Pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc kiểm soát hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 29)

vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng

1.4.1. Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Có thể nói sẽ là phiến diện nếu như kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường chỉ được điều chỉnh trong pháp luật cạnh tranh. Bởi, hành vi lạm dụng được diễn ra ở nhiều góc độ, nhiều phạm vi thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hơn nữa, bản thân Luật cạnh tranh không thể trở thành bộ luật tích hợp nhiều lĩnh vực riêng lẻ để điều tiết tất cả mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Điều đó sẽ làm cho Luật cạnh tranh trở nên cồng kềnh nhưng vẫn nhiều thiếu sót. Do đó, việc điều chỉnh vấn đề này cần thiết phải được quy định ở những pháp luật chuyên ngành. Khi đó sẽ bảo đảm cho pháp luật cạnh tranh giữa vai trò định hướng chỉ đạo, pháp luật chuyên ngành bổ sung và củng cố nhưng đặc thù của từng lĩnh vực, cũng như sự tác động qua lại giữa luật chung và luật riêng, góp phần hoàn thiện Pháp luật Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

 Luật cạnh tranh

Với các quy phạm mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước, Luật cạnh tranh được coi là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong lĩnh vực quản lý cạnh

24

tranh và điều tiết thị trường. Do đó, pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trước hết được điều chỉnh trong Luật cạnh tranh 2004.

Về cách nhận diện một hoặc một nhóm các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, Luật cạnh tranh 2004 không xây dựng khái niệm mà xác định thông qua thị phần của chủ thể trên thị trường liên quan hoặc xác định chủ thể đó có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể hay không. Cách xác định cụ thể được quy định tại Điều 11 Luật cạnh tranh 2004 và từ Điều 4 đến Điều 13 Nghị định số 116/2005/NĐ- CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh (gọi tắt là “Nghị định số 116/2005/NĐ-CP”).

Có được vị trí thống lĩnh thị trường là điều không chỉ doanh nghiệp luôn hướng tới mà còn được các nhà quản lý kinh tế vĩ mô khuyến khích phát triển. Bởi có nhiều doanh nghiệp đạt vị trí thống lĩnh thị trường, chứng tỏ nền kinh tế của quốc gia đó rất phát triển. Tuy nhiên, nếu chủ thể nào vì lợi ích của mình, thực hiện hành vi lạm dụng vị thế của mình gây ảnh hưởng thị trường, xâm phạm tới quyền và lợi ích các chủ thể khác thì hành vi đó cần phải cấm thực hiện. Tại Điều 13 Luật cạnh tranh 2004 và Điều 27 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, các nhà lập pháp đã liệt kê và minh thị rõ sáu nhóm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm.

Điều đặc biệt Luật cạnh tranh không chỉ kiểm soát đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường có hành vi lạm dụng mà các nhà lập pháp còn nhận thấy cần kiểm soát cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước, doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích [47, Điều 15]. Các doanh nghiệp này có vị trí thống lĩnh thị trường không qua quá trình cạnh tranh mà hình thành thông qua các quyết định hành chính nhà nước. Vì vậy, không có gì là mâu thuẫn nếu coi các chủ thể đó cũng có nguy cơ thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí của mình và cần thiết phải được kiểm soát.

Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường rất nguy hiểm và để lại hậu quả lớn cho xã hội, do đó không có quy định trường

25

hợp miễn trừ. Các trường hợp vi phạm sẽ được áp dụng chế tài được quy định tại Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (gọi tắt là “Nghị định số 120/2005/NĐ-CP”).

Vai trò chủ động trong việc giám sát và xử lý các trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh được Luật cạnh tranh trao cho Cục quản lý cạnh tranh và Hội đồng quản lý cạnh tranh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của hai cơ quan quản lý cạnh tranh này được quy định cụ thể tại Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh (gọi tắt là “Nghị định số 05/2006/NĐ-CP”) và Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh (gọi tắt là “Nghị định số 06/2006/NĐ-CP”).

 Pháp lệnh giá

Pháp lệnh giá ra đời với ý nghĩa to lớn " Góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình ổn giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước” [58, Lời mở đầu]. Diễn giải một cách cụ thể thì Pháp lệnh giá là công cụ hữu hình để Nhà nước điều tiết, quản lý và phân cấp vĩ mô trong lĩnh vực giá, mà đối tượng tác động trực tiếp của nó là xác định nguyên nhân và kiểm soát sự biến động của giá, quản lý được các yếu tố cấu thành lên giá, mức chênh lệnh giá cả nội và ngoại địa, vấn đề ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân... Về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tại các Điều 11 và Điều 12 Pháp lệnh giá 2002 đã ghi nhận về hiệp thương giá giá giữa bên mua, bên bán khi không thống nhất được giá ký hợp đồng đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán không thuộc phạm vi định giá của Nhà nước; các điều từ Điều 19 đến Điều 21 của Pháp lệnh quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải kiểm soát độc quyên khi phát hiện có dấu hiệu liên kết độc

26

quyền về giá, việc hình thành giá độc quyền; hay các quy định về chống bán phá giá như các hành vi được coi là bán phá giá, các hành vi bị cấm, khiếu nại tố cáo và điều tra xử lý bán phá giá.

