- Kết quả chung từ 3 phòng: kế toán, kinh doanh, vật tư: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề hết sức cần thiết Để đánh giá hiệu quả sử
2.3.3. Phân tích chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với tài sản cố định. Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao thì tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động tăng và ngược lại, nếu hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp thì tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động sẽ giảm. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá được hiệu suất sử dụng vốn lưu động ta cần phải phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 2.8: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/21011 31/12/2012 CL 2011/2010 CL 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
1.Doanh thu thuần 14,455,665,340 20,184,947,840 23,053,022,468 5,729,282,500 39.63 2,868,074,628 14.21
2.Lợi nhuận trước thuế 511,799,358 543,588,266 733,108,883 31,788,908 6.21 189,520,617 34.86
3.Vốn lưu động bình quân 11,838,332,858 11,566,231,276 13,417,264,275 (272,101,582) -2.30 1,851,032,999 16.00 4.Số vòng quay vốn lưu động 1.2 2 1.7 5 1.7 2 0.5 2 42.92 (0.03) -1.55 5.Kỳ luân chuyển vốn lưu
động 295 206 210
(88.5
3) -30.03 3.24 1.57
6.Hàm lượng vốn lưu động 0.82 0.57 0.58 (0.25) -30.03 0.01 1.57 7.Tỷ suất lợi nhuận trước
thuế/vốn lưu động 4.3 2 4.7 0 5.4 6 0.3 8 8.71 0.76 16.26
Qua các chỉ tiêu tài chính trên đã cho chúng ta thấy phần nào bức tranh hoạt động của Công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Xét về cơ bản hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong một vài năm vừa qua biến động không ổn định. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ngay từ khâu xác định nhu cầu vốn, huy động vốn đến khâu sử dụng vốn lưu động để hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.
So sánh với các chỉ tiêu tương ứng của ngành cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty còn chưa cao, cả về tốc độ luân chuyển và hàm lượng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn chậm, thời gian của vòng luân chuyển vốn dài như năm 2010 phải mất 295 ngày, năm 2011 có giảm xuống còn 206 ngày song năm 2012 lại tăng lên 210 ngày. Vì vậy cần thu ngắn thời gian luân chuyển vốn lưu động hơn nữa. Hàm lượng vốn lưu động giảm dần năm 2010: 0.82 đến năm 2012 còn 0.58 chứng tỏ hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu bị giảm dần. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế tăng dần, năm 2010 cứ 4.32 đồng vốn lưu động thì sản sinh ra 1 đồng lợi nhuận, nhưng đến năm 2012 thì cần phải có 5.46 đồng vốn lưu động mới sinh ra 1 đồng lợi nhuận. Điều này đối với doanh nghiệp là không tốt.
Chương III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNG LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
3.1.1.Những kết quả đạt được
Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và thương mại các sản phẩm cơ khí, trải qua quá trình thành lập, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh song công ty đã cố gắng không ngừng phát triển và nâng cao trình độ quản lý để phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội. Năm 2012 công ty đã thu được những kết quả sau:
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tạo được uy tín lớn, có mối quan hệ với các nhà cung cấp, nhà phân phối và ngân hàng tạo điều kiện cho việc quay vòng vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Lượng vốn lưu động trong năm qua tăng hơn so với 2 năm trước điều đó cho thấy sự chú trọng trong khâu dự trữ vốn đã tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.
- Đối với khoản mục tiền của Công ty năm 2012 so với năm 2011 đã tăng 536,91%. Sự tăng lên của khoản mục vốn bằng tiền đã góp phần làm cho giá trị tài sản năm 2012 tăng lên. Khoản mục này có vai trò quan trọng trong thanh toán, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế Công ty nên giữ một lượng tiền đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác thu hồi nợ đã được chú trọng và quản lý tốt hơn nên đã giúp cho kỳ thu tiền bình quân của Công ty trong năm qua giảm xuống đáng kể chỉ còn 15,73 ngày trong khi thời hạn tín dụng của Công ty là 30 ngày. Và mặc dù Công ty chưa có chính sách tín dụng mới cho khách hàng nhưng với những khách hàng quen thuộc và làm ăn lâu dài vẫn được duy trì đảm bảo.
3.1.2.Những tồn tại và khó khăn
Song song với những thành tựu đạt được như trên Công ty không thể tránh khỏi những yếu tố tiêu cực tác động từ môi trường bên ngoài. Thông qua số liệu phân tích các chỉ tiêu ta thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty vẫn còn vài điểm hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
*Công tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền
Qua 3 năm phân tích 2010, 2011 và 2012 ta nhận thấy rằng lượng vốn bằng tiền tại quỹ của Công ty tại thời điểm cuối năm tăng cao, đặc biệt là năm 2012. Vì vậy đơn vị phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng vốn bằng tiền nhiều như vậy. Ta có thể ước tính nhu cầu vốn bằng tiền cho năm đến bằng cách sử dụng phương pháp ước tính bằng tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.
*Công tác quản lý và sử dụng các khoản phải thu
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân năm 2012 là 15,73 ngày chưa vượt qua mức quy định thời hạn tín dụng của Công ty. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu của Công ty trong tổng tài sản lưu động vẫn còn cao đứng thứ hai sau hàng tồn kho, do đó Công ty nên lập chính sách tín dụng bán hàng như trả trước thời hạn trong vòng bao nhiêu ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, nhằm chuyển đổi khoản phải thu thành tiền nhanh hơn nữa.
*Quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Là một doanh nghiệp thương mại chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng lâm sản nên lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động là điều không thể tránh khỏi. Sở dĩ lượng hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm chiếm tỷ trọng cao như vậy là vì Công ty đang trong giai đoạn sản xuất với mức độ cao, số lượng đơn đặt hàng phải xuất bán đầu năm sau nhiều. Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của Công ty trong năm 2012 thấp hơn so với những năm trước. Tình hình tồn kho nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tăng mạnh cho thấy Công ty vẫn phải lập kế hoạch sản xuất chặt chẽ, kiểm soát công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu cho hợp lý, ta có thể
lập dự toán cụ thể như dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu...
Như vậy trên cơ sở phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động 3 năm 2010, 2011 và 2012 phần nào cho chúng ta thấy bức tranh hoạt động của Công ty trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động. Bên cạnh những mặt đạt được thì những hạn chế vẫn tồn tại. Vì thế việc nghiên cứu tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là điều hết sức cần thiết.
Song với vị trí là một sinh viên trong khả năng giới hạn về kiến thức, thời gian, mặt khác việc phân tích vốn lưu động để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động là một vấn đề rất khó khăn vì vốn lưu động dùng cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối với doanh nghiệp và nó tác động đến rất nhiều lĩnh vực và hiệu quả đem lại là rất lớn, vì thế tôi xin đưa ra một số biện pháp của mình để tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả và sử dụng vốn lưu động như sau: