Phương pháp siêu âm Doppler tĩnh mạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về HKTMS cũng như dự phòng trên bệnh nhân sau phẫu thuật mổ lấy thai (Trang 35)

- Heparin không phân đoạn Warfarin

2.3.6.Phương pháp siêu âm Doppler tĩnh mạch

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.6.Phương pháp siêu âm Doppler tĩnh mạch

2.3.6.1. Phương tiện thăm dò

2.3.6.2. Quy trình siêu âm

Tiến trình siêu âm bắt đầu từ cao xuống thấp: siêu âm lần lượt từng điểm một suốt dọc trục tĩnh mạch từ tĩnh mạch chủ dưới tới các tĩnh mạch ở chân, quan sát các tĩnh mạch trên cả mặt cắt ngang và mặt cắt dọc. Với mỗi tĩnh mạch: đánh giá lòng tĩnh mạch, thành tĩnh mạch, tổ chức xung quanh, so sánh với tĩnh mạch bên đối diện. Ở mỗi mặt cắt đều phải dùng đầu dò ấn vào tĩnh mạch, bình thường tĩnh mạch sẽ xẹp lại hoàn toàn.

Kết hợp thăm dò siêu âm 2D với Doppler xung hay Doppler màu bằng cách thay đổi tốc độ (giảm PRF) để có thể ghi được dòng chảy tĩnh mạch với tốc độ thấp.

a. Thăm dò tầng tĩnh mạch chủ - chậu:

- Bao gồm: tĩnh mạch chủ dưới, cỏc nhỏnh của TM chủ dưới và các tĩnh mạch chậu.

- Đầu dò: tuỳ bệnh nhân gầy hay béo mà chọn đầu dò từ 2,5-7,5 MHz. - Chuẩn bị bệnh nhân:

+ Ba ngày trước khi làm siêu âm bệnh nhân phải thực hiện chế độ ăn: các thức ăn không sinh hơi, không để táo bón. Nếu bệnh nhân có nhiều hơi hoặc táo bón thì phải thụt tháo, uống thuốc chống sinh hơi: primperan, motilium vài giờ trước khi làm siêu âm.

+ Bệnh nhân phải nhịn ăn ít nhất 6 giờ trước khi làm siêu âm.

- Tư thế bệnh nhân: bệnh nhân nằm ngửa, có thể co hai chân để tránh căng cơ thành bụng.

- Thăm dò tĩnh mạch chủ duới:

+ Bắt đầu thăm khám bằng cỏc nhỏt cắt ngang TM chủ dưới bắt đầu từ hội lưu chủ chậu lên đến gần nhĩ phải. Đồng thời quan sát các TM thận, TM cửa, TM trên gan.

+ Khi làm nghiệm pháp ấn tĩnh mạch: thành bụng bệnh nhân phải mềm, ấn ở cuối thì thở ra. Khi không thể ấn được TM thì có thể phối hợp với Doppler xung hoặc Doppler màu.

+ Quan sát mặt cắt dọc TM chủ dưới khi bệnh nhân nằm nghiêng bên trái sẽ dễ dàng hơn.

- Thăm dũ các tĩnh mạch chậu: thực hiện mặt cắt ngang và mặt cắt dọc theo tĩnh mạch: TM ở sau ĐM, rất sát với ĐM, có thể ấn xẹp một phần TM, nếu khú quỏ có thể để bệnh nhân nằm nghiêng, thực hiện các mặt cắt chếch. Kết hợp với thăm dò bằng Doppler xung hoặc Doppler màu khi không thể làm nghiệm pháp ấn xẹp TM.

b. Thăm dò tầng tĩnh mạch đùi - khoeo:

- Bao gồm: tĩnh mạch đùi chung, đựi nụng, đoạn đầu tĩnh mạch đựi sõu, tĩnh mạch khoeo. Chú ý quan sát quai tĩnh mạch hiển ở vị trí đổ vào tĩnh mạch đùi chung.

- Đầu dò: 7,5 MHz, Doppler liên tục: 4 MHz; Doppler xung và/hoặc Doppler màu với PRF thấp.

- Tư thế bệnh nhân: nằm ngửa. Tĩnh mạch khoeo có thể quan sát ở tư thế chân hơi gấp, hoặc tốt hơn là tư thế ngồi thõng hai chân xuống mép giường.

- Trình tự:

+ Quan sát TM ở cả mặt cắt dọc và mặt cắt ngang, bắt đầu từ cung đùi cho đến vòng cơ dép, ở mỗi mặt cắt ngang lại thực hiện nghiệm pháp ấn TM.

+ TM đựi nụng nằm trong đoạn ống Hunter rất khó làm nghiệm pháp ấn TM ở tư thế nằm ngửa, có thể làm nghiệm pháp này khi bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ở tư thế ngồi, hai chân để thả lỏng.

c. Thăm dò tầng tĩnh mạch sâu ở cẳng chân:

- Bao gồm: tĩnh mạch thân chày mác, tĩnh mạch chày sau, mác, chày trước, cơ dép.

- Đầu dò 7,5 – 12 MHz; Doppler liên tục 4 hoặc 8 MHz; Doppler xung và/hoặc Doppler màu tần số thấp.

- Tư thế bệnh nhân: tốt nhất là bệnh nhân ngồi ở mép giường, hai chân buông thõng về phía trước, thả lỏng đầu gối.

- Bác sỹ làm siêu âm ngồi đối diện với bệnh nhân. - Tiến trình:

+ Thực hiện các mặt cắt ngang lần lượt từ hõm khoeo đến mắt cá chân theo trục giải phẫu của tĩnh mạch vùng cẳng chân kết hợp với nghiệm pháp ấn xẹp TM.

+ Sau đó xoay dọc đầu dò siêu âm để thực hiện mặt cắt dọc theo các tĩnh mạch trên, chú ý quan sát các van tĩnh mạch.

+ Tiến hành nghiệm pháp đuổi máu tĩnh mạch, hay nghiệm pháp bóp cơ nhằm phát hiện huyết khối không hoàn toàn bám vào thành tĩnh mạch, đặc biệt quanh chân van tĩnh mạch.

2.3.6.3. Nhận định kết quả: phần 1.6.3.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về HKTMS cũng như dự phòng trên bệnh nhân sau phẫu thuật mổ lấy thai (Trang 35)