Các quy định về giá có tác động rất lớn đến bình ổn thị trường, bảo đảm phát triển kinh tế vĩ mô. Nếu các quy định này chỉ dừng ở Pháp lệnh thì chưa bảo đảm tính quyền lực của quy phạm. Chính vì lẽ đó, hiện nay, Văn phòng Chính Phủ đang phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành tổ chức các hội thảo góp ý hoàn thiện dự thảo Luật giá. Về cơ, dự thảo vẫn giữ các nội dung như trong Pháp lệnh, một số vấn đề có sự sửa đổi trong đó có quy định về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như: (i) về vấn đề kiểm soát thị trường được cơ cấu lại theo khung các quy định về Nhà nước kiểm soát giá độc quyền; đối tượng kiểm soát giá độc quyền; các biện pháp kiểm soát giá độc quyền; quyền và trách nhiệm của cơ quan thẩm quyền quản lý nhà nước về giá trong việc kiểm soát giá độc quyền và quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền [59, Điều 26-30]; (ii) Bỏ các quy định về chống bán phá giá.

 Luật chứng khoán

Thị trường chứng khoán và các hoạt động trên thị trường chứng khoán chính thức được ghi nhận trong luật năm 2006. Môi trường kinh doanh này được đánh giá là nhiều tiềm năng thu hút được các nhà đầu tư bởi lợi nhuận cao, nhưng cũng đầy rủi ro bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chủ yếu của nó là sự minh bạch của thông tin và sự tiếp cận thông tin của nhà đầu tư. Với mong muốn lợi nhuận cao nhất sẽ có không ít các chủ thể có thế mạnh sử dụng các biện pháp trong đó có thông tin để thao túng thị trường, hạn chế cạnh tranh, độc quyền thị trường. "Thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán nhằm tạo cung, cầu giả tạo; Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán" [48, Điều 9] hoặc các giao dịch của cổ đông lớn của công ty đại chúng làm thay đổi số

27

lượng cổ phiếu sở hữu vượt quá 1% so với số lượng cùng loại đang lưu hành [48, Điều 99]; là những trường hợp Luật chứng khoán 2006 quy định cần phải có sự kiểm soát nhằm ngăn chặn các tổ chức, cá nhân lợi dụng vị trí thống lĩnh của mình gây ảnh hưởng đến bình ổn thị trường.

1.4.2. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

 Trung Quốc là nước có nhiều đặc điểm chính trị xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế giống với Việt Nam. Ở quốc gia này, mô hình kinh tế tập trung bao cấp trong một thời gian dài với các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong hầu hết mọi lĩnh vực ngành nghề, vấn đề cá nhân kinh doanh gần như bị cấm đoán. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp kinh tế chủ yếu là sự chỉ đạo mệnh lệnh cấp trên – cấp dưới hoặc là sự hợp tác, thi đua giữa các doanh nghiệp cùng khối ngành liên quan. Với các đặc thù của nền kinh tế như vậy, tự do kinh doanh và xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh như một điều xa vời và không được đặt ra.

Cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước và sự tham vọng bành trướng của các doanh nghiệp, các hành vi hạn chế cạnh tranh, lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đã xuất hiện. Các hành vi này làm cản trở cạnh tranh và kéo thụt lùi sự phát triển của nền kinh tế. Trước nhu cầu cần phải ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, đồng thời bảo vệ lợi ích của các nhà kinh doanh khác và người tiêu dùng mà sâu xa là bảo vệ nền kinh tế; Luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở Trung Quốc đã chính thức được ban hành ngày 02/09/21993. Về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, pháp luật cấm các doanh nghiệp đang có được vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền:

28

(i) Không được ép buộc người mua chỉ được mua hàng hóa tại doanh nghiệp mà mình chỉ định nhằm loại trừ những người sản xuất kinh doanh khác ra khỏi vòng cạnh tranh lành mạnh cạnh tranh (Điều 6).

(ii) Không được sử dụng các biện pháp hành chính để ép buộc khách hàng mua hàng hóa ở những địa chỉ chỉ định, không được ngăn cản sự giao lưu và chuyên trở hàng hóa giữa các vùng (Điều 7).

