo thông tư 41/TT.BCT số: 185/ATMT-CKAL).

4.1.Các quy định về an toàn trong bảo quản sử dụng - vận chuyển.

* Nguyên tắc chung.

- Để đảm bảo an toàn phòng cháy nổ trong bảo quản, sử dụng và vận chuyển LPG cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành như TCVN 6304-1997.

- Muốn loại trừ nguy cơ cháy nổ của Gas cần thực hiện các biện pháp theo nguyên tắc sau:

+ Khống chế nồng độ hơi Gas thấp hơn nồng độ giới hạn cháy nổ 2,05%.

+ Các bình gas, thiết bị sử dụng gas, ống dẫn, van, mối nối, động cơ, thiết bị điện phải là loại kín phòng nổ.

+ Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với vùng nguy hiểm cháy nổ hoặc có tường ngăn cháy.

+ Thường xuyên thông thoáng nơi bảo quản gas.

4.1.1.An toàn trong bảo quản, sử dụng.

Các bình gas phải được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ không quá 50°C, tránh tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn.

Mặt sàn nơi đặt bình gas phải bằng phẳng với bề mặt không trượt, không có khả năng tạo ra tia lửa khi va chạm cọ xát.

Không đặt bình gas gần lối đi lại, gần vật liệu dễ cháy, cách xa ngọn lửa.

Các bình gas phải được đặt ở vị trí thẳng đứng ( van lên trên) khi sử dụng và bảo quản.

C ác bình gas phải được bảo quản trong kho riêng làm bằng vật liệu khó cháy. Không được bố trí đường ống, rãnh thoát nước tại sàn nhà. Kho phải có cửa thông gió trên trần, trên tường hoặc vị trí thấp ngang sàn nhà để phân tán không khí ở mọi không gian của kho.

Hệ thống chiếu sáng, đèn công tắc là loại phòng nổ, cáp điện đi trong ống kín, các bóng đèn phòng nổ bố trí ở nhiệt độ cao bảo đảm khoảng cách tối thiểu đến các bình gas là 1.5m.

Người ta có thể bảo quản và tồn chứa LPG trên mặt đất hoặc trong lòng đất tùy theo mức độ tồn chứa, khả năng tiêu thụ và điều kiện ở mỗi vùng khác nhau.

- Tồn chứa trên mặt đất

Các thiết bị chứa LPG là các thiết bị chịu áp lực được thiết kế và chế tạo theo hình trụ nằm ngang, hai đầu là các hình bán cầu, hoặc có thể tồn chứa LPG ở những bồn hình cầu vì nó có khả năng chịu áp lực cao. Trên các bồn chứa đều được lắp đặt các thiết bị bảo vệ an toàn trong quá trình tồn chứa dù trong thời gian ngắn hay dài. Tùy theo nhu cầu của thị trường hoặc mục đích yêu cầu chứa LPG mà người ta sử dụng các bồn chứa to nhỏ tùy theo các mức dung tích khác nhau.

-Tồn chứa trong lòng đất.

Người ta có thể tồn chứa LPG trong lòng đất, trong các hang động muối hoặc mỏ. Cách tồn chứa này an toàn và hiệu quả, song chỉ thực hiện ở một số nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Canada. Nói chung, việc tồn chứa LPG hiện nay đa số được tồn chứa và bảo quản trong các bồn chứa khác nhau. Các loại bồn chứa này có thể chịu áp suất từ vài MPa đến vài trăm MPa và chứa từ vài chục m3 đến vài trăm nghìn m3 LPG.

4.1.2.Quy định an toàn trong vận chuyển .

Để thuận tiện cho việc tồn chứa và vận chuyển LPG phục vụ cho quá trình sử dụng, người ta thường hóa lỏng khí vì khí Butan và Propan dễ hóa lỏng ở điều kiện áp suất không cao. Khí hóa lỏng ở nhiệt độ thấp, khi ở nhiệt độ thường thì hóa hơi. Tùy theo vị trị của nhà máy sản xuất, các thị trường tiêu thụ, nói chung LPG được vận chuyển bằng đường ống. Việc vận chuyển LPG từ vùng này sang vùng khác, hoặc từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, người ta có thể vận chuyển bằng đường biển, đường sắt hoặc đường bộ. Trên các phương tiện vận chuyển người ta phải dùng bình chứa chịu áp lực cao và có hệ thống bơm chuyển theo quy định. Đối với các hộ dân tiêu thụ trong gia đình người ta có thể sử dụng hệ thống ống dẫn phù hợp hoặc bình chứa có cấu tạo bằng thép đặc biệt.

4.1.2.1.An toàn khi vận chuyển trong khu vực sản xuất.

1. Khi vận chuyển bằng tay phải đặt bình ở vị trí thẳng đứng, van lên trên tuyệt đối không được lăn bình nằm. Tránh va đập giữa các bình, không được khênh bình trên vai.

Có thể dùng xe chuyên dụng vận chuyển trên mặt nằm ngang. Nâng hạ bình LPG hết sức nhẹ nhàng.

3.Tuyệt đối không dùng cẩu để nâng bình LPG, khi vận chuyển không được nâng bình LPG

cao quá 0,3m so với mặt sàn.

4. Không chở chung bình gas với các loại hàng dễ cháy nổ hoặc các hóa chất ăn mòn.

4.1.2.2.An toàn khi vận chuyển trên phương tiện.

- Công nhân bốc xếp bình gas tuyệt đối không được lăn nằm bình, khi di chuyển phải giữ bình ở vị trí thẳng đứng, van bình phía trên.

- Phương tiện vận chuyển bình gas là xe chuyên dùng, đã được cơ quan chức năng kiểm tra, cấp phép về kĩ thuật an toàn vận hành và an toàn PCCC.

- Sàn xe phải bằng gỗ hoặc được lát gỗ.

- Mỗi xe phải trang bị ít nhất một bình CO2 hoặc một bình bột loại 8kg.

- Không chở chung bình gas với các mặt hàng dễ cháy nổ hoặc các hóa chất ăn mòn.

- Bình gas phải được xếp thẳng đứng, được chằng buộc, chèn chắc chắn tránh va chạm lật đổ. Van bình phải vặn chặt tất cả các đầu van phải quay về một phía. Số lượng bình gas xếp tối đa bằng 2/3 thê tích thùng xe.

- Không đỗ xe nơi nắng gắt, gần nguồn lửa, nơi đông người.

- Lái xe phải được học có chứng chỉ hiểu biết cần thiết về các tính chất cơ bản của LPG cũng như cách phòng hiểm cháy nổ LPG.

4.1.3.Chữa cháy và giải quyết sự cố. Tiêu lệnh phòng cháy

- Khi cháy phải báo động gấp. - Ngắt điện nơi xảy ra cháy.

- Dùng bình chữa cháy, chăn, cát, nước dập tắt cháy. - Điện báo đội chữa cháy chuyên nghiệp 114.

4.1.3.1.Khi xảy ra sự cố rò rủ LPG.

- Cần dập tắt ngay các ngọn lửa gần khu vực chứa bình, ngăn chăn các ngồn phát sinh tia lửa điện như: ngừng hoạt động các mô tơ điện, không đóng ngắt các công

- Thông gió làm giảm độ nồng hơi LPG xung quanh bình rò. Bịt chặt chỗ rò bằng mọi khả năng như đóng van, trét xà phòng vào chỗ rò sau đó quấn băng keo hoặc dây cao su để hạn chế tối đa lượng LPG rò rỉ ra ngoài.

- Nếu không khắc phục được rò ri thì phải vận chuyển các bình rò đến nơi thông thoáng gió, xa cống rãnh, xa các nguồn lửa, xa khu dân cư, có thể làm loãng nồng độ hơi LPG trong không khí bằng các khí chữa cháy CO2, N2 phải cảnh giới cấm lửa trại tại khu vực bình LPG bị rò.

4.1.3.2.Khi xảy ra hỏa hoạn.

- Trước hết phải báo động cháy, cắt tất cả các nguồn điện, gọi điện ngay cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất. Đồng thời tập trung các trang thiết bị cứu hỏa có sẵn để có thể dập tắt ngọn lửa.

- Tổ chức di chuyển các bình chữa cháy ra khỏi đám cháy. Nếu không di chuyển được thì phải phun thật nhiều nước lên các bình LPG lân cận để làm mát

- Nếu ngọn lửa dập tắt mà hơi LPG vẫn thoát ra thì xử lý như mục ở trên.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu ứng dụng và kĩ thuật của khí dầu mỏ hóa lỏng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w