- Đ iều kiện thời tiết, khí hậu
234 567 SNHH HSĐN HSĐNHH
M (khóm/m 2 )
N (kg/ha) Bông/m 2 Hạt/bông Số hạt chắc TLHC (%) P1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 40 0 189,3g 100,0d 92,0d 92,0 18,3 31,9 26,9f 60 218,7ef 121,4bc 111,8abc 92,1 18,5 45,2 37,5d 90 240,0cd 127,5ab 115,1ab 90,3 18,4 50,8 41,9c 120 242,7bcd 131,1a 117,1a 89,3 18,3 52,1 43,0bc 45 0 210,0f 99,6d 90,6d 91,0 18,3 34,8 28,9e 60 231,0de 122,9bc 111,0bc 90,4 18,5 47,4 39,4d 90 255,0abc 125,3abc 112,7abc 90,0 18,4 52,8 44,6ab 120 258,0ab 126,3ab 114,2ab 90,4 18,6 54,7 45,2a 50 0 210,0f 96,7d 87,6d 90,6 18,1 33,3 28,3ef 60 233,3de 119,5c 108,3c 90,6 18,4 46,5 38,6d 90 256,7ab 123,1bc 110,0bc 89,4 18,4 52,1 43,1bc 120 263,3 a 124,7abc 107,6c 86,3 18,4 52,1 43,1bc LSD0,05 16,5 6,6 5,6 1,9 CV% 4,1 3,3 3,1 3,0
Ghi chú: Chữ giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa Chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa
Từ bảng 3.8.c cho thấy, trong cùng một mật độ khi tăng lượng đạm bón thì số bông/m2, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt có xu hướng tăng, còn tỷ lệ hạt chắc lại có xu hướng giảm, tuy nhiên năng suất cuối cùng vẫn có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón.
Ở cùng một mức đạm thì số bông/m2 có xu hướng tăng khi tăng mật độ cấy, song số hạt và số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc lại có xu hướng giảm, trong khi khối lượng 1000 hạt ít biến động. Cụ thể:
Số bông/m2: Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định chủ yếu từ giai đoạn cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất và cũng là yếu tố dễ điều chỉnh nhất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
Qua bảngsố liệu cho thấy số bông/m2 có xu hướng tăng khi tăng mật độ và lượng đạm bón, dao động từ 189,3 đến 263,3 bông/m2.
Trong cùng một mật độ thì số bông/m2 đạt thấp nhất ở mức đạm N1 và cao nhất tại mức đạm N3, N4.
Trong cùng mức bón N1, N3, N4 số bông/m2 đạt thấp nhất ở mật độ M1, không có sự khác nhau về số bông/m2 giữa mật độ M2 và M3. Tuy nhiên với mức bón N2 thì sự khác nhau về số bông giữa 3 mật độ là không có ý nghĩa. Như vậy CT M1N1 cho số bông thấp nhất, cao nhất là các công thức M2N3, M2N4, M3N3, M3N4.
Số hạt/bông: Số hạt/bông là 1 trong 4 yếu tố có vai trò rất quan trọng để tạo thành năng suất. Khi tăng số dảnh/m2 đến giới hạn nhất định, số bông tăng và không làm giảm số hạt/bông hoặc giảm không đáng kể cuối cùng năng suất tăng. Khi tăng số dảnh cấy vượt quá giới hạn đó thì số bông có tăng không nhiều nhưng số hạt/bông giảm nhanh và năng suất giảm đi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy số hạt trên bông của các công thức dao động từ 96,7 - 126,3 hạt/bông.
Ở cùng một mật độ khi tăng lượng đạm bón thì số hạt trên bông có xu hướng tăng. Với mật độ M1, M2 số hạt/bông đạt thấp nhất ở mức không bón đạm (N1) và cao nhất ở mức bón N3, N4. Với mật độ M3, số hạt/bông đạt cao nhất ở mức đạm N4 và thấp nhất ở mức đạm N1. Như vậy ở mật độ M3 nhu cầu đạm để đạt số hạt/bông tối đa cao hơn mật độ M1, M2.
Trên cùng một mức đạm số hạt/bông có xu hướng giảm khi tăng mật độ cấy. Cụ thể với mức bón N3 số hạt/bông đạt cao nhất ở mật độ M1, M2. Tuy nhiên với các mức đạm N4, N1, N2 thì sự giảm về số hạt/bông khi tăng mật độ cấy không có ý nghĩa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức M1N1, M2N1, M3N1 cho số hạt trên bông thấp nhất đạt (96,7 - 100 hạt/bông), các CT M1N3, M1N4, M2N3, M2N4, M3N4 cho số hạt/bông cao nhất.
Số hạt chắc/bông: Số hạt chắc/bông ở các công thức dao động từ 87,6 đến 117,1 hạt/bông.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
Trên cùng một mật độ số hạt chắc/bông có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón. Sự khác nhau về số hạt chắc/bông giữa mức đạm là có ý nghĩa trong đó mức đạm N1 cho số hạt chắc/bông thấp nhất, cao nhất là mức bón N3, N4.
