C. ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CHU TRÌNH CACBON HỮU CƠ TRONG MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐẤT
2. Nguồn hấp thụ CO
+Oxy hoá CO thành CO2
+Tích luỹ ở tầng bình lưu +Oxy hoá bởi vi sinh vật đất 20-200 3-30 240-1660 20-80 400-1000 280-1200 0-180 400-1000 1600-4000 190-580 190-580 110 17 840 40 450 560 90 810 3170 170 450
3.Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chu trình cacbon trong môi trường đất:
Khối lượng cacbon dưới dạng các hợp chất hữu cơ trong đất thay đổi phần lớn là do các hoạt động của con người trong các lĩnh vực công – nông – nghiệp. Sự suy giảm cacbon trong đất thường xảy ra cùng với sự suy giảm cấu trúc đất do xói mòn,đất bị nén chặt hoặc bị khô cứng. Vì vậy, rối loạn chu trình chuyển hoá cacbon trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm và suy thoái đất. Khối lượng cacbon thoát ra từ đất, từ hệ thực vật trên cạn do đất bị ô nhiễm và rừng bị tàn phá là những yếu tố chính làm tăng hàm lượng khí nhà kính, đặc biệt là CO2, trong khí quyển và dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh hưởng của các chất hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc cacbon là một vấn đề đã và đang được nhân loại hết sức quan tâm. Ngược lại, biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến chu trình chuyển hoá cacbon trong môi truờng nói chung và môi trường đất nói riêng. Cacbon trong đất được hình thành từ các nguồn: lắng đọng từ không khí, phân huỷ các chất hữu cơ, vô cơ và chất thải của các sinh vật tồn tại trong môi trường đất, nhưng động thực vật chỉ tồn tại và phát triển ở những điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm… Với phổ nhiệt độ dưới 100C và trên 400C quá trình phân huỷ diễn ra rất chậm, động vật và thực vật sẽ rất khó tồn tại ở khu vực có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp hoặc biên độ thay đổi nhiệt quá lớn. Ở những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt và hay bị thay đổi do các biến động như lũ lụt, hạn hán,… hệ thực động thực vật thường nghèo nên hàm lượng C trong môi trường ở những vùng đó rất thấp do không có nguồn C ở dạng hợp chất để phân huỷ thành C. Hoạt động sống ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt rât hạn chế do khả năng thấm và giữ nước của đất rất kém, lượng cacbon trong đất dễ mất đi bởi các loại xói mòn do gió và do nước. Lượng cacbon trong đất thoát vào môi trường không khí sẽ biến đổi thành CO2 nhưng khí này ít được hấp thụ bởi hệ thực vật thông qua quá trình quang hợp do trên đất bị ô nhiễm, hệ thực vật thường nghèo, sẽ hoà tan vào nước khí quyển tạo thành H2CO3 và quay lại môi trường đất theo đường giáng thủy, và đây chính là nguyên nhân gây axit
hoá môi trường đất. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cạn kiệt và suy thoái đất dẫn đến giảm hàm lượng cacbon trong đất.