N (kg/ha)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 vụ mùa 2013 tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 51)

- Đ iều kiện thời tiết, khí hậu

N (kg/ha)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

N (kg/ha)

(kg/ha)

Thời gian theo dõi (tuần sau cấy)

2 3 4 5 6 7 CCCC 0 37,9 44,3 51,2 57,3 63,2 68,9 91,2c 60 41,4 52,0 60,2 67,2 73,7 79,9 102,8b 90 42,9 55,0 64,3 72,3 79,2 85,5 108,4a 120 44,2 57,1 68,6 76,9 83,0 88,6 111,4a LSD0,05 3,1 CV% 3,1

Ghi chú: Chữ giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa Chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

Qua bảng số liệu cho thấy, ở các giai đoạn sinh trưởng chiều cao cây đều có xu hướng tăng khi tăng lượng đạm bón. Chiều cao cuối cùng của lúa ở các mức đạm dao động 91,2 – 111,4 cm. Sự khác nhau chiều cao cuối cùng giữa các mức đạm là đáng tin cậy. Thấp nhất là mức không bón đạm, mức 90 kg N và 120 kg N/ha cho chiều cao cuối cùng cao nhất. Điều đó chứng tỏ trong một giới hạn nhất định khi tăng lượng đạm bón thì chiều cao cây tăng, nhưng khi đã đáp ứng đủ nhu cầu của cây thì chiều cao cuối cùng không tăng nữa mặc dù tăng thêm lượng đạm bón.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống lúa Bắc thơm số 7.

Về ảnh hưởng tương tác của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây được trình bày tại bảng 3.2.c.

Bảng 3.2.c. Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây

Đơn vị tính: cm

Ghi chú: Chữ giống nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa Chữ khác nhau trong cùng một cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa

M

(khóm/m2) (kg/ha) N 2 3 Thời gian theo dõi (tuần sau cấy) 4 5 6 7 CCCC

40 0 39,3 46,2 53,4 59,2 64,7 70,4 92,0c 60 42,5 53,0 60,9 67,7 73,9 79,9 102,6b 90 44,0 55,7 65,0 72,6 79,0 85,6 109,0a 120 43,7 56,1 67,7 75,6 82,3 89,4 112,8a 45 0 36,7 42,9 49,9 55,7 61,8 67,2 90,3c 60 40,8 51,4 59,8 67,0 73,5 79,8 102,8b 90 42,1 54,5 63,9 72,0 79,1 84,8 107,5ab 120 43,5 56,8 68,4 77,0 84,3 89,6 111,8a 50 0 37,6 43,8 50,4 57,1 63,3 69,2 91,4c 60 41,0 51,6 59,8 67,0 73,8 80,1 103,1b 90 42,6 54,8 64,2 72,2 79,5 86,1 108,8a 120 45,3 58,3 69,8 78,1 82,2 87,0 109,6a LSD0,05 5,5 CV% 3,1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Từ bảng 3.2.c cho thấy chiều cao cuối cùng của lúa dao động từ 90,3 cm- 112,8 cm tùy thuộc vào mật độ và lượng đạm bón. Ở các giai đoạn sinh trưởng chiều cao cây ở các công thức bón đạm đều cao hơn công thức không bón đạm. Chiều cao cây tăng mạnh ở giai đoạn sau cấy 2- 4 tuần, giai đoạn 6-7 tuần sau cấy chiều cao cây tăng chậm do lúa đang bước vào thời kỳ làm đòng. Chiều cao cây đạt lớn nhất (từ 91,4-112,8 cm) khi lúa trỗ thoát do sự vươn dài của lóng trên cùng để đẩy bông lúa ra khỏi bẹ lá.

Trên cùng một mật độ, khi tăng lượng đạm bón từ N1 lên N2, chiều cao cây tăng mạnh. Tuy nhiên tiếp tục nâng mức đạm bón lên thì mức tăng chiều cao giảm. Sự sai khác chiều cao cuối cùng giữa mức đạm N1, N2 với các mức đạm cao hơn là có ý nghĩa. Tuy nhiên trong cùng một mật độ, sự khác nhau về CCCC giữa mức đạm N3 và N4 là không đáng tin cậy. Ở cả 3 mật độ mức đạm N3 đã cho lúa phát huy tối đa chiều cao cây.

Trên cùng một mức đạm, ở các mật độ khác nhau sự sai khác về chiều cao cuối cùng là không có ý nghĩa. Điều đó chứng tỏ mật độ cấy khác nhau ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cũng như CCCC của cây.

Như vậy, trong hai yếu tố thí nghiệm, lượng đạm bón đã ảnh hưởng đến CCCC rõ hơn mật độ cấy. Kết quả tương tác giữa mật độ và lượng đạm bón cho thấy CT M1N1, M2N1, M3N1 cho CCCC thấp nhất, cao nhất là các CT M1N3, M1N4, M2N3, M2N4, M3N3, M3N4.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của mật độ và lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa bắc thơm số 7 vụ mùa 2013 tại huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 51)