Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần cơ khí chính xác 3d (Trang 27)

- Kết quả chung từ 3 phòng: kế toán, kinh doanh, vật tư: Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề hết sức cần thiết Để đánh giá hiệu quả sử

2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.

2.3.2.1.Khái quát tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí chính xác 3D trong 3 năm gần gây.

Bàng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011

Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền (%)Tỷ lệ

1.Doanh thu bán hàng 14,455,665,3

40 20,184,947,840 23,053,022,468 5,729,282,500 40 2,868,074,628 142.Doanh thu thuần bán hàng 14,455,665,3 2.Doanh thu thuần bán hàng 14,455,665,3

40 20,184,947,8 20,184,947,8 40 23,053,022,4 68 5,729,282,500 40 2,868,074,628 14 3.Giá vốn hàng bán 13,858,334,2 45 19,536,475,962 22,208,426,829 5,678,141,717 41 2,671,950,867 14 4.Lợi nhuận gộp 597,331,095 648,471,878 844,595,639 51,140,783 9 196,123,761 30

5.Doanh thu hoạt động tài

chính 18,957,600 34,172,616 43,424,852 15,215,016 80 9,252,236 27

6.Chi phí tài chính 23,235,680 48,883,636 53,353,629 25,647,956 110 4,469,993 9

7.Chi phí bán hàng 13,556,289 16,556,359 18,892,653 3,000,070 22 2,336,294 14

8.Chi phí quản lý doanh

nghiệp 67,697,368 73,616,233 82,665,326 5,918,865 9 9,049,093 12

9.Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh 511,799,358 543,588,266 733,108,883 31,788,908 6 189,520,617 35

10.Thu nhập khác 0 0 0

11.Chi phí khác 0 0 0

12.Tổng lợi nhuận trước thuế 511,799,358 543,588,266 733,108,883 31,788,908 6 189,520,617 35

13.Thuế thu nhập doanh

nghiệp 127,949,840 135,897,067 183,277,221 7,947,227 6 47,380,154 35

14.Lợi nhuận sau thuế 383,849,518 407,691,199 549,381,662 23,841,681 6 142,140,463 35

Qua bảng kết quả kinh doanh của 3 năm ta thấy rằng: doanh thu thuần bán hàng của công ty không ngừng gia tăng qua các năm, lợi nhuận tăng theo doanh thu thuần bán hàng.

Năm 2011 doanh thu thuần bán hàng đã tăng rõ rệt so với năm 2010, doanh thu bán hàng của năm 2010 là 14,455,665,340 đồng còn doanh thu bán hàng của năm 2011 là 20,184,947,840 đồng, năm 2011 đã tăng 40%. Chi phí chủ yếu của doanh nghiệp là giá vốn hàng bán năm 2010 là 13,858,334,245 đồng đến năm 2011 tăng lên khá nhiều 19,536,475,962 đồng do sản phẩm làm ra nhiều nên cần một lượng lớn chi phí đầu vào. Từ đó làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 6% tưong ứng với 23,841,681 đồng so với năm 2010.

Nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng là do sản lượng tiêu thụ tăng cao. Bên cạnh đó năm 2011 là năm Việt nam đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, GDP đạt 8,15% từ đó làm cho nhu cầu về các sản phẩm tủ điện, tủ mạng người dân tăng cao. Mức thu nhập cao nên người dân có nhu cầu sở hữu những sản phẩm có chất lượng và gía trị. chính vì vậy mà sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2011 tăng lên khá lớn. Trong khi đó các chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần bán hàng nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 6%.

Năm 2012 doanh thu thuần của công ty cũng tăng lên so vơí năm 2011, doanh thu năm 2012 là 23,053,022,468 đồng tăng 14% tương ứng với 2.868.074.628 đồng so với năm 2011. Chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng 14% từ 19,536,475,962 đồng năm 2011 lên 22,208,426,829 đồng, làm cho lợi nhuận sau thuế đạt 549,381,662 đồng tăng 35% so với năm 2011 tương đương giá trị tăng 142,140,463 đồng.

Mặc dù năm 2012 nền kinh tế rơi vào trạng thái khủng hoảng trầm trọng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng với cách quản lý đúng đắn, chậm nhưng chắc, sản phẩm làm ra theo đơn đặt hàng, không làm đại trà, bán hàng thu tiền ngay, sản phẩm chất lượng tạo uy tín cho Công ty được biểu hiện cụ thể là các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất nhẹ làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên đáng kể.

