Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO (Trang 42)

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

1.5.2. Chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập

nhập WTO

kinh tế góp phần thực thi các cam kết song phƣơng và đa phƣơng mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết để đƣa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong giai đoạn này cũng đƣợc thể hiện rõ nét trên các khía cạnh sau:

- Chính sách ƣu tiên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu vì nhiều ngành sản xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hóa chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng. Do đó, để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thì buộc các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam nhƣ dệt may, giày dép, điện tử, máy tính… vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu. Tuy nhiên, để tăng tính cạnh tranh và hiệu quả của xuất khẩu, Nhà nƣớc đang xây dựng chiến lƣợc toàn diện để khuyến khích phát triển sản xuất nguyên liệu trong nƣớc thay dần nguyên liệu nhập khẩu.

- Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên nhiêu liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa chủ yếu tiêu thụ nội địa (thông qua chính sách ƣu tiên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc) nhƣ: ô tô, xe máy, hàng điện tử, nƣớc giải khát, hóa mỹ phẩm…nhƣng đồng thời cũng có chiến lƣợc xuất khẩu các sản phẩm hàng Việt Nam để tái tạo sự cân đối ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của mình.

- Tại những thị trƣờng mà Việt Nam nhập khẩu với giá trị lớn và ổn định thì Nhà nƣớc tăng cƣờng hoạt động ngoại giao, thông qua đàm phán khuyến khích họ mở cửa thị trƣờng thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập trên nguyên tắc có đi có lại. Còn ở thị trƣờng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… thì Nhà nƣớc có chính sách điều tiết để khuyến khích các doanh nghiệp tăng “mua hàng” nhƣng thay việc đƣa hàng hóa về nƣớc mình thì phát triển các hình thức tạm nhập tái xuất sang các nƣớc khác hoặc phát triển các hình thức chuyển khẩu (mua của nƣớc này bán sang các nƣớc khác để hƣởng chênh lệch giá).

thƣơng mại quốc tế, nó có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau, vừa là điều kiện tiền đề của nhau và vừa là kết quả của nhau. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu phải tăng cƣờng nhập khẩu, cũng nhƣ muốn nhập khẩu để phục vụ cho phát triển kinh tế thì phải xuất khẩu nhiều để có ngoại tệ. Cho nên, khi quyết định chính sách nhập khẩu và xuất khẩu tại mỗi thời kỳ, các quốc gia luôn phải xem xét kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Kết luận chƣơng 1

Qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO, luận văn đã làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, những yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách và pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm: ảnh hƣởng của các yếu tố của thị trƣờng quốc tế, bao gồm: yêu cầu mở cửa thị trƣờng theo cam kết WTO, sức ép cạnh tranh…và của các yếu tố nội tại của quốc gia đó, bao gồm: nhận thức của giới lãnh đạo về vai trò hoạt động thuế xuất nhập khẩu, năng lực sản xuất nội tại của quốc gia.

Thứ hai, các cam kết của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO, bao gồm: cam kết chung của Việt Nam (hạn ngạch thuế quan; thuế nhập khẩu, các loại thuế và các khoản thu khác; miễn, giảm thuế xuất nhập khẩu; biện pháp hạn chế định lƣợng ….) và các cam kết cụ thể về thuế quan (ràng buộc mức thuế trần; mức thuế cam kết cắt giảm; hạn ngạch thuế quan..).

Thứ ba, xu hƣớng điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu của các nƣớc trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đồng thời nêu ra cơ sở để pháp luật Việt Nam điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu khi Việt Nam thực thi cam kết WTO bởi vì cơ sở này giúp việc điều chỉnh của Việt Nam phù hợp với yêu cầu gia nhập WTO và tình hình hiện tại của kinh tế, xã hội Việt Nam.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT WTO

VÀ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT XUẤT NHẬP KHẨU TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM THỰC THI CAM KẾT WTO

2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)

Sau khi cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 11/1/2007, bao gồm cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài và nhập khẩu hàng hóa vào thị trƣờng Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trƣờng trên cơ sở đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng nhƣ việc dỡ bỏ một số các quy định về hạn chế xuất nhập khẩu theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO cũng nhƣ quyền đƣợc đối xử công bằng, bình đẳng của hàng hóa Việt Nam khi vào thị trƣờng các nƣớc trong tổ chức WTO.

