Phƣơng hƣớng

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 73)

3.1.1. Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải được xây dựng trên quan điểm, đường lối và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

Có thể nói, ở bất cứ quốc gia nào có nền kinh tế thị trường đều đặt ra vấn đề phải điều tiết cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Những yếu tố này có liên quan chặt chẽ đến việc hình thành thể chế kinh tế, việc tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác phát triển, đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Nước ta cũng chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường, nhưng có sự đặc thù là phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc và quy luật vận động khách quan của kinh tế thị trường, khi nghiên cứu xây dựng pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường chúng ta cũng phải dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần “Bảo đảm cho các thành phần kinh tế đều được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, các thành phần kinh tế thực sự là những bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường Việt Nam” [23, tr 188]. Như vậy, về chủ chương, chúng ta đã thừa nhận cạnh tranh như là hệ quả tất yếu của thị trường. Cạnh tranh lúc này được hiểu là sự chạy đua trên một thị trường của các doanh nghiệp độc lập và là đối thủ của nhau trong việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, cấu trúc và sự vận hành của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các điều kiện của quy luật cung

68

cầu của một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hoặc tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ được tự do tiếp cận; và các quyết định kinh doanh không phải là hệ quả của áp lực hoặc những ưu đãi do pháp luật mang lại. Nó khác biệt với "thi đua" trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp. Nhưng cạnh tranh không thể tự do thực hiện theo ý muốn chủ quan, các doanh nghiệp đều muốn tích tụ tư bản lớn nhất và nhanh nhất, nên rất dễ xâm phạm đến quyền và lợi ích của chủ thể khác. Chính vì lẽ đó cần phải có một thể chế cạnh tranh đủ mạnh để duy trì các nguyên tắc kinh doanh, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng và nền kinh tế vận hành đúng theo quy luật thị trường; mặt khác loại bỏ rào cản xâm nhập thị trường và thực thi các biện pháp chống hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Song duy trì cạnh tranh như thế nào, giới hạn và phạm vi cạnh tranh đến đâu, kiểm soát sự lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền thế để hạn chế sự mất ổn định thị trường lại thuộc về khả năng của pháp luật. Mặc dù pháp luật không thể sáng tạo ra các quan hệ kinh tế nhưng các quy phạm pháp luật có chức năng điều chỉnh và thúc đẩy các quan hệ này phát triển theo đúng định hướng, lành mạnh, hiệu quả và bền vững.

Khách quan đánh giá rằng, quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội của chúng ta mới được bắt đầu, kinh nghiệm chưa nhiều và có sự hạn chế về nhận thức nên kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý. “Trong khi đó tình hình diễn biến kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cạnh tranh về kinh tế - thương mại và sự tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng thị trường, công nghệ, nguồn vốn... giữa các nước ngày càng gay gắt” [22, tr 313]. Trước những thực trạng đó, một lần nữa, tại cuộc họp Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta yêu cầu phải “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế” [20, tr 37].

69

Để thực hiện chủ trương, quan điểm và nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường phải: Tạo lập và thúc đẩy các cơ hội bình đẳng và không phân biệt đối xử trong cạnh tranh của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế; Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh; Ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh để lũng đoạn thị trường; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng... Đặc biệt, pháp luật cạnh tranh phải là hành lang pháp lý chung, tạo tiền đề cho pháp luật chuyên ngành thực hiện kiểm soát cạnh tranh nói chung và kiểm soát lạm dụng sức mạnh thị trường nói riêng.

3.1.2. Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải phù hợp với nguyên tắc kinh doanh; với phong tục, tập quán, chuẩn mực đạo đức kinh doanh; và quy luật vận động khách quan của nền kinh tế thị trường

Pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là một trong những công cụ để nhà nước thực hiện quản lý cạnh tranh và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành quy phạm này trong Luật cạnh tranh phải phù hợp với nguyên tắc và quy luật vận động khách quan của nền kinh tế thị trường.

