a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời và khả năng sinh lời
* Lợi nhuận của NHTM
NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tự chủ về tài chính, nên mục tiêu cao nhất vẫn là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận quyết định sự hưng thịnh, đồng thời là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Quan điểm của các nhà kinh tế coi lợi nhuận là hình thái của giá trị thặng dư, là lợi nhuận mới được tạo ra thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh.
Lợi nhuận theo cách hiểu đơn giản là phần giá trị dôi ra của một hoạt động kinh doanh, sau khi đã trừ đi mọi chi phí (lãi ròng) được xác định trong một kỳ tài chính (thường là một năm).
Tổng thu nhập – Tổng chi phí = Lợi nhuận (Tổng chi phí, trong đó bao gồm phí thu nhập)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn không phải luôn là mục tiêu hàng đầu, mà các mục tiêu khác được chú trọng hàng đầu như:
Doanh thu, thị phần kinh doanh tiêu thụ hàng hóa, kinh doanh... Song về dài hạn, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là sự tiếp cận của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Lợi nhuận ngân hàng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, nó là điều kiện cần có thu hút vốn mới, nhằm mở rộng và cải thiện dịch vụ ngân hàng.
- Nguồn dự phòng chi phí cho các chỉ tiêu không dự kiến trước và bù đắp thiệt hại xảy ra.
- Đối với cổ đông, lợi nhuận đem lại lợi tức cho họ. Thu nhập và chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận:
Thu nhập và chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NHTM. Thu nhập lớn hơn chi phí thì ngân hàng có lãi (thu được lợi nhuận) và ngược lại (bị lỗ).
Lợi nhuận tỷ lệ nghịch với chi phí và tỷ lệ thuận với thu nhập. Do vậy, việc quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM đòi hỏi vấn đề đặt ra là quản lý các nguồn thu quản lý chi phí trong ngắn hạn và dài hạn để đạt lợi nhuận mong đợi. Quản lý trong mối quan hệ chi phí là nhân tố tạo lập nguồn thu trong tương lai, không những bù đắp được chi phí hiện tại cho ngân hàng mà còn phải có lãi.
Chỉ số này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng cho ngân hàng. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của ngân hàng về sử dụng tài chính và những nguồn vốn thực sự đem lại lợi nhuận. Do đó, hệ số này càng cao thì càng tốt.
* Chỉ số (ROE): Tỷ lệ lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu
Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tự có (mỗi một đồng vốn chủ sở hữu mà ngân hàng bỏ ra đem về được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng), đo lường tỷ suất lợi nhuần ròng trên vốn tự có của ngân hàng → Chỉ số này càng cao càng tốt
* Tỷ lệ Lợi nhuận ròng /Tổng thu nhập
Chỉ số này phản ánh cứ một đồng thu nhập mà ngân hàng bỏ ra thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận hay là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm