Trong tầng bình lưu ozon được tạo thành đồng thời cũng bị phân hủy dưới tác dụng của bức xạ tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Bức xạ tử ngoại thường được chia thành 3 vùng: UV-A, UV-B, UV-C.
Ph
ả n ứ ng tạ o t h à nh o z on: O2 + hv (UV-C) → 2O
O + O2 + M → O3 + M
Phản ứng tạo thành ozon xảy ra nhiều hơn ở lớp không khí phía trên vùng xích đạo, do tại đây ánh sáng mặt trời chứa nhiều tia bức xạ UV-C hơn ở hai vùng cực.
Ph
ả n ứ ng ph â n h ủ y o z on:
O3+hv (UV-B) → O2 + O O + O3 → 2O2
Ngoài ra còn có các phản ứng phân hủy Ozon do các tác nhân khác : X + O3 → XO + O2
XO + O → X + O2
X có thể là Cl, NO, OH hay H. Cấu tử X được tái tạo sau quá trình phân hủy ozon, do đó mỗi nguyên tử hay phân tử X có thể phân hủy hàng ngàn phân tử ozon trước khi phản ứng xúc tác bị kết thúc do X phản ứng với một phân tử ozon khác.
Phản ứng phân hủy ozon bởi cấu tử X nêu trên cũng có thể bị gián đoạn, do X hay XO tham gia các phản ứng khác:
Cl(X) + CH4 → CH3 + HCl
NO2(XO, với X=NO) + OH + M → M + HNO3
Vì vậy các phân tử HNO3, HCl, ClONO2 được xem là nơi chứa tạm thời của các tác nhân xúc tác phân hủy ozon.
5.Tác hại của việc thủng tầng ôzôn:
Đối với con người: sự suy giảm tầng ôzôn sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như làm da cháy nắng, lóa mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt, gia tăng các khối u ác tính: 19% các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ, bệnh ung thư da. Đối với thực vật: tăng cường bức xạ tia cực tím có thể tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển, đây là loại thực vật có liên quan trực tiếp đến năng suất sinh học của đại dương. 70% lượng thực vật phù du xuất phát từ đại dương ở vùng cực. Đây là nơi xảy ra tình trạng suy giảm tầng ozon đáng lưu ý nhất, ảnh hưởng đến mùa màng. Sản lượng nhiều loại cây trồng có tầm quan trọng về kinh tế như lúa phụ thuộc vào quá trình cố định nitơ của vi khuẩn lam cộng sinh ở rễ cây. Mà vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng. Bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím trên bề mặt sẽ làm gia tăng lượng ôzôn ở tầng đối lưu. Ở mặt đất ôzôn thông thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khỏe vì ôzôn có độc tính thể theo tính chất ôxy hóa mạnh. Vào thời điểm này ôzôn trên mặt đất được tạo thành chủ yếu qua tác dụng của bức xạ cực tím đối với các khí thải từ xe cộ. Các hóa chất gây cạn kiệt tầng ôzôn còn góp phần gây nóng lên toàn cầu bởi phát thải trực tiếp các khí nhà kính tiềm tàng. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác cũng đang gia tăng ở hầu hết các nước trên thế giới; nhiệt độ và mực nước biển toàn cầu tiếp tục tăng nhanh đang là mối lo ngại của các quốc gia.