Công tác quản lý rác thải

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác lộc hòa thành phố nam địn (Trang 39)

3.1.3.1.Hiện trạng công tác quản lý

Từ khi Thành phố Nam Đi ̣nh được nâng cấp thành đô thi ̣ loa ̣i I trực thuô ̣c tỉnh, công tác vê ̣ sinh môi trường (VSMT) đã có nhiều chuyển biến rõ rê ̣t , góp phần tạo nên diện mạo mớ i cho Thành Nam trên chă ̣ng đường phát triển trở thành Trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng . Là đơn vị nòng cốt trong đảm bảo VSMT đô thị của thành phố , Cty TNHH MTV Môi trường Nam Đi ̣nh đã có những cải tiến mạnh mẽ trong công tác quả n lý, bố trí dây chuyền , phương tiê ̣n vâ ̣n chuyển hợp lý kết hơ ̣p với viê ̣c phân công lao đô ̣ng trực tiếp rõ ràng.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém đang tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh và hướng tới mục tiêu đạt chuẩn về bảo vệ môi trường, góp phần phát triển đô thị bền vững, các ngành chức năng trong tỉnh đã xác định công tác quản lý chất thải rắn là một nhiệm vụ phải ưu tiên hàng đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, các cơ quan, ban, ngành xác định muốn nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn thời gian tới, tất cả mọi người phải nhận thức được đây là trách nhiệm chung của cả cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Hiện nay công ty TNHH MTV Môi trường Nam Định là đơn vị duy nhất được giao thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn thành phố. Các phòng ban chuyên môn của thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân ( UBND) thành phố xây dựng kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý CTR để giao cho công ty hàng năm; kiểm tra, giám sát giải quyết những phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện. UBND tỉnh chỉ đạo hoạt động VSMT trên địa bàn thành phố thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và UBND thành phố.Hệ thống quản lý môi trường của tỉnh được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 . Sơ đồ tổ chức quản lý hoạt động VSMT của TP. Nam Định. [16]

Rác thải trên địa bàn thành phố Nam Định được thu gom rồi tập kết về khu Liên Hợp xử lý rác của thành phố tại xã Lộc Hòa. Qui mô khu xử lý CTR tại TP. Nam Định được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 2003 trên diện tích đất 23,7ha, trong đó diện tích đất khu nhà máy xử lý CTR chiếm 3 ha và bãi chôn lấp CTR chiếm 20,7ha. Khu xử lý được đặt vị trí xa khu dân cư, thiết kế bảo đảm hợp vệ sinh. Trong khu xử lý rác này bao gồm bãi chôn lấp CTR với công suất thiết kế chứa được khoảng 290.000 tấn, tương đương 13.940 tấn/ha và một nhà máy xử lý CTR có công suất 250 tấn/ngày . Từ tháng 01 năm 2009 khu xử lý CTR được đầu tư thêm 01 lò đốt CTR có công suất là 4 tấn/giờ

Hàng ngày khu xử lý CTR tiếp nhận khoảng 166,5 tấn CTR từ thành phố đưa vào bãi để xử lý theo quy trình sau:

+ Giai đoạn 1: Phân loại và tuyển chọn rác sơ bộ thành 04 loại là : (1) xỉ cát có thể tái sử dụng làm vật liệu san lấp; (2) phế liệu tái chế là nhựa, kim loại, thuỷ tinh... có thể sản xuất vật liệu mới; (3)chất hữu cơ ủ hiếu khí làm phân compost và (4) chất vô cơ một phần đưa lò đốt còn lại đưa chôn lấp.

UBND tỉnh

UBND thành phố

Sở Tài nguyên & MT Sở Xây dựng Khu liên hợp x ử lý rác UBND phường, xã và các Tổ chức đoàn thể Các phòng ban chuyên môn

+ Giai đoạn 2: Chất hữu cơ được phân loại của giai đoạn1 được ủ men để vi sinh vật phát triển và phân huỷ rác.

+ Giai đoạn 3: Chất hữu cơ sau khi ủ men đem ủ chín để rác tiếp tục phân huỷ và tạo mùn hữu cơ.

+ Giai đoạn 4: Tinh chế rác để thu mùn trên dây truyền nhà sàng tinh, rác được chia thành sản phẩm: Compost 1 là mùn mịn nhỏ có thể bón trực tiếp cây trồng hay làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh; Compost 2 là mùn tận thu lẫn tạp chất kích thước to có thể dùng bón cây hoặc làm vật liệu san lấp nền; các chất vô cơ nilon được tái chế, giấy bìa đốt, chất thải xây dựng gạch đá đưa chôn lấp.

