Sự suy giảm ôzôn đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành một mối quan tâm toàn cầu, dẫn đến việc công nhận Nghị định thư Montreal hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất. Năm 1985, Công ước Viên và Nghị định thư Montreal bắt đầu có hiệu lực nhằm mục đích từng bước ngăn chặn việc sử dụng những loại hóa chất có thể phá hủy tầng ôzôn, đánh dấu sự ra đời của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon. Hiện nay, việc triển khai nghị định thư Montreal đã góp phần đáng kể làm giảm hơn 1,5 triệu tấn hóa chất hàng năm mà có thể phá hủy tầng ozon. Theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất suy giảm tầng
ôzôn, với các nước phát triển phải loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất CFC và Halon vào năm 1996 và chất HCFC vào năm 2020. Theo kế hoạch, năm 2010 Cục khí tượng thủy văn sẽ phối hợp với ngân hàng thế giới xây dựng dự án tìm kiếm tài trợ quốc tế cho doanh nghiệp và năm 2011 sẽ tiến hành triển khai dự án loại trừ chất HCFC. Đối với các nước đang phát triển như nước ta sẽ được ưu đãi sử dụng các chất CFC và Halon đến năm 2010 và chất HCFC đến năm 2040. Với mức tiêu thụ dưới 0,004 kg/ đầu người /năm, Việt Nam được coi là một trong những nước có lượng tiêu thụ CFC thấp gần 300 lần so với nhóm nước mà Nghị định thư quy định và được hưởng ưu đãi về hạn định loại trừ; đồng thời nhận được sự hỗ trợ không hoàn lại về công nghệ và tài chính từ Quỹ đa phương thông qua các dự án đầu tư.
Trong giai đoạn từ nay đến 2010, để có thể loại trừ được hoàn toàn tiêu thụ các chất CFC và Halon, các nước đang phát triển như Việt Nam cần được hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng lực và hướng tới sử dụng R -134a. Hiện nay, R-134a đang được coi là gas lạnh an toàn và sử dụng trong hầu hết các loại tủ lạnh và điều hòa không khí ô tô (MAC) đời mới.
Giảm ô nhiễm không khí do xe cộ và các thiết bị khác khi hoạt động xả khí thải vào môi trường.