Các khía cạnh môi trƣờng của công nghệ đốt rác sản xuất điện

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác lộc hòa thành phố nam địn (Trang 74)

3.3.1. Các tác động đến môi trƣờng khi chƣa có lò đốt rác

- Tốn diện tích đất để chôn lấp : Khi chưa có lò đốt rác toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt, rác thải từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp đều tập trung về nhà máy xử lý rác. Tại đây, rác thải được tuyển lựa, tách lọc loại các thành phần vô cơ, phần rác hữu cơ đã được xử lý bằng phương pháp ủ vi sinh (vi sinh tự nhiên) thành mùn là nguyên liệu sản xuất phân bón. Phần rác trơ như các loại bao bì, giẻ rách, cao su…và phần rác hữu cơ chưa phân hủy hết được mang chôn lấp. Như vậy bãi chôn lấp khu xử lý rác thải thành phố Nam Định mỗi ngày phải chôn chừng 100

tấn rác tương đương 200m3, một năm cần hố chôn khoảng 73000m3. Nếu hố chôn

có chiều cao 4 m thì cần 1,8 ha/năm. Hố chôn này thiết kế đúng kỹ thuật xử lý môi trường cũng tốn 3-3,5 tỷ đồng. Bãi chôn lấp không chỉ tốn đất mà hiệu quả môi trường cũng rất lớn, bởi những rác mang chôn lấp là rất khó phân hủy, thời gian phân hủy có đến hàng trăm năm sau.

- Gây ô nhiễm không khí do mùi bốc ra từ các bãi rác tập chung, tại các nhà ủ

để làm phân, từ các bãi chôn lấp

- Gây ô nhiễm môi trường nước, đất do một lượng lớn nước rỉ rác từ các bãi

3.3.2.So sánh hiệu quả môi trƣờng của công nghệ đốt rác sản xuất điện với các phƣơng pháp xử lý đang vận hành

Nếu áp dụng công nghệ đốt rác sản xuất điện sẽ đem lại hiệu quả kinh tế như đã tính toán ở phần trên. Xét về mặt môi trường, công nghệ này sẽ đạt được rất nhiều lợi ích. Để thấy được các mặt tích cực về môi trường cần so sánh khối lượng rác được xử lý như sau:

Khi chƣa có công nghệ đốt rác Áp dụng công nghệ đốt rác sản xuất điện

Thành phần mang chôn lấp trực tiếp: - Rác đường : 9,24%

- Rác dân : 15,35% - Rác chợ : 2,87%

Thành phần rác đưa về nhà máy, còn lại sau khi phân hủy hữu cơ

Sau phân loại thô:

- Vô cơ : 21,89% - Xỉ : 0,84% Sau phân loại tinh:

- Vô cơ : 11,34% - Xỉ : 13,58%

Tổng lượng rác mang chôn lấp: 75,08%- 125 tấn/ngày

Lượng rác có thể đốt trong thành phần mang chôn lấp trực tiếp:

- Rác dân: 7,62% (50%) - Rác chợ: 1,43% - Rác đường: 2,76%

Lượng rác có thể đốt sau phân hủy hữu cơ.

- Vô cơ: 21, 89% Sau phân loại tinh - Vô cơ: 11,34%

Tổng lượng rác mang đốt: 45,04%-75 tấn/ngày.

Tổng lượng rác mang chôn lấp: 29,07%- 48,4 tấn/ngày

Như vậy sau khi đốt (75 tấn/ngày) thì lượng rác trơ (tro lò đốt) còn lại mang chôn lấp chỉ chiếm 10% lượng rác đốt. Bãi chôn lấp chất thải hiện có của thành phố có diện tích là 23 ha, từ khi vận hành đã sử dụng hết 6 ha. Vậy thông qua các số liệu tính toán cụ thể có thể so sánh hiệu quả về mặt môi trường khi áp dụng công nghệ đốt sản xuất điện qua thời gian vận hành của bãi chôn lấp. Khi không có lò đốt rác

thì bãi chôn lấp chỉ có thể vận hành được 7 năm là đầy. Khi có lò đốt thì bãi chôn lấp có thể kéo dài đến 15 năm, do vậy tiết kiệm được diện tích đất.

Với công nghệ đốt rác sản xuất điện không những đàm bảo xử lý triệt để lượng rác thải phát sinh đồng thời có thể tiết kiệm được diện tích dùng để chôn lấp.

3.3.3. Ƣu điểm của công nghệ đốt rác sản xuất điện đến môi trƣờng

Khi đầu tư thiết bị lò đốt thành phố Nam Định đã trang bị các phương tiện giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Hệ thống xử lý khí thải: Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước trong khu vực cũng như dân cư vùng xung quanh, thành phố Nam Định đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí như sơ đồ sau:

- Giảm thiểu ô nhiễm nước thải: Nước thải có hàm lượng axit tương đối cao

nên biện pháp xử lý được áp dụng ở đây là trung hòa bằng kiềm như Ca(OH)2,

CaCO3…Công nghệ xử lý nước thải được mô tả theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 6: Công nghệ hệ thống xử lý nƣớc thải.

- Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: Việc đốt rác ngay lượng rác đưa về nhà tập kết đảm bảo không tồn đọng sẽ giảm thiểu được ô nhiễm chất thải rắn.

- Giảm thiểu quỹ đất: Khi có lò đốt rác lượng rác chôn lấp hàng ngày giảm

được 52 tấn (104m3) hay lượng rác cần chôn lấp hàng năm giảm 37.440 m3 thì một

năm tiết kiệm được 1ha đất. (theo dự án đầu tư xây dựng lò đốt rác Nam Định).

3.3.4. Những tác động tích cực của hệ thống đốt rác thải phát điện

Sau đây sẽ đi vào phân tích những hiệu quả mang lại của hệ thống đốt rác thải sinh hoạt phát điện cho nền kinh tế quốc dân.

3.3.4.1 Về ảnh hƣởng tích cực tới môi trƣờng

Khác với các nhà máy phát điện khác, nếu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt cho phát điện tại Nam Định không những không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường mà có tác dụng làm giảm thiểu tác động xấu của các chất thải sinh hoạt tới môi trường do các chất thải là nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra điện. Mặt khác, giảm bớt diện tích đất để chôn lấp rác thải.

3.3.4.2. Đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng phụ tải điện

Khi xây dựng Hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt phát điện tại Nam Định với công suất 40.860 KWh/ ngày sẽ đáp ứng một phần nào nhu cầu tăng trưởng phụ tải của khu vực trong các năm tới. Mặt khác, sẽ làm tăng tỷ trọng giữa nguồn năng lượng mới và nguồn thuỷ điện trong Hệ thống điện Quốc Gia, góp phần cung cấp điện ổn định cho nền kinh tế.

3.3.4.3. Phát triển dân sinh - kinh tế vùng

Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt phát điện với qui mô đầu tư không lớn, nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng và tích cực cho việc phát triển lưới điện của khu vực thành phố Nam Định, mặt khác cải thiện môi trường để phát triển kinh tế .

3.3.5.4. An ninh năng lƣợng quốc gia

Trong khi các nguồn năng lượng của Việt Nam ngày càng cạn kiệt do tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, thì Hệ thống xử lý chất thải sinh hoạt phát điện sẽ góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam.

Vì vậy với mục tiêu chính là giảm thiếu tác động xấu của rác thải sinh hoạt đến môi trường, tận dụng việc đốt rác thải để sản xuất điện, vì vậy, lượng điện phát ra không nhiều. Nếu tính tổng giá trị Tổng mức đầu tư trên quan điểm kinh tế thì có

thể sẽ không khả thi do việc xử lý rác là mục tiêu chính và tận dụng phần nhiệt đốt rác để sản xuất điện. Việc đầu tư sẽ góp phần làm giảm thiếu được ô nhiễm môi trường là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của công đồng và góp phần vào tăng trưởng bền vững, tuy nhiên những lợi ích này không thể định lượng mà chỉ định tính. Vì thế, với tính chất đặc biệt này, sẽ không đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế (đứng trên quan điểm nền kinh tế quốc dân), mà chỉ tính toán các chỉ tiêu tài chính cần thiết mang lại lợi nhuận hợp lý để trang trải các chi phí cần thiết khi vận hành nhà máy.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