Theo thống kê của khu Liên hợp xử lý rác thải thành phố Nam Định, hàng ngày lượng rác thải được xử lý được thể hiện trong bảng 6:

Bảng 6 : Lƣợng CTR đƣợc xử lý ở TP. Nam Định tại thời điểm hiện tại ( tháng 5/2013) Stt Nội dung xử lý Công suất xử lý hiện tại (tấn/ngày) Công suất tối đa (tấn/ngày) Tỷ lệ (%)

Rác thải sinh hoạt 166,5 200 100

1 Xỉ cát dùng để san lấp 4,1 5 2,5

2 Phế liệu tái chế 0,2 0,2 0,1

3 Rác hữu cơ sản xuất phân

compost

48,6 58,4 29,2

- Phân compost 1 22 26,4

- Phân compost 2 4 4,8

4 Rác đưa đi xử lý tại lò đốt rác 18,8 22,6 11,3

- Rác vô cơ đưa trực tiếp đến lò đốt

rác

1,9 2,3

5 Rác đem chôn lấp 94,8 113,8 56,9

- Rác đưa trực tiếp đến bãi chôn lấp 43,6 52,4

- Rác vô cơ từ quá trình phân loại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại nhà sơ bộ

22,1 26,4

- Rác vô cơ từ quá trình sàng tinh 29,1 35

(*) : nhà sơ bộ : là nhà tập kết rác đầu tiên

Qua các số liệu về khối lượng rác xử lý được trên địa bàn TP. Nam Định năm 2013 ở bảng 11 cho thấy các chỉ tiêu đạt như sau:

+ Đưa vào nhà máy xử lý là 166,5 tấn/ngày đạt 166,5/200 tấn/ngày bằng 83,25% công suất thiết kế của nhà máy.

+ Đưa vào bãi chôn lấp trực tiếp 43,6/166,5 tấn/ngày bằng 26,19 %.

+ Chôn lấp CTR thải bỏ sau khi xử lý là 22,1/166,5 tấn/ngày bằng 13,27%. + Tổng CTR đem chôn lấp 94,8/166,5 tấn/ngày bằng 56,9%.

Phương pháp xử lý CTR bằng lò đốt mới đưa vào khai thác từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 5 năm 2013 với công suất thử nghiệm 18,8 tấn/ngày sẽ giảm đáng kể lượng CTR phải đem chôn lấp. Tuy nhiên giá thành xử lý đốt 1 tấn rác là khá cao 480.000đ/tấn, nếu đốt với lượng lớn sẽ rất tốn kém không hiệu quả. Do đó chỉ sử dụng đốt CTR nguy hại đã được phân loại.

Lượng CTR đưa vào nhà máy xử lý mới đạt 36% công suất thiết kế, nếu sử dụng tối đa công suất xử lý hết 170 tấn/ngày CTR đưa vào nhà máy sẽ tiết kiệm chôn lấp được diện tích đất chôn lấp.

Như vậy, để xử lý CTR hợp vệ sinh và hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp làm bãi chôn lấp CTR cần phải có phương án sử dụng tối đa công suất thiết kế của nhà máy xử lý CTR, tăng tỷ lệ xử lý CTR bằng phương pháp đốt và tổ chức tốt việc phân loại CTR tại nguồn.

3.1.3.2.Những hạn chế trong công tác xử lý rác thải

Hoạt động VSMT trên địa bàn TP. Nam Định chưa đáp ứng được yêu cầu : còn 33% hộ gia đình chưa được hưởng dịch vụ VSMT, trong đó hộ ngoại thành

còn 66% và hộ nội thành còn 27%; 4% lượng CTR chưa được vận chuyển hết [11]. Đối với việc thu gom CTR đường hè mới chỉ đảm bảo được những tuyến phố chính. Đối với các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp cũng chỉ được thu gom theo Hợp đồng tự nguyện thu gom giữa cơ sở với Công ty TNHH MTV Môi trường .

Lượng CTR chưa được thu gom còn tồn tại nhiều sẽ được vất thải, chôn lấp tuỳ tiện như vất xuống ao, hồ, cống rãnh, sông ngòi, bãi đất trống và đồng ruộng xung quanh thành phố là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và khí.

Vậy vấn đề gay cấn nhất trong công tác thu gom CTR tại TP. Nam Định đó là lượng rác còn tồn đọng chưa được thu gom. Nguyên nhân là do năng lực thu gom còn hạn chế thiếu về con người, thiết bị chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hoá, sự tăng dân số và sự phát triển của các cơ sở kinh tế khá nhanh. Bên cạnh đó là ý thức của cộng đồng về giữ VSMT còn thấp chưa nhận thức rõ việc thu gom vất rác đúng quy định, cùng với cơ chế kiểm tra giám sát và chế tài chưa có.

Một khó khăn hiện nay là đi ̣a điểm chôn lấp rác thải sắp lấp đầy và chưa tận

dụng được hết công suất của công nghệ xử lý rác .. Bãi chứa và xử lý chôn lấp chất thải rắn Thành phố Nam Định được đầu tư xây dựng từ năm 1999 tại làng Man xã Lô ̣c Hòa trên tổng diê ̣n tích đất 23ha. Công ty đã dành 3ha xây dựng nhà máy xử lý rác thải còn lại 20ha dùng để đào hố chôn lấp rác . Từ năm 2000 đến nay, Công ty

đã 8 lần đào hố chôn lấp , xử lý rác thải với tổng diê ̣n tích đất đã sử du ̣ng 15ha.

Nhằm tâ ̣n du ̣ng, kéo dài thời gian chôn lấp của khu vực bãi chứa , năm 2003 Cty đã đươ ̣c tỉnh, thành phố đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, lò đốt rác vô cơ và rác thải công nghiê ̣p theo hướng hiê ̣n đa ̣i . Tuy nhiên, do kinh phí phu ̣c vu ̣ công tác VSMT của thành phố còn hạn chế , nguồn rác thải bao gồm nhiều chủng loa ̣i tổng hợp như gạch, ngói, mảnh sành, thủy tinh, đồ gỗ, tre, nứa, vải vụn... nên phần lớn rác tâ ̣p kết về nhà máy không xử lý chế biến được mà chủ yếu chôn lập . Với hơn 166,5 tấn rác thu gom mỗi ngày , sau khi phân loa ̣i đưa rác hữu cơ vào nhà máy chế b iến thành phân bón và rác vô cơ , rác công nghiệp xử lý được bằng lò đốt , thì tổng khối lượng

rác phải chôn lấp còn lại khoảng gần 56,9 tấn, tương đương với 464 m3

mỗi năm lươ ̣ng rác phải chôn lấp thường xuyên khoảng 169.360m3. Với lượng rác thải hàng năm tạo ra thì bãi chôn lấp có thể 10 năm nữa sẽ không còn chỗ chứa.

3.1.3.3.Kế hoạch thực hiện công tác quản lý

Thành phố Nam Định sẽ đầu tư 1.905 tỷ đồng từ các nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA, quỹ môi trường, vốn tư nhân và các nguồn vốn hợp lệ khác để thiết lập các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn [4]. Sẽ tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo 2 hình thức: vận chuyển trực tiếp và trung chuyển. Tại các xã có điều kiện giao thông thuận lợi, mỗi thôn lớn hoặc 2 đến 3 thôn nhỏ xây dựng một trạm tập kết rác để vận chuyển tập trung đến khu xử lý của huyện. Tại những xã chưa có điều kiện thu gom tập trung sẽ xây dựng các trạm xử lý nhỏ ở quy mô xã nhưng hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp. Đối với chất thải rắn công nghiệp sẽ tiến hành thu gom, vận chuyển theo hai phương thức: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp. Theo đó, trước tiên các cơ sở công nghiệp phải tự chịu trách nhiệm việc thu gom, phân loại và vận chuyển các loại chất thải rắn, hoặc thuê khoán các cơ sở tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước về chất thải rắn. Việc thu gom thứ cấp do các đơn vị chuyên trách đảm nhiệm và các cơ sở sản xuất công nghiệp có nhiệm vụ ký hợp đồng với các đơn vị này.

Việc xử lý chất thải rắn dự kiến sẽ được thực hiện bằng cách phối hợp sử

dụng các loại hình công nghệ xử lý, bao gồm công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh chất thải vô cơ, công nghệ ủ sinh học, công nghệ tái chế, công nghệ đốt. Trong đó tại các khu xử lý chất thải rắn sẽ áp dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh với các loại chất thải rắn sinh hoạt, không nguy hại và các thành phần bị loại bỏ từ các công nghệ xử lý khác như tái chế, ủ sinh học, đốt... Tại tất cả các khu xử lý chất thải rắn cấp vùng huyện và liên huyện sẽ được đầu tư và áp dụng công nghệ ủ sinh học để xử lý các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn. Sau năm 2015, sẽ đưa vào đầu tư công nghệ tái chế tại tất cả các khu xử lý chất thải rắn của tỉnh. Trên toàn thành phố sẽ tiến hành xây dựng các khu xử lý chất thải rắn theo 3 cấp độ xử lý: cấp độ vùng thành

phố; cấp độ vùng huyện, liên huyện và bãi chôn lấp chất thải rắn. Đối với khu xử lý vùng thành phố sẽ đầu tư 3 khu xử lý để xử lý chất thải rắn công nghiệp.

Theo kế hoạch dự kiến của UBND tỉnh Nam Định sẽ cho xây dựng các bãi

xử lý rác thải tại các xã , huyện như sau:

Bảng 7: Dự kiến diện tích xây dựng các bãi xử lý rác ở Nam Định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Toàn tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2015 sẽ tiến hành xây dựng các bãi chôn

Toàn tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2015 sẽ tiến hành xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho một số thị trấn, trung tâm cụm xã và đầu tư thiết kế các bãi rác hợp vệ sinh. Tất cả các mạng lưới xử lý chất thải rắn này đều được tiến hành đầu tư theo hướng tăng cường thực hiện phương thức phân loại tại nguồn, tăng mức tái chế, hạn chế chôn lấp, bảo đảm vệ sinh môi trường và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực. Bên cạnh việc nâng cao năng lực trang thiết bị xử lý, thời gian tới thành phố còn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, bộ máy về quản lý chất thải rắn nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển và xử lý. Với kế hoạch thực hiện đồng bộ này, thành phố phấn đấu đến năm 2025 bảo đảm

thu gom, xử lý: 100% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc phân hữu cơ; 100% chất thải công nghiệp; 100% lượng chất thải rắn y tế; 90% chất thải rắn xây dựng, trong đó có 60% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế; 90% chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 100% chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác lộc hòa thành phố nam địn (Trang 39)