Hệ thống đánh lửa.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu ứng dụng và kĩ thuật của khí dầu mỏ hóa lỏng (Trang 33)

-Cấu tạo: Gồm các linh kiện chính.

+Magneto (Piezo, thạch anh): Tạo ra tia lửa điện khi tác động một lực vừa đủ lên nó.

+Lò xo: Tạo ra một lực giúp búa đánh lửa di chuyển theo hành trình được thiết kế sẵn.

+Búa đánh lửa: Tác động một lực vừa đủ nên Magneto khi kết hợp với lò xo và cam đạt đỉnh điểm.

+Cam định điểm(Góc): Xác định góc đánh lửa phù hợp với vị trí mở gas mồi. Hiện trên thị trường đang sử dụng 2 loại cụm hòa khí có góc đánh lửa là 165° và 90°.

+Sứ đánh lửa: điểm phát tia lửa điện tại hệ thống mồi.

-Nhiệm vụ: Hệ thống đánh lửa bằng Magneto tạo ra tia lửa điện 11KV-15KV với cường độ dòng điện rất thấp.

-Nguyên lý làm việc:

+ Khi ta xoay nút khởi động cam định điểm lúc này tác động nên búa đánh lửa và làm lò xo bị nén lại. Khi cam đạt đỉnh điểm (đúng góc được thiết kế), búa đánh lửa sẽ thoát khỏi cam định điểm và trở về vị trí ban đầu đồng thời lúc này cũng tác động lên trên Magneto một lực ( Tùy theo động cứng của lò xo mà lực sinh ra lớn hay nhỏ) đồng thời lúc này tại đầu dây cao thế cũng xuất hiện một điện thế từ 11KV-15KV tùy theo lực tác động.

- Cấu tạo:

+Vỏ cụm: nơi gắn các chi tiết cấu thành cụm van. +Côn đóng mở gas: Sử dụng đóng mở gas.

+Ống gas mồi: Tạo ngọn lửa khi khởi động bếp. +Ti gas mồi: Đóng mở nguồn gas mồi.

+Các phốt: Làm kín khoảng hở các chi tiết tránh hiện tượng rò rỉ gas. - Nhiệm vụ:

+ Đóng hoặc mở nguồn gas vào.

+ Để điều tiết lưu lượng gas vào nhiều hay ít đến ống điếu.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu ứng dụng và kĩ thuật của khí dầu mỏ hóa lỏng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w