Nhƣợc điểm của từng công nghệ

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác lộc hòa thành phố nam địn (Trang 52)

3.1.5.1.Sản xuất phân compost

Tại khu vực sản xuất phân compost, tuy thường xuyên vệ sinh, phun thuốc diệt ruồi xung quanh khu vực làm phân compost, tuyến đường xe xúc lật chạy…ngoài ra thực hiện ủ phân , sàng tinh theo đúng quy trình đảm bảo quá trình vận hành liên tục, tránh ứ đọng rác gây ô nhiễm. Tuy nhiên ở khu vực nhà ủ men,

nhà ủ chín còn phát sinh mùi, khí thải như CH4, NH3, CO2, côn trùng đặc biệt vào

những ngày nắng nóng. Việc quản lý rác rơi vãi, phun thuốc diệt côn trùng.. chưa đảm bảo quy định. Bên cạnh đó do thị trường tiêu thụ phân compost thấp, lượng compost chứa trong khu liên hợp còn rất lớn, đồng thời công tác quản lý, điều hành của khu liên hợp chưa chặt chẽ nên sản phẩm compost 1 và compost 2 không được lưu giữ đúng nơi quy định ,khu vực lưu giữ ở ngoài trời, không có mái che, không có nền cách thổ. Vì vậy khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh. Ngoài ra việc tiêu thụ phân Compost cũng rất khó khăn do giá phân cao và chất lượng không cao. Thực tế phân này chỉ thường

được sử dụng để bón cây công nghiệp mà không được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp.

3.1.5.2.Tại lò đốt rác

Hoạt động của lò đốt rác phát sinh bụi, khí thải bao gồm các khí như CO,

SO2, NOx, axit HCl… Đặc biệt nếu rác thải đốt tại lò có lẫn thành phần nguy hại,

nhiệt độ , lượng oxy cấp không đầy đủ làm chất thải không được đốt cháy hoàn toàn gây ra khí độc hại là Dioxin/Furan rất bền nhiệt, bị phân hủy hoàn toàn ở nhiệt độ từ

1.000- 1.200oC. Quá trình đốt rác chưa được triệt để. Công tác quan trắc giám sát

khí thải chưa đảm bảo theo quy định. Còn gặp nhiều khó khăn trong khâu phơi, sấy khô rác. Chưa bố trí kinh phí quan trắc giám sát thường xuyên.

3.1.5.3.Tại các hố chôn lấp

Khi rác thải chôn lấp sẽ diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí hoàn toàn sinh ra

khí metan và cacbonic. Trong đó CH4 có khoảng 50-60%, CO2 chiếm khoảng 40-

50%.

Ví sinh vật

Rác thải sinh hoạt CH4 + H2S + H2O (nước rác)

to

Mùi hôi hình thành do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong rác thải dưới tác động của các vi sinh vật ( Vi khuẩn, nấm men và nấm mốc) sử dụng các hợp chất hữu cơ làm thức ăn. Quá trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ làm phát

sinh một số khí như : NH3, CO2, CO, CH4,, H2S…khi các khí này phát sinh vào môi

trường không khí có mùi đặc trưng. Ngoài ra trong thành phần của khí bãi rác còn chứa một số khí khác sau: hydrocacbon, toluen, benzen trong điều kiện bãi chôn lấp hoạt động ổn định sau thời gian 1-2 năm.Trong quá trình chôn lấp rác , khi có gió to thổi mạnh sẽ làm phát các loại rác thải có trọng lượng nhẹ như các loại túi nilon, lá cây, giấy…ra môi trường xung quanh.

Tram xử lý nước thải nhưng nước thải sau trạm xử lý nước thải nhiều khi chưa đảm bảo theo QCVN 40: 2011/BTNMT. Ngoài ra chưa bố trí kinh phí cải tạo hệ thống thu gom nước rác từ các hố chôn lấp đã đóng cửa. Một hạn chế lớn của công nghệ

chôn lấp rác thải là tốn diện tích đất. Trung bình cứ 1 m3

chứa được có 0,4 tấn rác. Với tổng lượng CTR chôn lấp khoảng 34.600 tấn/năm thì cần 34.600/13.940= 2,4 ha/năm diện tích đất để chôn lấp. Việc tìm bãi chôn lấp mới hay mở rộng bãi hiện có là công việc khó khăn do phải thu hồi hầu hết là loại đất sản xuất nông nghiệp của người dân để làm bãi chôn lấp CTR.

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá khía cạnh môi trường của công nghệ chuyển đổi rác thải sinh hoạt thành năng lượng tại bãi rác lộc hòa thành phố nam địn (Trang 52)