- Thống kê được hiện trạng môi trường, các công nghệ xử lý rác thải đang áp dụng tại thành phố Nam Định. Đó là công nghệ chôn lấp rác thải, công nghệ sản xuất phân compost, công nghệ lò đốt. Hiện nay khoảng 26% rác thải ( 43,6 tấn/ ngày ) được đưa ra bãi chôn lấp. Khoảng 75 tấn/ ngày được xử lý bằng phương pháp đốt. Còn lại 79,6 tấn/ ngày được sản xuất phân compost.

- Phân tích thành phần và giá trị nhiệt trị của các thành phần rác thải có khả năng sinh năng lượng. Theo tính toán thì một ngày lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Nam Định là 166,5 tấn/ năm. Với tổng lượng rác này sẽ thu được

nguồn năng lượng tính toán theo lý thuyết là 1.591.208.382 KJ

- Từ các tính toán lý thuyết , nếu áp dụng công nghệ đốt rác sản xuất điện thì trong 1 năm thành phố Nam Định sẽ thu được 18.646.800 KWh. Với lượng điện thu được này sẽ cung cấp đủ phục vụ cho hoạt động của khu xử lý Liên hợp và một số vùng xung quanh.

- Đã ước tính sơ bộ được giá điện năng với các giả thiết : hiệu suất nhà máy là 0,21, thời gian hoạt động của nhà máy là 300 ngày/năm và các chi phí thiết bị , nhân công,…điển hình. Từ đó cho kết quả giá điện bán ra là 1.636 đồng/ kWh. Từ kết quả này cho thấy có thể xem xét áp dụng công nghệ đốt rác sinh hoạt sản xuất điện vì nó góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường rất đáng kể.

- Phân tích được các mặt môi trường khi áp dụng công nghệ đốt rác sản xuất điện : Việc đầu tư sẽ góp phần làm giảm thiếu được ô nhiễm môi trường là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe của công đồng và góp phần vào tăng trưởng bền vững, giảm thiểu diện tích đất mỗi năm giảm được 1 ha, giảm ô nhiễm môi trường không khí, nuớc, đất.

- Qua phân tích tổng thể, công nghệ đốt rác sinh hoạt phát điện góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động, quan trọng hơn là xử lý ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt

gây ra, giảm diện tích đất lớn dùng làm bãi chôn lấp rác thải. phần nữa là phát triển nguồn năng lượng tái tạo, bước đầu khai thác ở nước ta.

- Để áp dụng phương pháp đốt rác sản xuất điện cần phân loại rác tại nguồn.

2. Kiến nghị

Giải pháp kỹ thuật

Xét về mặt kinh tế và môi trường nếu áp dụng công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt cho phát điện sẽ đem lại nhiều lợi ích cho thành phố Nam Định . Do đó chính quyền địa phương nên xem xét để đầu tư áp dụng công nghệ này góp phần bảo vệ môi trường .

Giải pháp chính sách:

Thành phố Nam Định là một đô thị loại I đang trên đà phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu. Các vấn đề môi trường đang là những thách thức to lớn; giải quyết được vấn đề ô nhiễm chất thải sinh hoạt là một việc không nhỏ đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư ngân sách của chính quyền và sự ủng hộ góp sức của người dân.

Cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm giúp đỡ, có chế độ ưu đãi đối với các công ty, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là thu gom chất thải và xử lý rác thải theo công nghệ tối ưu nhất…

Để giải quyết các vấn đề ô nhiếm môi trường do rác thải gây ra nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư để có thể xây dựng hệ thống xử lý rác thải sản xuất điện tại Nam Định

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo nghiên cứu khả thi Đề án (2007), Xử lý rác thải thành phố Nam Định

(giai đoạn đến năm 2015).

2. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường-Tổng cục Môi Trường (2008), Nghiên cứu nâng

cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bản tỉnh Bình Dương.

