2008 tăng 3,520,000,000 đồng so đầu năm 2008 do Công ty đầu tư mua đất xây văn phòng trong năm 2008.
Nhìn chung: các khoản đi chiếm dụng tăng liên tục qua các năm do quy mô sản xuất tăng lên. Đây là một khoản vốn khá lớn, Công ty sử dụng mà không phải tốn chi phí sử dụng nào. Trong thực tế việc tăng các khoản này không phải chuyện đơn giản nó thể hiện nghệ thuật kinh doanh của nhà quản lý đồng thời còn thể hiện uy tín của Công ty trên thị trường. Các khoản phải trả qua 3 năm có khuynh hướng tăng chủ yếu do
hoạt động Công ty ngày càng mở rộng nhưng lượng vốn tự có Công ty còn hạn chế nên để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường Công ty phải đi vay vốn và chiếm dụng vốn các đơn vị khác để đáp ứng lượng vốn thiếu hụt này. Tuy nhiên, trong những năm tới Công ty phải giảm bớt lượng vốn vay vì vay càng nhiều thì rủi ro kinh doanh càng cao. Tuy có gặp khó khăn về tài chính, nhưng quá trình kinh doanh diễn ra liên tục và hiệu quả.
c. Tỉ lệ các khoản phải thu so các khoản phải trả:
Chỉ tiêu Năm Năm 2006
Năm 2007 Năm 2008
Các khoản phải thu NH 7,296,974,743 7,501,911,380 4,199,017,395
Tổng nợ phải trả 2,621,266,282 2,829,550,973 9,303,245,617
Các Khoản Phải Thu / Tổng Nợ
Phải Trả (lần) 2,78 2,65 0,45
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ)
Khoản vốn bị đơn vị khác chiếm dụng liên tục giảm xuống. Tỉ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả năm 2007 là 2,65 lần, giảm xuống còn 0,45 lần vào năm 2008. Công ty có cố gắng trong việc thu hồi nợ, đồng thời do mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà vốn tự có không đủ trang trãi nên Công ty vay mượn từ Ngân hàng hay cá nhân…, Công ty đã tận dụng đuợc vốn các đơn vị khác để đầu tư hiệu quả. Qua bảng thấy cuối năm 2008 thì tỉ lệ này nhỏ hơn 100% cho thấy số vốn Công ty chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng . Công ty cần chú ý đến khoản phải trả, cần thận trọng trong phương án kinh doanh vì nợ phải trả này sẽ trở thành nợ quá hạn nếu phương án kinh doanh không thành công.
4.2. Khả năng thanh toán: