Số dảnh cấy trên khóm cũng là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định số bông hữu hiệu, độ lớn của bông và năng suất lúa. Nếu cấy quá dầy hoặc quá nhiều dảnh trên khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và năng suất giảm. Trên cơ sở xác định mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm phụ thuộc vào số bông dự định đạt được/m2. Việc xác định số dảnh cấy/khóm cần đảm bảo nguyên tắc chung là: Dù ở mật độ nào, tuổi mạ bao nhiêu, sức sinh trưởng của giống mạnh hay yếu thì vẫn phải đạt được số dảnh thành bông theo dự định, độ lớn của bông không giảm, tổng số hạt chắc/m2 cũng đạt được theo số lượng đã định.
Số dảnh cấy phụ thuộc vào sức đẻ nhánh của giống, khi nghiên cứu số dảnh cấy cho vụ xuân, Bùi Huy Đáp kết luận: trong điều kiện bình thường không nên cấy nhiều dảnh. Cấy 2 – 3 dảnh thường có ưu thế hơn 5 – 6 dảnh, chỉ có mạ già đặc biệt mới tăng thêm số dảnh. Cũng theo Bùi Huy Đáp, khi cấy 2 – 3 dảnh/khóm lúa sẽ đẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23
nhánh tốt hơn, có nhiều bông bằng cổ và đạt năng suất cao hơn cấy 3 - 4 dảnh/khóm. Trong những điều kiện bình thường chỉ nên cấy mật độ 25 - 30 khóm/m2, ở các chân ruộng sâu trong vụ mùa nên cấy dày trên dưới 40 khóm/m2, ở ruộng tốt bón nhiều phân có thể cấy 1 – 2 dảnh.
S.Yoshida (1985) cho rằng việc đẻ nhánh chỉ xảy ra khi mật độ dưới 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có những dảnh chính cho bông. Khi tăng 182 - 242 dảnh/m2 thì năng suất hạt tăng lên. Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lại giảm số hạt trên bông.
Theo Nguyễn Hữu Tề và các cộng sự (1997) thì giống nhiều bông nên cấy 200 - 250 dảnh cơ bản/m2, giống to bông cấy 180 - 200 dảnh/m2. Số dảnh cấy/khóm là 3 - 4 dảnh ở vụ mùa và 4 - 5 dảnh ở vụ chiêm xuân.
Ngoài yếu tố về giống, mùa vụ, phân bón, theo Nguyễn Thị Trâm (2002), việc xác định số dảnh khi cấy cũng phải căn cứ vào tuổi mạ. Theo tác giả khi sử dụng mạ non để cấy (mạ chưa đẻ nhánh), sau cấy lúa thường đẻ nhánh sớm hơn và nhanh. Ví dụ nếu cần đạt 9 bông hữu hiệu trên khóm với mật độ 40 khóm/m2, cần (3 – 4) dảnh, mỗi dảnh đẻ 2 nhánh là đủ, nếu cấy dầy hơn thì số nhánh đẻ có thể tăng nhưng tỷ lệ hữu hiệu giảm. Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã đẻ (2 – 5 nhánh) thì số dảnh cấy phải tính cả nhánh đẻ trên mạ. Loại mạ này già hơn 10 – 15 ngày so với mạ chưa đẻ, vì vậy số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định hoặc ít nhất cũng phải đạt trên 70 % số bông dự định.Sau khi cấy các nhánh đẻ trên mạ sẽ tích luỹ, ra lá, lớn lên và thành bông. Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu tập trung khoảng 8 – 15 ngày sau cấy. Vì vậy cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cấy trên khóm nhiều hơn cấy mạ non.
Nguyễn Văn Hoan (1999) cũng cho rằng, mật độ cấy dày trên 40 khóm/m2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu/khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạ non). Với loại mạ thâm canh thì số nhánh cần cấy trên khóm được định lượng theo số bông cần đạt nhân với 0,8. Ví dụ: Cần đạt 10 bông/ khóm thì chúng ta cần cấy 10 x 0,8 = 8 nhánh.
Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu số dảnh cấy của Tăng Thị Hạnh (2003), trên giống lúa Việt Lai 20 khi tăng số dảnh cấy làm tăng diện tích lá và tăng khả năng tích luỹ chất khô, đặc biệt làm tăng số bông/khóm, cấy cùng mật độ khi tăng đến 3 dảnh/khóm sẽ làm tăng năng suất giống lúa Việt Lai 20.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24