Trên cùng mức đạm N1, không có sự khác nhau về số hạt chắc/bông giữa các mật độ. Với mức đạm N2, số hạt chắc/bông đạt cao nhất ở mật độ M1, tuy nhiên ở mức bón đạm N3, N4 thì số hạt chắc/bông đạt cao nhất ở mật độ M1, M2.
Như vậy các CT không bón đạm cho số hạt chắc/bông thấp nhất, số hạt chắc/bông đạt cao nhất ở CT M1N2, M1N3, M1N4, M2N3, M2N4.
Tỷ lệ hạt chắc: Là một trong những chỉ tiêu bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Tuy nhiên tỷ lệ hạt chắc cũng bị ảnh hưởng lớn bởi điều kiện khí hậu và chế độ canh tác. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ. Nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Thường tỉ lệ lép biến động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa.
Quá trình thí nghiệm cho thấy do điều kiện thời tiết trong thời kỳ chín của lúa mưa nhiều, một số công thức bị sâu bệnh gây hại nặng nên nhiều công thức tỷ lệ hạt chắc thấp. Tỷ lệ hạt chắc ở các công thức dao động từ 86,3 % (CT M3N4) đến 92,1 % (CT M1N2). Tỷ lệ hạt chắc có xu hướng giảm ở các mức đạm N3, N4 và mật độ M3 do ở các mức đạm cao lúa phát triển thân lá mạnh, kết hợp với mật độ cấy dày làm giảm độ thông thoáng trong quần thể ruộng lúa vì vậy sâu bệnh hại nhiều, tỷ lệ lép tăng. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức M3N4 cho tỷ lệ hạt chắc thấp nhất, cao nhất là CT M1N2 (92,1%).
Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất. Yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống.
Qua bảng số liệu cho thấy khối lượng 1000 hạt có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón và giảm mật độ cấy. Khối lượng 1000 hạt giữa các công thức dao động từ 18,1 g đến 18,6 g. Trong đó công thức M3N1 cho khối lượng 1000 hạt thấp nhất, cao nhất là công thức M2N4.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết được hình thành trên cơ sở số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt. Năng suất lý thuyết cao khi lúa sinh trưởng và phát triển tốt, cho số nhánh hữu hiệu, số hạt/bông, số hạt chắc/bông cao. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các biện pháp tác động. Mật độ cấy hợp lý cùng với việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho cây lúa có thể phát huy tối đa tiềm năng năng suất. Kết quả thí nghiệm cho thấy NSLT dao động từ 31,9 tạ/ha (M1N1) đến 54,7 tạ/ha (M2N4).
Trên cùng một mật độ thì năng suất có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón. NSLT thấp nhất ở mức đạm N1, mức đạm N4 cho NSLT cao nhất.
Trên cùng một mức đạm, khi mật độ cấy tăng từ mức M1 lên mức M2 thì NSLT tăng lên, tuy nhiên tiếp tục tăng mật độ lên mức M3 thì NSLT tuy tăng so với mật độ M1 nhưng lại giảm so với mật độ M2.
Theo kết quả thí nghiệm CT M2N4 cho NSLT cao nhất, thấp nhất là CT M1N1.
Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là chỉ tiêu cuối cùng và là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá tác động của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất lúa. Quá trình thí nghiệm cho thấy, điều kiện thời tiết khí hậu giai đoạn trước và sau trỗ không thuận lợi, sâu bệnh gây hại nhiều do vậy nhìn chung NSTT đạt thấp ở các công thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất thực thu của các CT dao động từ 26,9 tạ/ha đến 45,2 tạ/ha.
Ở cùng một mật độ NSTT có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón. Ở mật độ M1sự khác nhau về NSTT giữa các mức đạm từng đôi một là có ý nghĩa, thấp nhất là mức không bón đạm (N1) đạt 26,9 tạ/ha, mức N4 bón cho NSTT cao nhất (đạt 43,0 tạ/ha). Ở mật độ M2 và M3, khi tăng lượng đạm từ mức N1 lên các mức N4 thì NSTT tăng, tuy nhiên giữa mức đạm N3, N4, sự khác nhau về NSTT là không có ý nghĩa.
Trên cùng mức đạm, NSTT có xu hướng tăng khi tăng mật độ cấy từ M1lêncác mật độ cao hơn (M2, M3). Với mức không bón đạm (N1) sự khác nhau về NSTT chỉ có ý nghĩa giữa mật độ M1 với mật độ M2, giữa M1 với M3 và M2 với M3 sự khác nhau là không đáng tin cậy. Tuy nhiên với cùng mức bón N2 thì sự khác nhau về NSTT giữa các mật độ là không đáng tin cậy. Với mức bón N3, N4 mật độ M2 cho NSTT cao nhất, không có sự khác nhau về NSTT giữa mật độ M1 và M3.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
Như vậy để năng suất của lúa Bắc thơm số 7 trong vụ mùa đạt cao nhất nên cấy với mật độ 45 khóm/m2 và bón 90 - 120 kg N/ha.