Thực trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trƣờng trong bối cảnh kinh tế xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 50)

trƣờng trong bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay

2.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội từ khi Luật cạnh tranh ra đời cho đến nay

Với nền tảng đã được xây dựng trong các giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong các năm 2005 đến 2010 vẫn giữ mức 7%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 – 2005, đạt 42,9% GDP. Theo Philipinnes Star, mặc dù nước ta là quốc gia thuộc nhóm các nước có kinh tế nhỏ, chưa phát triển và chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007, nhưng có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư nước ngoài rất lớn và hiện là một trong 50 quốc gia có tỷ lệ thu hút vốn đầu tư cao nhất thế giới.

Báo cáo đánh giá về môi trường đầu tư của WB và IFC năm 2009, Việt Nam xếp thứ hạng 93/183 nền kinh tế, là quốc gia có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Thực tế, quy mô tổng sản phẩm trong nước năm 2009 tính theo giá trị thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người là 1.168 USD. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá nhưng chưa đồng đều. Chiếm tỷ lệ về quy mô số lao động và kết quả sản xuất là các doanh nghiệp ngành công nghệ và xây dựng. Tại thời điểm 1/1/2009, tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành là 72.021 doanh nghiệp (chiếm 35% tổng số doanh nghiệp); tổng doanh thu là 2.220 nghìn tỷ đồng (chiếm 38,9% tổng doanh thu của toàn doanh nghiệp); đóng góp cho ngân sách nhà nước với mức cao nhất với 169,7 nghìn tỷ đồng (chiếm 57,8% tỷ lệ đóng góp của toàn bộ doanh nghiệp). Chiếm tỷ lệ cao nhất về số doanh nghiệp với 125 nghìn doanh nghiệp, có tổng vốn kinh doanh là 4.030 nghìn tỷ đồng và đứng thứ hai về kết quả kinh doanh là ngành thương mại dịch vụ. Tổng số 7.266 doanh nghiệp, chiếm 4.9% tổng số lao động, 1,2% vốn kinh doanh, 1,9 giá trị tài

34

sản cố định, 0.8% doanh thu, 2,9% lợi nhuận và 0,9 % đóng góp cho ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản được đánh giá là quá nhỏ bé và không tương xứng với quy mô phát triển của nền kinh tế. Về môi trường kinh doanh theo khu vực kinh tế, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp và tạo việc làm mới cho người lao động với 196.779 doanh nghiệp (chiếm 95.7% tổng số doanh nghiệp), giải quyết cho 4,72 triệu lao động có việc làm và thu hút 42,3% tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp. Khu vực FDI có số lượng doanh nghiệp ít nhất (5.626 doanh nghiệp) nhưng phát triển nhanh nhất về quy mô đầu tư và đặc biệt đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp (lợi nhuận trước thuế chiếm 48,1% và đóng góp cho ngân sách nhà nước chiếm 40,4% so với toàn bộ doanh nghiệp). Theo chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại của nhà nước, quy mô doanh nghiệp nhà nước ngày càng được thu hẹp với 3.328 doanh nghiệp (tính đến 1/1/2009). Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả, khu vực này có đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tương đương hiệu quả đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đối với môi trường kinh doanh theo vùng địa lý, Đông Nam Bộ là vùng kinh tế có quy mô và kết quả sản xuất kinh doanh cao nhất cả nước (có 73.885 doanh nghiệp, thu hút 38,3% số lao động, 39% vốn kinh doanh, 51% doanh thu, 62,6% lợi nhuận và 60,7% nộp ngân sách nhà nước). Đứng thứ hai là vùng đồng bằng Sông hồng với 61.058 doanh nghiệp, thu hút 29,3% số lao động, 26,8% vốn kinh doanh, 26,3% doanh thu, 16,6% lợi nhuận và 22,5% nộp ngân sách nhà nước. Vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc là hai vùng kinh tế có tỷ lệ phát triển doanh nghiệp thấp nhất trong sáu vùng kinh tế, chỉ chiếm 3,2% số doanh nghiệp, 2,6% số lao động, 1,6% vốn kinh doanh, 2% doanh thu, 1,1% lợi nhuận và 1,1% nộp ngân sách nhà nước [2, tr 35 – 43].

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2005 – 2010, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều biến động dẫn đến lạm phát tiêu dùng được xác định ở mức cao nhất với bình quân 55%, gây khó khăn, bức bách cho hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh

35

nghiệp, các ngành lĩnh vực cũng như đời sống của người dân. WEF đã đưa ra báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh toàn cầu 2009 – 2010 đánh giá 75 trên 133 quốc gia cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa được cải thiện và giảm 5 bậc do với năm 2008 chủ yếu là do chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô bị đánh tụt từ hạng 70 xuống 112, tác động mạnh với nền kinh tế và khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động hệ quả của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới khiến cho các hoạt động tập trung kinh tế ở quy mô có khả năng chi phối thị trường ngày càng tăng. Để tham gia WTO, Việt Nam bên cạnh việc phải công nhận các cam kết quốc tế về đầu tư, liên doanh, liên kết còn phải đảm bảo sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới nhiều văn bản luật để phù hợp với các quy tắc chung và yêu cầu xây dựng hành lang pháp lý chuẩn cho một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Tức là các doanh nghiệp trong nước không còn được hưởng sự khác biệt từ các rào cản thương mại và sự bảo hộ từ phía nhà nước nữa; mà phải “tự bơi” bằng chính năng lực của mình và phải đủ mạnh để cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP của chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, hầu hết các doanh nghiệp lớn của Việt Nam chỉ đạt tối đa là 300 lao động và vốn kinh doanh đạt hơn 100 tỷ đồng, chỉ đạt mức doanh nghiệp nhỏ, vừa, thậm chí siêu nhỏ so với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển. Trong khi đó, khi chính thức trở thành thành viên WTO, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng lên, ngày càng nhiều hơn các TNC, các FDI lớn mạnh về công nghệ tài chính hoạt động trên thị trường Việt Nam. Điều đó cũng đồng nghĩa doanh nghiệp Việt Nam đang bị đe dọa trước sự cạnh tranh gay gắt và không cân sức. Các doanh nghiệp nước ngoài với kinh nghiệm thương trường và tiềm lực kinh tế sẽ không ngần ngại lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình từng bước áp dụng các thủ pháp cạnh tranh để chiếm đoạt khách hàng, thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiến tới lũng đoạn thị trường Việt Nam. Nếu để tình trạng đó xảy ra, hậu quả đối với nền kinh tế đất nước sẽ không chỉ dừng lại ở sự tụt hạng mà sâu xa hơn là sẽ là sự hòa tan và biến mất trên bản đồ kinh tế thế giới.

36

Một vấn đề khác đặt ra cho bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là sự mất cân đối trong tương quan thị trường giữa khu vực kinh tế Nhà nước và các khu vực khác. Vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền hiện nay gần như hoàn toàn thuộc về khối doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp này được hình thành chủ yếu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, do các chính sách ưu đãi bảo trợ và do các quyết định hành chính. Cho đến hiện nay chưa có tổ chức nào đạt được vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền thông qua quá trình cạnh tranh. Hơn nữa, do các doanh nghiệp này được giữ tỷ trọng lớn trong ngành kinh tế trong khi không có ưu thế tuyệt đối, chưa hoàn thiện về cơ chế điều hành, quản lý và hoạt động đã trở thành rào cản cho các doanh nghiệp tiềm năng ra nhập thị trường và gánh nặng cho nền kinh tế. Điển hình là trường hợp tập đoàn tàu thủy Vinashin hoạt động yếu kém, đầu tư dàn trải, làm thua lỗ cho quốc gia hàng nghìn tỷ đồng nhưng vẫn không thể phá sản bởi theo lý giải của các nhà làm chính sách đây là ngành nghề thiết yếu cần bảo hộ và nâng đỡ. Và nhiều, rất nhiều cái ung nhọt khác được hình thành do cơ chế bảo hộ sẽ vỡ ra trong tương lai gần. Sự sụp đổ khu vực kinh tế sẽ tất yếu kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Mặc dù hiện nay số lượng các doanh nghiệp nhà nước đã giảm đáng kể do chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp này, chỉ giữ lại các ngành quan trọng cần có sự điều tiết của nhà nước nhưng những lĩnh vực có ưu đãi và tỷ trọng lớn đều thuộc về khu vực quốc doanh. Dường như khái niệm “vai trò chủ đạo” được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 bị hiểu nhầm và bóp méo thành thống lĩnh thị trường, độc quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Có lẽ đây cũng là câu trả lời cho câu hỏi tại sao chưa có sự bình đẳng trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Không thể phủ nhận những mặt tích cực của cạnh tranh với vai trò là động lực của sự phát triển, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và bền vững. Tuy vậy nó cũng khiến cho các chủ thể kinh doanh có xu hướng lũng đoạn thị trường nhằm tích tụ tư bản một cách cao nhất. Chúng ta cũng cần khách quan nhìn nhận rằng, sự cạnh tranh diễn ra

37

trên thị trường kinh doanh Việt Nam ngày càng khốc liệt và có nguy cơ bị lạm dụng từ phía các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền trong và ngoài nước.

2.1.2. Nhận thức của xã hội, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Thông qua thực tiễn có thể thấy, đa số các vụ việc vi phạm cạnh tranh đều xuất phát từ khả năng nhận thức chưa được đầy đủ và đúng đắn của doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung của các quy định pháp luật. Luật cạnh tranh ra đời đã góp phần trang bị kiến thức cạnh tranh cho các đối tượng sử dụng và thực thi luật pháp; hiện thực hóa các chính sách cạnh tranh trong xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, tiến tới hoàn thiện cơ chế thị trường tại Việt Nam. Về cơ bản, các doanh nghiệp hiện nay đã bước đầu tuân thủ hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và tìm đến các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để bảo vệ quyền và lợi ích khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ bị cạnh tranh không lành mạnh.