Về xuất khẩu hàng hóa, theo số liệu thống kê của Bộ Công thƣơng: năm 2007, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất từ trƣớc đến nay và tăng trƣởng với tốc độ cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt 47,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2006 (7,9 tỷ USD) và vƣợt 15,5% so với kế hoạch. Trong đó, khu vực kinh tế trong nƣớc chiếm 42% và tăng 22,3%; khu vực FDI chiếm 58% và tăng 18,4%, đặc biệt có 10 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng hoá ƣớc đạt 65 tỷ USD, tƣơng đƣơng 73% GDP, tăng 33,9% so với năm 2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của năm 2008 đạt mức cao gấp nhiều lần so với những năm trƣớc đó. Khu vực doanh nghiệp FDI đạt kim ngạch xuất khẩu 37,3 tỷ USD (kể cả dầu khí), chiếm tỷ trọng 57,4% tổng kim ngạch cả nƣớc và tăng 34,6% so với năm 2007. Doanh nghiệp vốn trong nƣớc chỉ đạt 27,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 42,6% tổng kim ngạch cả nƣớc và

tăng 36,5% so với năm 2007. Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm 2008. Một số mặt hàng xuất khẩu chính là: dầu thô, cà phê, hạt điều, than đá, gạo, cao su, hàng dệt may, giày dép, hàng thủy sản, máy tính.

Về nhập khẩu hàng hoá: Đến nay Việt Nam nhập khẩu từ 151 nƣớc trên thế giới. Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là 60,8 tỷ USD, tăng 35,5% so với năm 2006, đứng thứ 41 trên thế giới. Năm 2007 nhập siêu lên trên 13,1 tỷ USD, bằng 27,5% kim ngạch xuất khẩu. Có 3 mặt hàng nhập siêu lớn hơn 2 lần so với năm 2006 là ôtô nguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc và dầu mỡ động thực vật, không có mặt hàng nào giảm so với năm 2006 về kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu năm 2008 của Việt Nam đạt 84 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2007. Trong đó kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 28,5 tỷ USD, chiếm 33,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nƣớc ƣớc đạt 55,5 tỷ USD, chiếm 66,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nƣớc và tăng 35,5% so với năm 2007. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, thép. Thị trƣờng nhập khẩu năm 2008 tập trung chủ yếu vào Châu Á, trong đó nổi bật là các thị trƣờng Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhập khẩu quý I/2009 giảm mạnh, nhập khẩu tháng 1 đạt 3.344 triệu USD (giảm 55% so với cùng kỳ năm trƣớc), tháng 2 đạt 4.188 triệu USD (giảm 31,9%), tháng 3 ƣớc 4.300 triệu USD (giảm 45%). Một số mặt hàng giảm mạnh nhƣ: sữa và sản phẩm sữa (-20%), thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu (-51,9%), xăng dầu (-60,2%), hoá chất (-31,3%), sản phẩm hoá chất (-28,2%). Năm 2009, nhập khẩu của Việt Nam là 69,95 tỷ USD, giảm 13,3% so với năm 2008. Một số mặt hàng nhập khẩu chính là: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tựng, máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện…

Dƣới đây là tổng hợp một số đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian 03 năm thực thi cam kết WTO:

mạnh ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực thi cam kết WTO cũng đồng thời là năm Việt Nam có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất từ trƣớc đến nay. Mặt hàng nhập khẩu đƣợc mở rộng khá đa dạng, nhƣng chƣa tập trung vào nhập khẩu những hàng hóa không phải là thế mạnh của doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc nhƣ máy móc, thiết bị, công nghệ... mà chủ yếu vẫn nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng nhƣ sữa, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu hay hóa chất, xăng dầu… là những mặt hàng không nằm trong chủ trƣơng khuyến khích nhập khẩu của Nhà nƣớc. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam chƣa chú trọng tập trung vào nguồn lực, đổi mới sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, xây dựng chiến lƣợc sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nƣớc và thế giới, sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ hai, công tác hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều thủ tục rƣờm rà chƣa tạo môi trƣờng thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu theo hƣớng thị trƣờng, phù hợp với cam kết của WTO. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ nhƣ: Bộ công thƣơng, Bộ tài chính, Tổng cục hải quản, Tổng cục thuế trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng còn hạn chế chƣa có sự thống nhất khi đƣa ra quyết định cũng nhƣ chƣa phân định nghĩa vụ rõ ràng.

Thứ ba, mặc dù trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ, nhƣng về cơ bản số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực cho xuất nhập khẩu chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ khi thực thi cam kết WTO, cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trƣờng vừa hợp tác vừa đấu tranh, trang bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững luật lệ, pháp luật và có năng lực đàm phán quốc tế.

