Quá trình hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng pháp quyền Hồ chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân (full) (Trang 37)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1.Quá trình hình thành tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, Người đã tận mắt chứng kiến một cảnh ngộ đối lập, giữa một bên là cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột của nhân dân mình với một bên là cuộc sống xa hoa, những tội ác dã man, tàn bạo của thực dân, đế quốc và phong kiến. Chính những điều đó đã nuôi dưỡng lý tưởng yêu nước cách mạng của Người và thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tìm kiếm mô hình xã hội mới, mô hình nhà nước mới.

Phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đang khủng hoảng trầm trọng vì thiếu một đường lối đúng, chưa có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. Mâu thuẫn giữa cuộc đấu tranh mạnh mẽ, liên tục của nhân dân với sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo đã làm cho phong trào chống Pháp lần lượt thất bại.

Nhìn lại các con đường cứu nước, chống Pháp đã qua, Nguyễn Tất Thành rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh

và Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào vì: Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, Người nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thường; Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”; Cụ Hoàng Hoa Thám thì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng còn nặng cốt cách phong kiến.

Như vậy, con đường cứu nước kiểu cũ không thể đưa đến thành công, Nguyễn Tất Thành quyết định tự mình ra đi tìm đường cứu nước. Người từ chối con đường Đông Du không phải vì Người đã hiểu được bản chất giai cấp cầm quyền Nhật Bản khi nước này đang trên con đường chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Người mới chỉ cảm thấy rằng, từ chối sang Nhật không phải là khước từ lòng ưu ái, niềm tin của cụ Phan Bội Châu mà là từ chối con đường cứu nước không thể đưa đến thành công.

Vào năm 13 tuổi, Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu làm quen với các từ tự

do, bình đẳng, bác ái, Người đã bị các từ này hấp dẫn, nhưng khi đối chiếu

với tình cảnh của đất nước dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Người chẳng thấy tự do, bình đẳng, bác ái ở đâu mà chỉ thấy sự áp bức, bóc lột. Người nhận ra giữa chữ nghĩa trong sách vở, với sự tuyên truyền, dạy dỗ ở nhà trường Pháp với cuộc sống của nhân dân Việt Nam đang bị nô lệ có một khoảng cách quá lớn, một sự trái ngược, mâu thuẫn tột bậc. Nhân dân Việt Nam đâu có được tự do, bình đẳng, bác ái mà chỉ có cuộc sống đói khổ, lầm than. Người nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem xét nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”. Người quyết định sang Pháp bởi nguồn gốc của những đau khổ và áp bức bóc lột là ngay tại “chính quốc”, ở nước đế quốc thống trị dân tộc mình. Quyết định này mở ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời cách mạng của Người.

đường cứu nước.Trong những năm bôn ba ở hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy và tố cáo bộ mặt thật của thựcdân Pháp ở Việt Nam, trong đó thể hiện sự phản đối chính quyền cự quyền, một chính quyền phi pháp quyền của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã bóc lột trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chế độ cai trị thực dân Pháp, tố cáo bộ măt tàn bạo, lố lăng, giả nhân giả nghĩa của những cá nhân đại diện thực hành chế độ thực dân. Người chỉ ra âm mưu và thủ đoạn che dấu tội ác của chúng: “để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái – Bình đẳng…” [35; 75].

Trên hành trình cứu nước và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc ở khắp các châu lục, song có ba nước đáng chú ý là Mỹ, Anh và Pháp. Trong những năm tháng ấy, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng chiếm lĩnh được vốn tri thức của thời đại; tiếp thu được nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây; tiếp thu được tư tưởng chính trị nhân văn dân chủ tư sản của các nhà khai sáng Pháp thoát thai từ thời phục hưng, được thể hiện trong Tuyên ngôn về nhân quyền

và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1789), nhất là tư tưởng Dân chủ -

Tự do – Bình đẳng – Bác ái, tư tưởng giải phóng con người khỏi thần quyền và sự thống trị của những quan hệ phong kiến và phong cách làm việc dân chủ trong các sinh hoạt khoa học ở các câu lạc bộ và sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã hội Pháp.

Ở Mỹ, (khoảng cuối năm 1912 đến cuối năm 1913), Người đến Bruclin thăm khu da đen Hacslem, đã chiêm ngưỡng tượng Thần Tự do, đã đọc bản

Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, trong đó, đề cập đến “Quyền bình

đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người,…”. Người đã tiếp thu được tư tưởng đề cao quyền lực của nhân dân trong cách

mạng Mỹ nhưng Người cũng đã phát hiện ra những nghịch lý: đằng sau những lời hoa mỹ về tự do, bình đẳng kia là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động, là điều kiện sống khủng khiếp của người da đen – nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc,…

Trong quá trình khảo sát thực tế, nghiên cứu và phát triển lý luận, Hồ Chí Minh đã đúc kết được những bài học hết sức quý báu về xây dựng chính quyền nhà nước. Hồ Chí Minh cũng đã thấy rõ sức mạnh quật khởi của nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ đứng lên dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản chống lại ách chuyên chế phong kiến, nhưng Người cũng đã chỉ: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì, nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mệnh Việt Nam nên nhớ những điều ấy” [36; 274].

Hồ Chí Minh cho rằng, sau khi cách mạng thành công, phải lập một chính quyền của số đông người, Người viết: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người” [36; 270].

Cách mạng Tháng 10 Nga thành công, thành lập nhà nước Xô viết. Người viết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khang bên An Nam” [36; 280].

Tháng 7-1920, Người đã đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Luận cương đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, giải đáp cho Người về con đường giành độc lập dân tộc và tự do cho

đồng bào Việt Nam mà Người đang tìm kiếm bấy lâu nay.

Hồ Chí Minh lựa chọn kiểu Nhà nước Xô viết, tất nhiên không bê nguyên si hình mẫu Nhà nước ấy vào Việt Nam mà áp dụng một cách sáng tạo. Đó là kiểu nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin. Sự khảo cứu của Hồ Chí Minh về vấn đề Nhà nước chứng tỏ rằng những quan điểm về xây dựng Nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân của Người có cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc và có tính chất chỉ đạo lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên Xô..., đồng thời, sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới vào điều kiện nước ta. Mặc dù Hồ Chí Minh không dùng khái niệm nhà nước pháp quyền, nhưng tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã được thể hiện không chỉ trong các bài viết, bài phát biểu của Người về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh với tư cách là người sáng lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt Nam mới, phấn đấu để Nhà nước ta thực sự trở thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện để khám phá kiểu nhà nước tư sản phương Tây như Mỹ, Pháp. Người cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu mô hình Nhà nước Xô Viết, kiểu nhà nước ra đời từ thành quả của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. Hồ Chí Minh đã sớm thấy được mối quan hệ hữu cơ, giữa quyền làm chủ xã hội, quyền dân chủ, tự do của nhân dân với Hiến pháp và các đạo luật, thấy được

vai trò của Hiến pháp, của các đạo luật trong việc làm thay đổi tính chất của một chế độ chính trị từ chuyên chế, độc tài sang một nền chính trị dân chủ.

Năm 1919, tại hội nghị Véc-xây, Hồ Chí Minh- lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, đã gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gồm 8 điểm với các nội dung đòi cải cách nền pháp lý ở Đông Dương, dành cho người bản xứ cũng được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như mọi người châu Âu, nhưng đáng chú ý hơn là ở điều thứ 7, Nguyễn Ái Quốc đòi “thay chế độ ra các sắc lệnh” hiện thân cho phép trị nước không dân chủ bằng “chế độ ra các đạo luật”, hiện thân cho phép trị nước trong khuôn khổ pháp quyền. Điều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền như thế nào.

Đây là văn kiện pháp lý đầu tiên ở nước ta đặt vấn đề kết quyền tự quyết của các dân tộc với các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, tức là kết hợp chặt chẽ quyền dân tộc và quyền con người. Đây cũng là lần đầu tiên một người Việt Nam yêu nước, đã dũng cảm đứng lên phát biểu về quyền dân tộc và quyền con người trong tay thực dân, đế quốc. Như vậy, Bản yêu sách đã thể hiện một định hướng chính trị sâu sắc, mạnh mẽ theo tinh thần dân chủ, pháp quyền.

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc lại cho truyền bá rộng rãi trong kiều bào và qua họ chuyển về nước bản "Việt Nam yêu cầu ca”, chuyển thể nội dung Bản yêu sách thành những vần ca dao dễ đọc, dễ nhớ, và yêu sách thứ 7 đã chuyển thành hai câu thơ lục bát: "Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền" [35; 473].

Như vậy, ngay từ năm 1922, Nguyễn Ái Quốc đã nêu “Ban hành Hiến pháp” thành một yêu cầu, một yêu sách. Người còn đi xa khi nhấn mạnh: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. “Trăm điều” – tức là đối với mọi thứ, toàn xã hội; mọi công dân là chủ thể sử dụng quyền lực của pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của mình, còn công quyền là đối tượng chịu sự

kiểm soát của pháp luật. Điều này chứng tỏ, ngay từ ngày đó, tinh thần pháp quyền đã trở thành điều tâm niệm, trăn trở của tư duy sáng tạo Hồ Chí Minh, trong đó Hiến pháp là tiền đề, có Hiến pháp mới có pháp quyền.

Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập, tự do. Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào ngày 2-9- 1945 đã khẳng định quyền dân tộc của các nước là bất khả xâm phạm: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện pháp lý quan trọng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mở đầu

bản Tuyên ngôn độc lập Bác đã nêu thẳng những căn cứ pháp lý, đó là những

câu tuyên bố được Bác rút ra từ hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng của Mỹ, Phápvà Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791. Cách dẫn chứng này vừa thể hiện sự khéo léo vừa kiên quyết. Bởi Bác muốn chỉ ra rằng con người có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc và chỉ khi dưới chế độ ta ba quyền ấy được đảm bảo ngày một tốt hơn.

Hơn 25 năm sau, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng pháp quyền để chỉ đạo việc xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 ra đời mở đầu quá trình phát triển của nền chính trị hiến pháp dân chủ Việt Nam.Hiến pháp khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa”. “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1) [65; 2].“Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”(Điều 2) [65; 2].

Xuyên suốt nội dung của bản Hiến pháp, tính chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được ghi nhận như một giá trị điển hình. Như vậy, Hiến pháp 1946 không những chỉ là bản văn quy định việc tổ chức nhà

nước, mà còn là văn kiện mang tính nền tảng cho việc phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Tiếp đến, Hiến pháp 1959 là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946. Nó là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) được ghi nhận bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Tư tưởng pháp quyền Hồ chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân (full) (Trang 37)