Cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO (Trang 29)

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

1.3.1. Cam kết chung của Việt Nam khi gia nhập WTO

Các cam kết chung đƣợc giải trình khá cụ thể trong Báo cáo của Ban công tác về điều kiện gia nhập của Việt Nam. Báo cáo này do Ban thƣ ký tổng hợp, dựa trên các bản trả lời câu hỏi, các chƣơng trình hành động và các bản thông báo về chế độ, chính sách, pháp luật mà nƣớc xin gia nhập gửi cho Ban công tác. Các nội dung chủ yếu của báo cáo liên quan đến thuế xuất nhập khẩu là:

-Thuế nhập khẩu và các khoản thu khác: Thuế suất thuế nhập khẩu là đối tƣợng của đàm phán song phƣơng. Vì vậy, Việt Nam chỉ cam kết sẽ áp dụng thuế nhập khẩu trên cơ sở các kết quả đàm phán song phƣơng và phƣơng án tổng hợp theo Quy chế chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN) cho tất cả các thành viên có quan hệ WTO với Việt Nam (trừ những trƣờng hợp ngoại lệ đƣợc WTO cho phép). Ngoài thuế nhập khẩu, Việt Nam sẽ không áp dụng các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu (phụ thu nhập khẩu trên thực tế đã đƣợc Việt Nam bãi bỏ).

-Hạn ngạch thuế quan: Cam kết cụ thể về hạn ngạch thuế quan (mức hạn ngạch, mức thuế…) đƣợc thể hiện ở Biểu cam kết về mở cửa thị trƣờng hàng hóa. Tại mục này, Việt Nam chỉ cam kết sẽ áp dụng, phân bổ và quản lý hạn ngạch thuế quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử và tuân theo đúng các quy định của WTO.

-Miễn, giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Việc miễn, giảm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, nếu dựa trên thành tích xuất khẩu hoặc tỷ lệ nội địa hóa sẽ bị coi là trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO. Vì vậy, để tuân thủ quy định của WTO, Việt Nam cam kết sẽ miễn, giảm thuế trên cơ sở MFN và sẽ không gắn việc miễn, giảm thuế với các yêu cầu về xuất khẩu hay

nội địa hóa. Một số ƣu đãi đầu tƣ dƣới dạng miễn, giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ không đƣợc áp dụng nữa. Tuy nhiên, với các dự án đã đƣợc hƣởng ƣu đãi loại này từ trƣớc khi vào WTO, Việt Nam sẽ có khoảng thời gian 05 năm để bãi bỏ hẳn.

-Biện pháp hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu (cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu): Việt Nam đồng ý cho nhập khẩu xe máy phân khối lớn (trƣớc ngày 31/5/2007). Tuy nhiên, Việt Nam bảo lƣu quyền áp dụng các biện pháp nhƣ quy định độ tuổi ngƣời sử dụng và đƣa ra chế độ cấp bằng lái đặc biệt. Với thuốc lá điếu và xì gà, Việt Nam đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập khẩu từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, sẽ chỉ định một doanh nghiệp đƣợc quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Mức thuế nhập khẩu mà Việt Nam đàm phán đối với 2 mặt hàng này đƣợc cho là khá cao. Với ô tô cũ, Việt Nam cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 05 năm nhƣng bảo lƣu quyền áp dụng thuế nhập khẩu cao và các biện pháp quản lý kỹ thuật chặt chẽ.

Việt Nam khẳng định biện pháp cấm nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật quốc gia không ảnh hƣởng tới các sản phẩm thƣơng mại thông thƣờng phục vụ tiêu dùng đại chúng. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu sản phẩm và phần mềm mã hóa, nếu có, cũng sẽ tuân theo các quy định của WTO, Việt Nam không chấp nhận bãi bỏ biện pháp cấm nhập khẩu một số mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.

Về cấp phép nhập khẩu, Việt Nam cam kết sẽ chuyển việc quản lý nhập khẩu mặt hàng đƣờng từ “giấy phép tùy ý” sang hạn ngạch thuế quan. Việt Nam bảo lƣu quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, chủ yếu để kiểm duyệt nội dung nhƣng bảo đảm cơ chế cấp phép nhằm mục đích kiểm duyệt này sẽ tuân theo các quy định về minh bạch hóa của WTO.

-Xác định trị giá tính thuế hải quan (trị giá tính thuế nhập khẩu): Việt Nam cam kết tuân thủ Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan của

WTO ngay từ khi gia nhập, cụ thể Việt Nam sẽ không áp dụng giá tính thuế tối thiểu (thực tế đã đƣợc bãi bỏ) và sẽ tuân thủ hoàn toàn các quy định của WTO về nguyên tắc, trình tự xác định trị giá tính thuế nhập khẩu. Việt Nam đã cam kết sửa đổi một số văn bản về xác định trị giá tính thuế chƣa hoàn toàn phù hợp với WTO.

-Các quy định về thuế xuất khẩu, phí và lệ phí, thuế nội địa đối với hàng xuất khẩu và hạn chế xuất khẩu: WTO không có quy định điều chỉnh về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, một số thành viên, đặc biệt là các nƣớc đã phát triển nhƣ Hoa Kỳ, EU, Canada, Australia yêu cầu Việt Nam phải cắt giảm thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng và cam kết ràng buộc cả biểu thuế xuất khẩu (không mở rộng phạm vi mặt hàng và không tăng thuế so với Danh mục biểu thuế hiện tại của Việt Nam). Một số nƣớc đang phát triển cho rằng thuế xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO, không tán thành các yêu cầu do các nƣớc đang phát triểu nêu ra. Đây cũng là vấn đề đang đƣợc đàm phán và chƣa đƣợc giải quyết trong vòng đàm phán Doha.

Vì vậy, đến phiên đàm phán cuối cùng Việt Nam mới đạt đƣợc thỏa thuận với các thành viên. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu cho các loại phế liệu kim loại đen và kim loại màu nhƣng không phải ràng buộc toàn bộ biểu thuế xuất khẩu và cũng không xem việc giảm thuế xuất khẩu là một phần của sự cân bằng nhân nhƣợng trong đàm phán gia nhập WTO. Ngoài ra, Việt Nam chấp nhận áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu, phí và lệ phí cũng nhƣ thuế nội địa hóa đối với hàng xuất khẩu theo đúng Hiệp định GATT của WTO.

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)