Thứ tư, để gia nhập và thực thi cam kết WTO thì hệ thống chính sách và pháp luật của Việt Nam về thuế xuất nhâp khẩu đã minh bạch, rõ ràng hơn trƣớc. Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập WTO, môi trƣờng chính sách chƣa ổn định và khó tiên liệu do luôn thay đổi cũng đã gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác xuất nhập khẩu hàng hóa.

Vì vậy, việc xây dựng chính sách pháp luật minh bạch và ổn định về thuế xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Việt Nam trong tiến trình thực thi cam kết WTO.

2.1.2. Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO

Để có thể đánh giá đƣợc thực trạng của pháp luật điều chỉnh đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO, điều quan trọng là phải nhận thức rõ yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách và pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Việc gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế (WTO) là cách thức cơ bản để một quốc gia đƣa nền kinh tế của mình hội nhập với nền kinh tế của thế giới. Việc tham gia vào tổ chức này đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên đi đến những thống nhất trong việc áp dụng các chính sách, chế độ đối xử ngang nhau cho hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia thành viên tại lãnh thổ của các quốc gia thành viên khác. Việc tham gia tổ chức quốc tế này đã và đang đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng và sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng nhƣ đòi hỏi Việt Nam phải áp dụng các nguyên tắc và cơ chế điều chỉnh chung của tổ chức thƣơng mại quốc tế.

Có thể thấy rõ nét nhất những thay đổi trong chính sách và pháp luật điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam kể từ khi gia nhập tổ chức thƣơng mại quốc tế nói trên là việc đáp ứng các yêu cầu về cắt giảm thuế quan, cắt giảm bảo hộ của nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu.

trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO

Nhà nƣớc Việt Nam xác định việc hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết vì nó tạo cơ hội mở rộng thị trƣờng nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế của đất nƣớc. Do vậy, Việt Nam khẳng định quyết tâm gia nhập WTO của mình, kiên trì đàm phán gia nhập, điều chỉnh lại các cơ chế chính sách cho phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực của WTO trong điều kiện của mình. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và điều chỉnh hệ thống thuế xuất nhập khẩu, bao gồm: sửa đổi Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu; biểu thuế xuất nhập khẩu hiện nay bao gồm ba cột thuế: phổ thông, ƣu đãi và ƣu đãi đặc biệt; mức thuế suất nhập khẩu tối đa đƣợc hạ xuống còn 60% (từ khoảng 200%), số lƣợng mức thuế cũng đƣợc giảm từ 31 xuống còn 25 mức và độ phân tán giữa các mức thuế cũng giảm nhiều; bỏ áp dụng mức giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chuyển sang tính thuế xuất nhập khẩu trên cơ sở trị giá giao dịch.

Nhìn nhận khái quát về hệ thống pháp luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam, chúng ta có thể thấy chính sách thuế của Việt Nam đã từng bƣớc đƣợc cải cách và hoàn thiện vào những năm 1990-2000, 2001-2005 và tiếp tục đƣợc sửa đổi liên tục kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO bởi vì chính sách thuế vẫn còn nhiều vƣớng mắc và hạn chế cần tiếp tục cải cách, sửa đổi cho phù hợp với các nguyên tắc của WTO và cam kết về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO. Nhƣ vậy, sau khi gia nhập WTO, pháp luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam ở trong tình trạng vừa hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế xuất nhập khẩu vừa kết hợp song song với việc thực thi cam kết WTO.

Năm 2005, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 đƣợc ban hành (thay thế Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 64-LCT/HDNN8 của Quốc hội ra đời 1992 và đã đƣợc sửa đổi vào năm 1993, 1998) đánh dấu việc sửa đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu đầu tiên của Việt Nam cho phù hợp với

nguyên tắc WTO, chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi đàm phán gia nhập WTO. Đến nay, sau gần 3 năm thực thi các cam kết WTO về thuế xuất nhập khẩu, Việt Nam đã liên tục ban hành văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa những cam kết WTO về cắt giảm thuế xuất nhập khẩu làm cho hệ thống văn bản pháp luật quy định về thuế xuất nhập khẩu trở nên dày đặc, chồng chéo và phức tạp. Đặc biệt, có nhiều văn bản vừa ra đời và mới có hiệu lực trong một khoảng thời gian ngắn thì đã bị thay thế và bãi bỏ bởi văn bản

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)