2.3.2.2.Tình hình vốn kinh doanh của Công ty

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí chính xác 3D được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình biến động tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 với 2010 So sánh 2012 với 2011

Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị T ỷ trọng (%) Giá trị T ỷ trọng (%) Nợ phải trả 2,364,724 ,784 46.6 1,482,697 ,182 43.3 4,052,981 ,846 36.7 (882,027 ,602) (37.3) 2,570,28 4,664 1 73.4 - Nợ ngắn hạn 429,474 ,402 18.2 182,342 ,850 12.3 1,086,145 ,638 26.8 (247,131 ,552) (57.5) 903,80 2,788 4 95.7 - Nợ dài hạn 1,935,250,382 81.8 1,300,354,332 87.7 2,966,836,208 9.9 (634,896,050) (32.8) 1,666,481,876 28.2 1 Vốn chủ sở hữu 15,936,024,727 53.4 16,138,440,094 56.7 19,218,952,871 63.3 202,415,367 1.3 3,080,512,777 19.1 Tổng nguồn vốn 18,300,749 ,511 1 00.0 17,621,137 ,276 1 00.0 23,271,934 ,717 100.0 (679,612,235) (3.7) 5,650,797,441 32.1

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty và có sự biến động khá rõ rệt. So với năm 2010, tổng nguồn vốn của năm 2011 đã giảm với giá trị là 679,612,235 đồng tương ứng với tỷ lệ 3.7%, nhưng đến năm 2012 tổng nguồn vốn lại tăng cao trở lại với mức tăng là 5,650,797,441 đồng tương ứng 32.1%.

Năm 2011 công ty đã không tận dụng vốn vay ngân hàng vì khả năng suy xét về lãi suất của ngân hàng nên công ty đã huy động vốn chủ sở hữu, và các khoản nợ phải trả công ty cũng đã thu xếp để trả nhanh hơn nên khoản nợ phải trả cũng đã giảm đi từ tỷ trọng năm 2010 là 2,364,724,784 đồng tương ứng 46.64% sang năm 2011 đã giảm còn 1,482,697,182 đồng tương ứng 43.30%. Đến năm 2012 thì khoản nợ phải trả tăng nhanh đột biến lên mức 2,570,284,664 đồng tương ứng 173.4% nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã sử dụng tốt vốn vay từ ngân hàng làm cho khoản vay dài hạn tăng lên đáng kể: 1,666,481,876 đồng tương ứng 128.2%, đồng thời tạo uy tín để người bán cho nợ trong một khoảng thời gian nhất định, làm cho khoản nợ ngắn hạn này cũng tăng lớn 903,802,788 đồng tương ứng 495.7%, từ đó tận dụng để đầu tư kinh doanh.

Qua bảng trên, ta thấy mặc dù Công ty có chịu ảnh hưởng ít nhiều do khủng hoảng kinh tế nhưng nhưng nhìn chung thì cơ cấu nguồn vốn năm 2012 của công ty vẫn phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty vẫn duy trì được cân đối giữa các hạng mục trong tổng nguồn vốn.

2.3.2.3.Cơ cấu vốn lưu động của Công ty cổ phần cơ khí chính xác 3D.

Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó được thể hiện dưới dạng các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản lưu động. Do vậy nhà quản lý tài chính nên cân nhắc kỹ cơ cấu tài sản của đơn vị mình, từ đó có kế hoạch quản lý vốn lưu động hiệu quả cao.

Để phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần cơ khí chính xác 3D căn cứ vào các nguồn số liệu sau đây:

Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hinh biến động “Tài sản lưu động”

ĐVT:đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 CL 2011/2010 CL 2012/2011

Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Giá trị Tỷ Lệ

(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tài sản lưu động 12,106,010,242 100 11,026,453,284 100 15,808,075,266 100 (1,079,556,958) -8.92 4,781,621,982 43.37 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 161,797,018 1.34 113,810,915 1.032 698,032,498 4.42 (47,986,103) -29.7 584,221,583 513.3 II.Các khoản phải thu ngắn hạn 3,668,217,467 30.3 4,998,175,895 45.33 2,712,845,107 17.2 1,329,958,428 36.26 (2,285,330,788) -45.7 III.Hàng tồn kho 8,008,318,373 66.2 5,845,934,539 53.02 12,009,084,521 76 (2,162,383,834) -27 6,163,149,982 105.4 IV.Tài sản ngắn hạn khác 267,677,384 2.21 68,531,935 0.622 388,113,140 2.46 (199,145,449) -74.4 319,581,205 466.3

Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy khoản đầu tư của Công ty vào tài sản lưu động biến động thất thường lúc tăng, lúc giảm và đạt cao nhất vào năm 2012 với giá trị là 15.808.075.266. Điều này chứng tỏ trong năm 2012 Công ty đã mạnh dạn bổ sung vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 là 161,797,018 đồng giảm so với năm 2010: 113,810,915 đồng (tương ứng -29.7%) nhưng đến năm 2012 nó đã tăng lên đáng kể, tăng 584.221.583đ tương ứng tỷ lệ 536,91% so với 2011. Đây là dấu hiệu tốt vì lượng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tăng sẽ đem lại lợi nhuận cho Công ty.

- Do chiến lược kinh doanh của Công ty nên khoản phải thu ngắn hạn năm 2011 đã tăng lên 36,26% tương ứng mức 1.329.958.428đ so với năm 2010. Sang năm 2012 khoản phải thu đã giảm xuống đáng kể chỉ còn 2.712.845.107đ làm cho tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động giảm từ 45,33% trong năm 2011 còn 17,16% trong năm 2012. Thực tế cho thấy trong những năm qua công tác quản lý khoản phải thu có chiều hướng tốt hơn. Vì vậy Công ty cần đẩy nhanh hơn nữa công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao quá trình luân chuyển vốn và việc sử dụng vốn hiệu quả hơn.

- Trái ngược với sự biến động của khoản phải thu là giá trị khoản mục hàng tồn kho. Năm 2010 giá trị của khoản mục này là 8.008.318.373đ chiếm tỷ trọng là 66,15% trong tổng tài sản lưu động đến năm 2011 giảm xuống 2.162.383.834đ nhưng cuối năm 2012 lại tăng lên 6.163.149.982đ đạt 12.009.084.521đ với tỷ trọng lên đến 75,97% trong tổng tài sản lưu động. Với mức tăng và tỷ trọng đều cao hơn 50% như vậy dự báo hiệu quả sử dụng hàng tồn kho sẽ không tốt. Vì vậy Công ty cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý.

- Tài sản ngắn hạn khác khác của Công ty cũng biến động thất thường lúc tăng lúc giảm. Năm 2011 giảm xuống so với năm 2010: 199.145.449đ nhưng năm 2012 lại tăng lên 319.581.205đ tương ứng với tỷ lệ 466,32% so với năm 2011. Tuy nhiên khoản mục này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động..

2.3.2.4.Tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần cơ khí chính xác 3D *Tình hình quản lý vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Để đảm bảo cho việc cung ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu chi tiêu hằng ngày, làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh như mua hàng, thanh toán nhà cung cấp, trả lương cho cán bộ công nhân viên thì ta cần phải dự trữ một lượng vốn bằng tiền nhất định. Nhưng mức dự trữ như thế nào để có hiệu quả vì đồng tiền nhàn rỗi sẽ không đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên nếu mức dự trữ quá thấp thì đơn vị có thể gặp rủi ro do thiếu vốn thanh toán khi có cơ hội tốt để đầu tư, có thể sẽ mất cơ hội được hưởng chính sách chiết khấu, giảm giá của nhà cung cấp. Do vậy, quản lý tài chính phải cân nhắc tính sinh lợi và rủi ro trong việc dự trữ vốn bằng tiền sao có hiệu quả nhất.

Từ thực tế quản lý và sử dụng vốn bằng tiền qua 3 năm 2010, 2011, 2012 ta lập bảng phân tích sau:

BẢNG 2.4: Phân tích tình hình quản lý vốn bằng tiền 2010-2012

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 CL 2011/2010 CL 2012/2011

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Mức Tỷ lệ

(%) Mức Tỷ lệ (%) Tiền 156.797.018 100,00 108.810.915 100,00 693.032.498 100,00 -47.986.103 -30,60 584.221.583 536,91 1. Tiền mặt 24.601.962 15,69 31.212.384 28,68 47.333.216 6,83 6.610.422 26,87 16.120.832 51,65 2. TGNH 132.195.056 84,31 77.598.531 71,32 645.699.282 93,17 -54.596.525 -41,30 568.100.751 732,10

