Các nhân tố Hệ số Cronbach’s

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM HIỆN NAY (Trang 36)

alpha Đạt ( > 0,6)

Tính đáp ứng của trang web 0.83 Đạt

Sự tin tưởng 0.844 Đạt

Khả năng lựa chọn hàng hóa 0.772 Đạt

Tính thoải mái 0.699 Đạt

Tính tiện lợi 0.72 Đạt

Yếu tố giá 0.709 Đạt

Bảng 3: Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha cho các nhân tố

3.3. Xác định mối tương quan giữa các nhân tố và các yếu tố phụ thuộcKết quả phân tích tương quan giữa các yêu tố ( xem bảng phụ lục 3) Kết quả phân tích tương quan giữa các yêu tố ( xem bảng phụ lục 3)

3.3.1. Tính tiện lợi và sự hài lòng

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa tính tiện lợi và sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả thu được có p < 0,05, hệ số tương quan r = 0.258 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy tính tiện lợi có mối tương quan với sự hài lòng với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H1: Tính tiện lợi có mối tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Trong số các biến được hỏi thuộc về tính tiện lợi của trong mua sắm trực tuyến. Biến quan sát :" Tôi không cần phải rời khỏi nhà để mua sắm " với thang đo 1: hoàn toàn không đồng ý, 7 hoàn toàn đồng ý, có giá trị trung bình mean = 5.0242. Có thể thấy đây là 1 đặc điểm của hình thức mua sắm trực tuyến được sinh viên đánh giá khá cao.

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa tính thoải mái trong mua sắm trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả thu được có p = 0.01 < 0,05, hệ số tương quan r = 0.223 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy tính thoải mái có mối tương quan với sự hài lòng với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H2: Sự thoải mái trong mua sắm trực tuyến có tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Các biến quan sát " Tôi có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm mà không thấy ngại ", " Tôi không bị nhân viên cửa hàng làm phiền", " Tôi không cảm thấy ngại khi không quyết định mua" trong nhóm nhân tố tính thoải mái trong mua sắm trực tuyến có giá trị trung bình cao lần lượt là 5.3362, 5.1739, 5.5024. Các giá trị chứng tỏ đây là những yếu tố không được đáp ứng tốt, những hạn chế trong mua sắm truyền thống, khiến sinh viên ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến.

3.3.3. Yếu tố giá và sự hài lòng

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa yếu tố giá và sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả thu được có p = 0.00 < 0,05, hệ số tương quan r = 0.264 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy yếu tố giá có mối tương quan với sự hài lòng với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H3: Các yếu tố về giá trong mua sắm trực tuyến có tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên

Các biến quan sát về yếu tố giá trong mua sắm trực tuyến ban đầu gồm " Mức giá mua sắm trực tuyến rẻ hơn mức giá mua sắm truyền thống", " Tôi thường so sánh giá của sản phẩm khi mua sắm trực tuyến", " Sau khi so sánh giá tôi thường chọn những người bán có mức giá thấp nhất", sau khi qua phân tích các nhân tố khám phá, biến quan sát " