Cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây khác đã được chú trọng phát triển d Tất cả các ý trên.

Một phần của tài liệu SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hiệu quả qua việc rèn kỹ năng Địa lý trong dạy học Địa lý lớp 9 (Trang 33)

d. Tất cả các ý trên.

Kết quả trả lời của học sinh:

Câu Ví dụ mục 2.3.1 của 2.3 phần II Ví dụ mục 3.3.1 của 3.3 phần III Đáp án a b c d a b c d 1 10/30 = 33,3% 11/30=36,7% 4/30 =13,3% 6/30 =36,7% 2/31 =6,5% 29/31 =93,5% d 2 16/30= 53,3% 14/30 =46,7% 31/31= 100% b 3 3/30 = 10,0% 9/3030,0%= 18/30 =60,0% 3/31=9,7% 28/31 =90,3% d

3.3.*. Biện pháp rèn kỹ năng khai thác kiến thức bài học qua phân tích biểu đồ SGK: (Nội dung bổ sung năm học 2008- 2009)

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bước: - Đọc tên biểu đồ xem biểu đồ thể hiện gì (gia tăng, cơ cấu kinh tế...)

- Quan sát toàn bộ biểu đồ để biết các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì (số dân, các ngành kinh tế...) trên lãnh thổ nào, vào thời gian nào? Các đại lượng đó được thể hiện trên biểu đồ như thế nào (theo đường, cột, hình tròn...)? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì (triệu người, kg, %...)

- Đối chiếu, so sánh độ lớn của các hợp phần (biểu đồ cột chồng, biểu đồ hình trong, biểu đồ miền), chiều cao của các cột (biểu đồ cột) hoặc độ dốc của đồ thị (biểu đồ đường), kết hợp các số liệu (nếu có) rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lý được biểu hiện trên biểu đồ.

- Kết hợp kiến thức đã học, xác lập mối quan hệ để giải thích.

Ví dụ:

Ở tiết 26: Bài 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (tt).

Mục 2: Công nghiệp:

Giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng phân tích kiến thức qua biểu đồ hình 24.2 SGK: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kỳ 1995- 2002 (giá so sánh 1994)

Hình 24.2. Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ thời kỳ 1995- 2002 (giá so sánh 1994)

Giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của BắcTrung Bộ bằng phép tính trừ (tăng) và chia (gấp) để có thể nêu được nhận xét:

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ năm 1998 tăng 1147,3 tỉ đồng, gấp 1,3 lần năm 1995 (trong vòng 3 năm).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ năm 2000 tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,47 lần năm 1998 (trong vòng 2 năm). Tăng 3453,1 tỉ đồng, gấp 1,93 lần năm 1995 (trong vòng 5 năm).

- Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Trung Bộ năm 2002 tăng 2724,9 tỉ đồng, gấp 1,38 lần năm 2000 (trong vòng 2 năm). Tăng 6178,0 tỉ đồng, gấp 2,66 lần năm 1995 (trong vòng 7 năm).

*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp

(mục 2.3.2 của 2.3 phần II và mục 3.3.2 của 3.3 phần III)

Chọn ý em cho là đúng:

Giá trị sản xuất công gnhiệp của Bắc Trung Bộ thời kỳ1995- 2002giá so sánh 1994) tăng rõ rệt: 1. Giai đoạn 1995- 1998. a. Tăng 1147,3 tỉ đồng, gấp 1,3 lần. b. Tăng 1147,3 tỉ đồng, gấp 1,38 lần. c. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,3 lần. d. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,38 lần. 2. Giai đoạn 1998- 2000. a. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,3 lần. b. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,38 lần. c. Tăng 2305,8 tỉ đồng, gấp 1,47 lần. d. Tăng 3453,1 tỉ đồng, gấp 1,38 lần. 3. Giai đoạn 1995- 2002. a. Tăng 2724,9 tỉ đồng, gấp 1,38 lần. b. Tăng 6178,0 tỉ đồng, gấp 2,66 lần. c. Tăng 2724,9 tỉ đồng, gấp 2,66 lần. d. Tăng 6178,0 tỉ đồng, gấp 2,56 lần.

Kết quả trả lời của học sinh:

Câu Ví dụ mục 2.3.2 của 2.3 phần II Ví dụ mục 3.3.2 của 3.3 phần III Đáp án a b c d a b c d 1 10/30 = 33,3% 11/30=36,7% 4/30 =13,3% 6/30 =36,7% 29/31 =93,5% 2/31 =6,5% a 2 16/30= 53,3% 14/30 =46,7% 31/31= 100% c 3 3/30 = 10,0% 18/30 =60,0% 9/3030,0%= 28/31 =90,3% 3/31=9,7% b

Để học sinh có kỹ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lý, giáo viên cần rèn cho học sinh các bước:

- Nêu tên của bức tranh hoặc ảnh nhằm xác định xem bức tranh hay ảnh đó thể hiện gì (đối tượng địa lý nào)? Ở đâu?

- Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh hoặc ảnh.

- Nêu biểu tượng và khái niệm địa lý trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh hoặc ảnh.

Tuy nhiên tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, giáo viên cần gợi ý cho học sinh dựa vào kiến thức địa lý đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lý khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính, sự phân bố... của đối tượng địa lý được thể hiện trên bức tranh hoặc ảnh đó.

Ví dụ:

3.4.1. Ở tiết 9: Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP,

THUỶ SẢN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục 2: Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

Giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng làm thế nào để sau khi quan sát hình 9.1 SGK học sinh trả lời nhanh được như thế nào là mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp (nông được thể hiện ở những chi tiết nào? Lâm là những chi tiết nào? Chi tiết thể hiện sự kết hợp...)? Mô hình có ý nghĩa kinh tế như thế nào (thể hiện ở những chi tiết nào trên tranh?)? Qua đó liên hệ địa phương, giáo dục... Chứ không dừng lại ở chỗ nêu được hình 9.1 là một mô hình kinh tế trang trại nông lâm kết hợp...

3.4.2. Ở tiết 22: Bài 20:VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG.

Mục III: Đặc điểm dân cư, xã hội:

Hình 20.3. Một đoạn đê biển ở đồng bằng sông Hồng.

Đây là hình ảnh khá lạ và tương đối khó đối với học sinh vùng Tây Nguyên, giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng quan sát tranh mô tả được "đê biển" là gì? Nguồn gốc, đặc điểm? Tầm quan trọng của hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng? Địa phương em ở có đê biển không? Vì sao?

*Câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và kết quả đánh giá ở hai trường hợp

(mục 2.3.4 của 2.3 phần II và mục 3.3.4 của 3.3 phần III)

Chọn ý em cho là đúng:

1. Nguyên nhân làm cho vùng đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng:

Một phần của tài liệu SKKN Biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức hiệu quả qua việc rèn kỹ năng Địa lý trong dạy học Địa lý lớp 9 (Trang 33)