Để có thể thực hiện tốt hơn việc hỗ trợ thực thi các quy định pháp luật, hàng năm cơ quan quản lý cạnh tranh đã tiến hành đo nhận thức những đối tượng trực tiếp chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh như xã hội dân sự, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả thu được tương đối khả quan.

Trong đó, nhận thức đối tượng doanh nghiệp, hiệp hội tăng đều qua các năm nhưng không đều, cụ thể: nhận biết về luật cạnh tranh (69,8% năm 2008, 73,6% năm 2009 và 79,8% năm 2010); hiểu về quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ việc cạnh tranh (82,2% năm 2008, 86,7% năm 2009 và 91,3% năm 2010) và áp dụng Luật cạnh tranh như công cụ bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong thị trường cạnh tranh (74,5% năm 2008, 80,1% năm 2009 và 84,5% năm 2010) [2, tr 47-64]. Hơn nữa, Luật cạnh tranh được coi là vũ khí tự vệ của doanh nghiệp, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhưng có đến 25% doanh nghiệp được hỏi chưa biết đến Luật cạnh tranh. Điểm đáng lưu ý thứ hai là đa số các trường hợp tiếp cận Luật cạnh tranh đều thông qua con

38

đường tự tìm hiểu (96,6%). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do không có cán bộ đủ trình độ để hiểu luật (86,2%) hoặc doanh nghiệp không mấy quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này. Hay với những câu hỏi rất dễ như cạnh tranh xảy ra trong tình huống nào, doanh nghiệp khi nào bị coi là có vị trí thống lĩnh thị trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gồm những hành vi nào, mức xử phạt đối với các hành vi này như thế nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, tòa án nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, kháng cáo quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh… thì tỷ lệ trả lời sai vẫn là rất cao. Điều này cho thấy mức độ nhận biết của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Luật cạnh tranh đang ở mức đáng lo ngại. Ngược lại, đa phần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại nghiên cứu và hiểu rất rõ về pháp luật cạnh tranh. Trước mọi hoạt động, giao dịch kinh doanh có tiềm ẩn yếu tố có khả năng vi phạm pháp luật cạnh tranh, các doanh nghiệp này đều tư vấn cán bộ pháp chế, các văn phòng luật sư và Cục quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch đó. Có thể thấy nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật cạnh tranh của nhóm đối tượng này là rất cao.

Đối với nhóm đối tượng cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương, Cục quản lý cạnh tranh đã tiến hành khảo sát tại một số cơ quan như Cục điều tiết điện lực, Cục hàng hải, Cục bảo hiểm… Kết quả cho thấy việc nhận biết về Luật cạnh tranh của các đối tượng này là tương đối cao (70,8% năm 2008, 73,2% năm 2009 và 78,5% năm 2010). Tỷ lệ nhận biết về luật đã tăng lên đáng kể (khoảng 3-5%/năm). Tuy vậy, vẫn tồn tại rất nhiều cơ quan chuyên ngành biết về Luật cạnh tranh nhưng cho rằng quy phạm pháp luật chỉ điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ có một số ít là hiểu rõ và đầy đủ về Luật cạnh tranh. Thông qua quá trình khảo sát cũng ghi nhận một thực tế: tỷ lệ các đối tượng được hỏi biết về vai trò và vị trí của Cục quản lý cạnh tranh vẫn còn rất thấp (39,6% năm 2008, 45,2% năm 2009 và 50,5 %năm 2010). Điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của cơ quan này đến chính cách cơ quan nhà nước còn rất mờ nhạt. Thậm chí, các Sở, Ban ngành địa phương cũng không hề

39

biết có Cục quản lý cạnh tranh; một số đơn vị nghe nói nhưng không biết chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

Qua số liệu thống kê nêu trên, chúng ta không khỏi giật mình về sức sống của Luật cạnh tranh trong đời sống xã hội, trong ý thức của doanh nghiệp và của các cơ quan nhà nước. Điều này lý giải tại sao vấn đề cạnh tranh nói riêng và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nói chung ngày càng gia tăng nhưng lại không được xử lý; khiến cho vai trò của pháp luật không được coi trọng, môi trường kinh doanh chưa đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp cốt lõi nhất là cần phải có thêm nhiều hơn nữa các chương trình và kế hoạch để nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật cạnh tranh cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý cạnh tranh...

2.1.3. Tình trạng lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường Hiện nay, do tác động của nền kinh tế thị trường và thương mại toàn cầu hóa, ngày càng có nhiều vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường diễn ra và bị xử lý trên thế giới. Điển hình như trường hợp Microsoft bị phạt vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng (mua hệ điều hành) thông qua đó hạn chế cạnh tranh. Tổng mức xử lý được áp dụng ở Mỹ và châu Âu tính từ năm 2004 đến 2008 khoảng 1 tỷ USD. Hay vụ

Một phần của tài liệu Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)