Khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO (Trang 33)

7. Bố cục và nội dung cơ bản của luận văn

1.4.1.Khái niệm pháp luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong điều kiện

kiện thực thi cam kết WTO

Thực tiễn pháp lý cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều chỉnh đồng thời của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế (cam kết song phƣơng, đa phƣơng), của hệ thống pháp luật của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu, nhằm đảm bảo quyền lợi quốc gia cũng nhƣ quyền lợi của các nhà kinh doanh khác. Hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ khăng khít với nhau, khi nói đến xuất khẩu đồng thời sẽ phải nói đến nhập khẩu, vì vậy thƣờng đƣợc gọi chung là xuất nhập khẩu, do một mặt hàng có thể là đối tƣợng điều chỉnh của cả thuế xuất khẩu (tại quốc gia xuất khẩu) và thuế nhập khẩu (tại quốc gia nhập khẩu). Vì vậy, quốc gia xuất khẩu (khi tiến hành hoạt động xuất khẩu) cũng đồng thời là quốc gia nhập khẩu (khi tiến hành hoạt động nhập khẩu), nên pháp luật thuế xuất khẩu và nhập khẩu của các quốc gia thƣờng điều chỉnh chung hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gọi chung là pháp luật thuế xuất nhập khẩu. Pháp luật thuế xuất, nhập khẩu quốc gia thƣờng hƣớng tới điều chỉnh và quản lý đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; thuế suất thuế xuất khẩu và nhập khẩu cũng nhƣ quy định về trình tự, thủ tục kê khai và nộp thuế…

Bên cạnh pháp luật quốc gia, do tính chất của hoạt động xuất nhập khẩu là một quá trình có sự luân chuyển hàng hóa từ nƣớc ngoài (nƣớc xuất khẩu)

vào thị trƣờng khác để tiêu thụ (nƣớc nhập khẩu) nên tùy vào quan điểm, chủ trƣơng của từng quốc gia mà thuế suất đối với cùng một mặt hàng ở các nƣớc khác nhau là có sự khác nhau. Vì vậy, xuất nhập khẩu còn chịu sự điều chỉnh của các Điều ƣớc quốc tế liên quan đến hoạt động nhập khẩu mà quốc gia ký kết và tham gia, bao gồm các Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng (WTO), Hiệp định cam kết thuế quan trong khu vực và các Điều ƣớc song phƣơng. Các Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, song phƣơng này thƣờng bao gồm các quy định đảm bảo cho hàng hóa xuất nhập khẩu trên lãnh thổ của quốc gia thành viên chế độ công bằng và hợp lý, loại trừ mọi hình thức và biện pháp phân biệt đối xử về hàng hóa hay các biện pháp bảo hộ phi thuế quan, trình tự giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong phạm vi của luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến thuế xuất nhập khẩu là đối tƣợng cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Có ý kiến cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật khác là mâu thuẫn với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn không có cơ sở vì: Thứ nhất, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có bao gồm hoạt động đƣợc tiến hành trên lãnh thổ của một nƣớc khác, do đó, nƣớc này hoàn toàn có chủ quyền quốc gia khi điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động hàng hóa thâm nhập vào thị trƣờng của nƣớc mình; Thứ hai, trong trƣờng hợp các quốc gia đã ký kết hoặc gia nhập các Điều ƣớc quốc tế liên quan đến hoạt động nhập khẩu thì trong một chừng mực nào đó, các Điều ƣớc quốc tế này trở thành nguồn của pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu của mỗi quốc gia.

Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO đƣợc hiểu là sự điều chỉnh (quy định) của pháp luật Việt Nam đối với các vấn đề liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong phạm vi Việt Nam đã đàm phán và ký kết khi tham gia WTO. Nhƣ vậy, pháp luật về thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong phạm vi thực thi cam kết WTO sẽ

khẩu, thuế suất xuất nhập khẩu của hàng hóa, hạn ngạch thuế quan, biện hạn chế định lƣợng đối với hàng nhập khẩu, miễn giảm thuế xuất khẩu và nhập khẩu… hay còn gọi là những quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu liên quan trực tiếp đến việc Việt Nam có hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết WTO hay không.

Có thể thấy, mặc dù pháp luật thuế Việt Nam cùng hƣớng tới điều chỉnh thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu và các quy định khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nhƣng tại mỗi cam kết khác nhau (song phƣơng, đa phƣơng) đều có sự điều chỉnh riêng biệt nhằm thực thi theo đúng cam kết đó.

1.4.2. Điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO

Yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam bắt nguồn từ chính sự phát triển nội tại, khi phát triển đến giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc sẽ đặt ra yêu cầu buộc Việt Nam phải có những bƣớc đột phá mới có thể đạt đƣợc những gì mà đất nƣớc đang chờ đợi. Bên cạnh đó cũng có những yêu cầu tác động từ bên ngoài, đáng chú ý là yêu cầu của việc gia nhập WTO buộc Việt Nam phải có những bƣớc nhảy vọt trong thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực thi các cam kết với WTO.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, “mỗi thành viên phải đảm bảo sự thống nhất của các luật, các quy định dƣới luật và những quy tắc hành chính với các nghĩa vụ của mình đƣợc quy định trong các Hiệp định của WTO” nên việc rà soát, đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam (rà soát WTO) là yêu cầu không thể thiếu. Vì vậy, năm 2005 - 2006 Việt Nam đã có bƣớc nhảy vọt lớn trong hoạt động lập pháp nhằm phục vụ đàm phán gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế.

Riêng năm 2005, Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật, pháp lệnh, trong đó có hơn 20 văn bản luật, pháp lệnh là những văn bản mới có liên quan

trực tiếp đến nghĩa vụ thành viên của Việt Nam với WTO đã đƣợc thông báo cho Ban thƣ ký WTO. Việc sửa đổi Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi tháng 6/2005) nằm trong chƣơng trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và Chƣơng trình hoàn thiện pháp luật khi gia nhập WTO.

Xây dựng pháp luật bảo đảm thực hiện các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO là một nhiệm vụ quan trọng, vừa khẩn trƣơng, vừa lâu dài đã đƣợc xác định rõ trong Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Đó là “phát huy cao độ nội lực, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngay sau khi kết thúc đàm phán ngày 26/10/2006 về điều kiện và quy chế thành viên WTO của Việt Nam, các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan các cam kết cụ thể của Việt Nam trong Bộ hồ sơ cam kết về điều kiện và quy chế thành viên WTO của Việt Nam. Bộ hồ sơ cam kết của Việt Nam với WTO cho thấy có thể sẽ phải có những thay đổi đáng kể trong một số quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định của các bộ, ngành hƣớng dẫn thực thi các cam kết của Việt Nam với WTO theo các cam kết về cắt giảm thuế quan, loại bỏ các biện pháp phi thuế quan trong thƣơng mại hàng hóa. Sau khi rà soát sơ bộ, Bộ Tƣ pháp cũng nhận thấy một trong những vấn đề cần phải xem xét điều chỉnh chính là Biểu thuế nhập khẩu hiện hành của Việt Nam chƣa tƣơng thích với các quy định của WTO để có giải pháp thích hợp trong hoàn cảnh Việt Nam đã là thành viên của WTO.

Tuy nhiên, cũng cần phải đặt lại vấn đề để thấy rằng việc điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện thực thi cam kết WTO chỉ thực sự có hiệu quả nếu nhƣ việc điều chỉnh pháp luật đó phù hợp với quy luật phát triển nội tại của hoạt động kinh tế thƣơng mại. Nhƣ chúng ta đã biết, cắt giảm thuế quan là nội dung trọng tâm trong quá

trình hội nhập kinh tế, là nhu cầu mang tính tất yếu trong quá trình phát triển nền kinh tế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi cam kết WTO liên quan đến thuế xuất nhập khẩu thì mức độ điều chỉnh và can thiệp của pháp luật của các quốc gia còn phụ thuộc vào quan điểm và chính sách của quốc gia trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ định hƣớng phát triển kinh tế trong nƣớc. Bởi vậy, trên thực tế pháp luật của các quốc gia đều điều chỉnh ở những mức độ khác nhau đối với hoạt động xuất nhập khẩu sau khi gia nhập WTO. Ví dụ: Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi vấn đề đãi ngộ quốc dân, với hàng hóa nhập khẩu, thuế quan..., mức đãi ngộ dành cho các sản phẩm của nƣớc ngoài không thấp hơn các sản phẩm cùng loại đƣợc sản xuất trong nƣớc, tiến hành sửa đổi và điều chỉnh những chính sách chƣa phù hợp với các nguyên tắc đãi ngộ quốc dân. Bên cạnh đó, vấn đề về thuế và các biện pháp phi thuế quan cũng đã đƣợc xem xét với nội dung: Đến năm 2005, thuế suất hải quan của Trung Quốc sẽ giảm xuống đạt mức trung bình của các nƣớc đang phát triển, thuế xuất nhập khẩu bình quân hàng công nghiệp sẽ giảm xuống còn khoảng trên dƣới 10%. Hiện tại có hơn 400 sản phẩm thực hiện biện pháp phi thuế quan (hạn ngạch, giấp phép...) từ ngày 1/1/2005, ngoài những biện pháp phù hợp với quy tắc của WTO, không đƣợc tăng thêm bất cứ biện pháp phi thuế quan mới nào nữa. Đối với Việt Nam, Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 (sửa đổi, bổ sung) là một bƣớc chuẩn bị quan trọng cho quá trình gia nhập WTO, theo đó Việt Nam đã xem xét và sửa đổi các quy định về thuế xuất nhập khẩu trên cơ sở bƣớc đầu phù hợp với các cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo định hƣớng của Chính phủ, sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam sẽ từng bƣớc điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với lộ trình cam kết và nguyên tắc hoạt động của WTO. Những cơ sở để pháp luật Việt Nam điều chỉnh về thuế xuất, nhập khẩu trong điều kiện thực thi cam kết WTO bao gồm:

các luật lệ của WTO, Việt Nam phải thừa nhận các nguyên tắc của hệ thống thƣơng mại toàn cầu, chuyển hóa các quy định, nguyên tắc pháp luật đó vào các văn bản pháp luật Việt Nam, dành đãi ngộ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia và các ƣu đãi về thuế quan, phi thuế quan cho các nƣớc thành viên WTO, mở cửa thị trƣờng cho các nƣớc trên những lĩnh vực có thể đƣợc trên cơ sở cùng nhau đàm phán, thỏa thuận cụ thể song phƣơng, đa phƣơng phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định của WTO. Tuy nhiên, hệ thống luật lệ của WTO khá đồ sộ và phức tạp, hội tụ các tƣ tƣởng, trƣờng phái pháp luật khác nhau, đƣợc thiết kế để quản trị một cơ chế đa biên, vận hành theo nguyên tắc kinh tế thị trƣờng. Do đó khi sửa đổi pháp luật về thuế xuất nhập khẩu cho phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO thì bên cạnh việc áp dụng, chuyển hóa các nguyên tắc của WTO vào các quy định pháp luật cũng cần phải chú ý đến việc hoạch định chính sách xây dựng pháp luật cụ thể, tìm hiểu và học hỏi từ kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc trong quá trình thực hiện cam kết của WTO.

- Cam kết về thuế quan của Việt Nam khi gia nhập WTO: căn cứ vào các cam kết về mở cửa thị trƣờng hàng hóa của Việt Nam cho các thành viên WTO, đặc biệt là cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu, bên cạnh việc kế thừa những quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn, Việt Nam cần sửa đổi, bổ sung những quy định chƣa phù hợp với điều kiện hội nhập, chƣa đồng bộ với pháp luật hiện hành nhằm phù hợp với lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan ở từng giai đoạn, từng thời kỳ; đồng thời loại bỏ mạnh các biện pháp phi thuế quan trong thƣơng mại hàng hóa. Nhƣ vậy, Việt Nam cần chuyển hóa các cam kết gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết của Việt Nam cho các đối tác là thành viên WTO, đồng thời cũng đem lại sự rõ ràng, minh bạch cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan tới việc thi hành các cam kết ấy.

- Năng lực của các doanh nghiệp trong nước: để việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về thuế quan thực sự hiệu quả, các doanh nghiệp trong nƣớc phải đủ

năng lực cạnh tranh, kiến thức và kinh nghiệp về kinh doanh thƣơng mại trong môi trƣờng hội nhập kinh tế thế giới. Các quốc gia sẽ căn cứ vào trình độ, năng lực và khả năng thích ứng hiện tại của doanh nghiệp trong nƣớc để điều chỉnh những cam kết gia nhập WTO của mình phù hợp để vừa đảm bảo tuân thủ thực thi các cam kết WTO và đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều hạn chế về năng lực, kiến thức và kinh nghiệm thƣơng mại quốc tế, chƣa đủ sức cạnh tranh bình đẳng trên sân nhà với các công ty đa quốc gia hùng mạnh nếu không có sự hỗ trợ của một hàng rào thuế quan trong nƣớc. Vì vậy, khi sửa đổi pháp luật để thực thi cam kết của Việt Nam, Nhà nƣớc sẽ có những cân nhắc, tính toán để đảm bảo rằng hàng rào thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng đƣợc pháp cho các doanh nghiệp trong nƣớc, theo đúng quy định của WTO; tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nƣớc có đủ thời gian chuẩn bị thích ứng với những thay đổi trong chính sách cũng nhƣ trong cạnh tranh.

- Phạm vi bảo hộ nền kinh tế trong nước: việc xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu trên nguyên tắc khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ có trọng điểm có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì mục tiêu gia nhập WTO nhằm không ngừng mở rộng thị trƣờng đồng thời phải bảo hộ cho các ngành kinh tế trong nƣớc phát triển nhƣng phải phù hợp với luật lệ WTO. Tuy nhiên, phạm vi bảo hộ nền kinh tế trong nƣớc phụ thuộc vào mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia thông qua việc ký kết và tham gia các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng và song phƣơng về cam kết cắt giảm thuế quan. Do đó, căn cứ vào phạm vi và khả năng áp dụng các biện pháp bảo hộ kinh tế mà WTO cho phép, Việt Nam có thể quy định mức thuế suất nhập khẩu hợp lý tại mỗi thời điểm hay cơ chế chống bán phá giá, chống trợ cấp và chống các biện pháp phân biệt đối xử trong thƣơng mại và các biện pháp thƣơng mại không lành mạnh khác để đảm bảo mục tiêu cuối cùng là sản xuất trong nƣớc có thể đứng vững, phát triển khi thực hiện hội nhập WTO, mở cửa thị trƣờng, tự do

hóa thƣơng mại.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng hơn cả là việc Việt Nam thực hiện việc điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất nhập khẩu nhằm thực thi cam kết gia nhập WTO nhƣ thế nào với việc vận dụng các cơ sở nêu trên. Từ phân tích nêu trên, có thể kết luận rằng việc điều chỉnh pháp luật đối với thuế xuất nhập

Một phần của tài liệu Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt Nam thực thi cam kết WTO (Trang 33)