Trước hết các quy phạm phải tuân thủ nguyên tắc hàng đầu và cơ bản của nền kinh tế thị trường là nguyên tắc tự do kinh doanh. Nguyên tắc này được hiểu là mọi chủ thể đều có quyền đầu tư, sản xuất kinh doanh theo những hình thức luật định; có quyền tự do ấn đính giá cả theo quy luật cung cầu và sự chỉ dẫn của nhà nước về đăng ký, thương lượng và niêm yết giá; có quyền cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong môi trường kinh doanh được pháp luật quy định và bảo hộ. “Tự do kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là chủ thể có quyền thực hiện tất cả những điều mình muốn không theo một nguyên tắc, một trật tự nào; mà là sự tự do trong khuôn khổ, có sự bảo vệ của pháp luật và nhà nước”[27]. Có thể nói, cạnh tranh chỉ xuất hiện dựa trên tiền đề là tự do kinh doanh và chỉ phát huy

70

hết ý nghĩa tích cực của nó trong môi trường kinh doanh lành mạnh. Vì lẽ đó, xứ mệnh của pháp luật cạnh tranh là luôn luôn bên cạnh và tương trợ cho các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh doanh. Bảo đảm tự do kinh doanh của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho các chủ thể này có cơ hội thực hiện quyền cạnh tranh bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và bị lạm dụng bởi các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; nhất là từ phía các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường không qua quá trình cạnh tranh. Để thực hiện vai trò này, pháp luật cạnh tranh phải có mối liên hệ chặt chẽ với các chế định về hợp đồng, xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh, giải thể và phá sản doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp, những quy định về gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.

Theo ghi nhận tại Hiến Pháp 1992, trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay tồn tại nhiều thành phần kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần này trong quan hệ sản xuất, kinh doanh không bị phân biệt về quy mô, hình thức, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh; đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, bình đẳng trước pháp luật. Vì vậy, khi xây dựng quy phạm kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cần phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế. Điều này có nghĩa là mọi chủ thể khi tham gia kinh doanh đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong các biện pháp khuyến khích đầu tư, bảo hộ đầu tư, căn cứ tính thuế để áp dụng pháp luật về thuế, chế độ sử dụng lao động, bảo hiểm, giải quyết tranh chấp, phá sản doanh nghiệp… Hiến pháp 1992 cũng ghi nhận “vai trò chủ đạo” của doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý và phát triển những lĩnh vực thuộc dịch vụ công, những ngành cần phải có sự điều tiết của nhà nước như điện lực, dầu mỏ và an ninh quốc phòng. Nhưng dường như khái niệm này đang bị hiểu nhầm và lạm dụng, trở thành những ưu đãi hành chính bất bình đẳng cho các doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cạnh tranh với các chủ thể ngoài quốc doanh, khiến cho môi trường cạnh tranh không lành mạnh và làm méo mó thị trường. Do đó, pháp luật cạnh tranh cần

71

phải xác định “vai trò chủ đạo” của những doanh nghiệp này không đồng nghĩa với việc được quyền nắm giữ tất cả hay chủ yếu các cơ hội kinh doanh trên thị trường. Tất cả các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền; hành vi ngăn cản gia nhập thị trường của các chủ thể kinh tế tiềm năng đều được coi là vi phạm pháp luật và phải chịu chế tài của pháp luật.

Bên cạnh đó, khi xây dựng pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường cũng cần phải dựa trên nền tảng của các tập quán, thông lệ cạnh tranh lành mạnh và những chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh. Bởi lẽ, “quy ước, thông lệ không thành văn này lại là tổng hợp các quy phạm xã hội ở nhiều lĩnh vực, có tác động mạnh mẽ, điều chỉnh, kiểm soát và chi phối hành vi kinh doanh của thương nhân” [27]. Đặc biệt ở nước ta, một đất nước có truyền thốn nho giáo lâu đời ở phương Đông. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, thương nhân ngoài việc phải chấp hành tốt các quy định pháp luật, còn phải thỏa mãn những yêu cầu xã hội khác. Hơn nữa, phương thức cạnh tranh được các nhà kinh doanh sử dụng luôn có sự sáng tạo bất tận. Trong khi đó, nếu xét về giác độ hành vi và những thủ thuật tiêu cực của cạnh tranh, pháp luật không thể dự liệu một cách bao quát và đầy đủ. Hay nói cách khác, việc dùng những quy phạm pháp luật cạnh tranh để điều chỉnh trực tiếp việc kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường sẽ ít hiệu quả hơn khi chúng ta chỉ chủ trương xây dựng các quy định cạnh tranh mang tính nguyên tắc và tiến hành phối hợp điều chỉnh thông qua các thiết chế kinh tế - xã hội khác. Như vậy mới đảm bảo sự điều chỉnh được phù hợp, bao quát và đáp ứng mục đích hoàn thiện môi trường cạnh tranh lành mạnh; bảo đảm quyền và lợi ích cho các chủ thể.

3.1.3. Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh phải là cơ sở pháp lý vững chắc để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các chủ thể kinh doanh và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

72

mở cửa thị trường đã đem lại rất nhiều cơ hội Việt Nam đã tiến hành được hơn 20 năm, hầu hết thị trường đã được hình thành, song nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh vẫn chưa được xác lập đầy đủ. Chính vì vậy mà cơ chế cạnh tranh không được vận hành trôi chảy, trên thị trường xuất hiện nhiều hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền nhưng không bị kiểm soát và điều tiết, nên không phát huy được tính tích cực của cạnh tranh. Mặc dù quyền tự do kinh doanh cũng như sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã được khẳng định trong Hiến Pháp và nhiều văn bản pháp luật; song trên thực tế vẫn còn tồn tại những nội dung mang tính phân biệt đối xử, không tạo ra cơ hội cạnh tranh thực sự cho các chủ thể kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. “Khi không có sự bình đẳng thì sẽ không có nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh trung thực, công bằng, cơ chế cạnh tranh không thể vận hành và mặt tích cực của kinh tế thị trường không thể phát huy được” [27]. Bởi vậy, để khắc phục tình trạng cạnh tranh không có tổ chức như hiện nay, cần thiết phải có pháp luật để chống lại các hoạt động hạn chế cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả các chủ thể kinh doanh có tiềm năng tham gia quá trình cạnh tranh, bảo đảm cạnh tranh thực sự trở thành động lực phát triển nền kinh tế.

Bên cạnh việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, “sự bình đẳng về cơ hội kinh doanh và quyền cạnh tranh cho mọi chủ thể kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường còn là cơ sở để bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong xã hội” [27]. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy vì trên thực tế, quyền và lợi ích của người tiêu dùng hiện nay ở nước ta còn chưa được bảo đảm. Mặc dù chúng ta đã có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mới ban hành năm 2010. Nhưng các quy định của đạo luật này vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện. Ví dụ, vấn đề kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chỉ đặt ra với các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu do Thủ tướng Chính phủ ban hành [46, Điều 19]; còn

73

đối với các chủ thể không thuộc đối tượng trên thì không đặt ra vấn đề này. Như vậy vô hình chung đã loại bỏ các trường hợp cần phải kiểm soát. Hay điều 12 của Luật đã quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng như niêm yết công khai giá tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ; cảnh báo khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa; cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có bảo hành… nhưng lại thiếu cơ chế theo dõi, giám sát nên kết quả thực hiện quy định này dường như không đáng kể. Vì vậy, sự kết hợp giữa Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của pháp luật cạnh tranh sẽ góp phần hoàn thiện hơn công cụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của nhà nước; giúp người tiêu dùng được nâng cao ý thức bảo vệ quyền lợi của mình khi lựa chọn các sản phẩm của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Đồng thời cũng là công cụ để các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện tốt trách nhiệm của mình cũng như tích cực tham gia vào quá trình kiểm soát các

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)