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy so với năm 2010 lượng vốn bằng tiền đã giảm xuống 47.986.103đ tương ứng tỷ lệ 30,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền hàng bán chưa thu được, điều đó được thể hiện khoản phải thu khách hàng đầu năm 2011 là 3.680.317.467đ đến cuối năm 2011 là 4.983.175.895đ tăng 1.302.858.428đ. Điều đó cũng lý giải tại sao tiền mặt tại quỹ tăng nhưng tiền gửi ngân hàng lại giảm, vì Công ty phải rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên sang năm 2012 vốn bằng tiền của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể là 584.221.583đ tương ứng tỷ lệ 536,91% làm cho tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng tài sản lưu động tăng từ 0,99% vào năm 2011 lên 4,38%. Xem xét các tài liệu liên quan ta thấy sở dĩ vốn bằng tiền năm 2012 tăng nhanh như vậy là do trong năm Công ty đã bán được nhiều hàng hóa, lại thu tiền trực tiếp thể hiện doanh thu bán hàng năm 2012 là 21.100.898.992đ tăng 397.206.882đ nhưng khoản phải thu khách hàng chỉ 921.979.090đ giảm 4.061.196.805đ so với năm 2011. So với đầu năm thì ở cuối năm lượng tiền mặt tăng 16.120.832đ tương ứng với tỷ lệ tăng 51,65%.

Trong khi đó lượng tiền gửi ngân hàng còn tăng với tốc độ cao hơn, tăng 584.221.583đ (536,91%). Bảng phân tích trên cũng cho thấy tỷ trọng tiền gửi ngân hàng chiếm 93,17%, tiền mặt chiếm 6,83% đây là điều hợp lý tránh tình trạng mất mát, an toàn lại giúp cho lãi suất tiền gửi của Công ty tăng, tuy nhiên cần phải xem xét lãi suất tiền gửi ngân hàng với lãi suất hoạt động kinh doanh. Nếu lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất từ hoạt động kinh doanh thì sẽ không hợp lý, Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền ứ đọng này vào sản xuất kinh doanh.

Như vậy với mức tăng của quy mô vốn bằng tiền nói chung và tiền gửi ngân hàng nói riêng trong năm 2012 ta thấy khả năng thanh toán của Công ty được đảm bảo, Công ty có thể được hưởng các chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán của nhà cung cấp, tuy nhiên đơn vị cũng cần phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng tiền nhiều như vậy vì khoản này không mang lại lợi nhuận. Điều này cũng không tốt Công ty cần phải đưa nhanh lượng tiền này vào quá trình lưu thông.

Tóm lại qua phân tích trên ta thấy lượng tiền dự trữ không ổn định, biến động với biên độ lớn. Là một doanh nghiệp sản xuất thì lượng dự trữ như vậy vẫn còn thấp. Mặc dù vậy nếu dựa vào thời điểm phân tích để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền thì chắc chắn độ chính xác sẽ không cao. Vì tiền mặt tại quỹ vào các thời điểm là không như nhau và biến động với biên độ lớn, mặt khác để quy định một lượng tiền dự trữ là không có một mức tối thiểu nào cả.

*Tình hình quản lý các khoản phải thu

Quản lý các khoản công nợ là một điều hết sức khó khăn và quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phát triển hay có nguy cơ dẫn đến phá sản một phần thể hiện qua công tác quản lý và sử dụng khoản phải thu. Nếu công tác quản lý khoản phải thu tốt thì Công ty sẽ ít bị chiếm dụng vốn, ít công nợ, tiền của chúng ta bỏ ra sẽ được quay vòng nhanh và giá trị cũng ít bị giảm. Điều đó sẽ giúp cho khả năng thanh toán được dồi dào. Còn ngược lại nếu Công ty quản lý các khoản phải thu không tốt thì Công ty sẽ bị chiếm dụng vốn đồng thời dẫn đến tình trạng các khoản công nợ sẽ dây dưa, kéo dài và có thể là khó đòi.

Phân tích tình hình quản lý và sử dụng khoản phải thu ở Công ty là nhằm tìm hiểu sự biến động các khoản phải thu và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp, kế hoạch giúp cho hoạt động tài chính của Công ty tốt hơn. Ta căn cứ vào bảng cân đối kế toán để phân tích các khoản phải thu sau:

Bàng 2.5: Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu

ĐVT:đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/21011 31/12/2012 CL 2011/2010 CL 2012/2011

Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền (%)TT Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1.Phải thu khách hàng 3,680,317,467 102 4,983,175,895 97 921,979,090 34 1,302,858,428 35 -4,061,196,805 -81

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần cơ khí chính xác 3d (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w