(iii) Sử dụng mọi hành vi hối lộ, đút lót để có được lợi thế khi mua bán hàng hóa (iv) Nghiêm cấm mọi hành vi bán phá giá một cách phi lý để loại trừ cạnh tranh Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Luật cũng chấp nhận việc miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường như: doanh nghiệp bán phá giá hoặc hạ giá các hàng hóa tươi sống; háng ế hoặc sắp hết hạn sử dụng; hàng hóa theo mùa; hàng hóa phục vụ cho những mục đích thanh khoản nợ nần, thay đổi công nghệ sản xuất.

Đối với các trường hợp không thuộc trường hợp miễn trừ, các doanh nghiệp vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra, kể cả những thiệt hại phái sinh. Thông thường, các doanh nghiệp và cá nhân vi phạm sẽ chịu áp dụng các chế tài kinh tế là phạt tiền (Đối với doanh nghiệp mức phạt từ 50.000 đến 200.000 nhân dân tê; đối với cá nhân mức phạt từ 10.000 đến 20.000 nhân dân tệ). Ngoài ra, tùy từng mức độ vi phạm cụ thể, doanh nghiệp có thể bị áp dụng các chế tài hành chính (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục những thiệt hại xảy ra…) hoặc chế tài hình sự (phạt tù đối với người quản lý, lãnh đạo công ty).

Về trách nhiệm kiểm soát thuộc về ai, Luật khuyến khích, ủng hộ và bảo vệ mọi tổ chức tham gia giám sát các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Bên cạnh đó, Luật trao quyền giám sát chính và có toàn quyền xử lý các trường hợp vi phạm cho bộ máy quản lý cạnh tranh. Trong đó, Thanh tra Trung ương có thẩm quyền quyết định cao nhất. Cơ quan này có thẩm quyền rất lớn khi thực hiện việc thanh tra và kiểm tra những hành vi bị nghi ngờ là vi phạm pháp luật [64, tr 423,424]:

29

(i) Được quyền thẩm vấn người quản lý doanh nghiệp, người làm chứng, cá nhân, tổ chức có liên quan khi nghi ngờ doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Được quyền yêu cầu họ cung cấp các tài liệu làm bằng chứng hoặc các thông tin khác có liên quan

(ii) Được quyền thanh tra các tài khoản, tài sản có liên quan đến hành vi động lạm dụng. Có quyền yêu cầu người quản lý doanh nghiệp giải thích rõ những vấn đề liên quan.

(iii) Được phép sao chép lại các hợp đồng, sổ kế toán, các chứng từ thu chi, chứng từ báo giá, công văn và các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm

 Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển hàng đầu của Châu Á với nhiều chaebol trong các ngành công nghiệp công nghệ và dịch vụ có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường quốc tế và cũng là nơi mà cách hành vi cạnh tranh diễn ra sôi động và khốc liệt. Trước nhu cầu cấp bách cần phải điều tiết môi trường cạnh tranh lành mạnh, Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc (“gọi tắt là Luật Thương mại Hàn Quốc”) ra đời gồm 14 chương, 71 điều và 3 phụ lục. Mục tiêu hàng đầu được xác định là nhằm khuyến khích cạnh tranh kinh tế tự do và lành mạnh. Từ đó, thúc đẩy hoạt động kinh doanh sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện mục đích này, pháp luật quy định cấm các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và tập trung sức mạnh kinh tế quá mức cho phép; đồng thời điều chỉnh những hành động thông đồng không chính đáng, các hành vi thương mại không lành mạnh.

Trong vai trò kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Trước hết, pháp luật đưa hai cách thức nhận diện thế nào là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường: (i) nhận biết thông qua mục đích của hành vi (ấn định, duy trì, thay đổi giá cả, chất lượng, khối lượng và các điều kiện thương mại khác) [32, Điều 2]; (ii) thông qua dấu hiệu thị phần, quy mô doanh nghiệp và rào cản thị trường (thị phần của một doanh nghiệp lớn hơn 50% và thị phần kết hợp của ba doanh nghiệp lớn hơn 75%) [32,

30

Điều 4]. Trường hợp một doanh nghiệp có dấu hiệu thống lĩnh thị trường nhưng có doanh thu hoặc lượng mua hàng hóa trong năm dưới 10 tỷ won hoặc một trong nhóm ba doanh nghiệp có dấu hiệu thống lĩnh thị trường có thị phần ít hơn 10 % sẽ không được coi là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường [32, Điều 2, Điều 4].

Để tránh sự lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh lành mạnh, pháp luật cấm các doanh nghiệp này được thực hiện các hành vi (Điều 3-2): (i) ấn định, duy trì và thay đổi một cách bất hợp lý giá cả; (ii) kiểm soát một cách bất hợp lý việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 29)