3. Bộ Công thương (2001), Nghiên cứu và đề xuất các hỗ trợ phát triển năng

lượng tái tạo ở Việt Nam.

4. Bộ Công thương (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng mới và tái

tạo Việt Nam năm 2015, tầm nhìn đến 2025.

5. Bộ công nghiệp và thương mại Việt Nam (2007), Chính sách phát triển năng

lượng Việt Nam, Hà Nội.

6. Bộ kế hoạch và đầu tư, văn phòng Agenda 21 (2009), Tiềm năng và định hướng

phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

7. Bộ Khoa học và đầu tư, Văn phòng chương trình nghị sự 21 (2008), Tiềm năng

và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

8. Công ty Môi trường tầm nhìn xanh(2007), Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh

hoạt.

9. Công ty TNHH một thành viên môi trường Nam Định(2013), Đề án “Bảo vệ

môi trường chi tiết của khu liên hợp xử lý rác thải Nam Định.

10. Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nội-Urenco( 2012), Dự án

đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp để phát điện.

11. Nguyễn Cẩn, Phạm Thu Hoà biên dịch(2008), Năng lượng và môi trườn,. Nhà

xuất bản trẻ

12. Trần Hùng Dũng(2009) đề tài “Công nghệ mới xử lý và tái chế toàn diện rác

thải sinh hoạt không chôn lấp, sản xuất điện và dầu đốt công nghiệp.

13.Dự án (2010) “ hỗ trợ chương trình Phát triển bền vững về môi truờng tại Việt

nam’, Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở

14.Cù Huy Đấu (chủ biên), Trần Thị Hường (2009), Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng Hà Nội.

15. Energy Conservation Research and Development Center(2010), nhận dạng các

dự án sản xuất năng lượng sinh khối ở vùng Đông Nam Á (CAMPUCHIA, LÀO, VIỆT NAM) có khả năng được các tổ chức thế giới tài trợ cho việc bảo vệ môi trường VIỆT NAM

16. Nguyễn Đình Hạ (2009), Giải pháp dịch vụ trong hoạt động vệ sinh môi trường

tại TP. Nam Định, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

17. Lưu Đức Hải (2009), Cơ sở Khoa học Môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội.

18. Nguyễn Đức Khiển (2003), Quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây dựng, Hà

Nội.

19. Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005

20. Phạm Hoàng Lương (2005), Kỹ thuật năng lượng, Bài giảng dành cho sinh viên

hệ chính quy ngành kỹ thuật nhiệt lạnh, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

21. TS. Lý Ngọc Minh(2010), Cơ sở năng lượng và môi trường, Nhà xuất bản

Khoa học.

22. PGS. TSKH Nguyễn Xuân Nghiêm, Ks Trần Quang Huy(2010), Công nghệ xử

lý rác thải và chất thải rắn, Trung tâm tư vấn chuyển công nghệ nước sạch và môi trường

23. Nguyễn Xuân Nguyên - chủ biên (2004), Công nghệ tái sử dụng chất thải công

nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

24. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng, Nguyễn Kim Thái (2001), Quản lý chất thải

rắn , Tập 1: Quản lý chất thải rắn đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

25. PGS.TS.Đặng Đình Thống (2006), Pin mặt trời và ứng dụng, NXB Khoa học

và kỹ thuật

26. Đặng Đình Thống và các tác giả (2011), Giáo trình năng lượng mới đại cương,

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

NXB khoa học và kỹ thuật.

28. Nguyễn Văn Phước (2008), Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho các đô thị

lớn theo hướng phát triển bền vững.

29. UBND TP. Nam Định, Công ty Môi trường Nam Định(2007), Dự án đầu tư xây

dựng lò đốt rác vô cơ & rác thải công nghiệp.

30. UBND TP Nam Định(20120, Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Nam

Định.

31. Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ đến

năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Viện Năng lượng.

32. Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 05

tháng 10 năm 2004 về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 – 2010, định hướng đến năm 2020.

33. Quyết định số 1855/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 27 tháng

12 năm 2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác lộc hòa thành phố nam địn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)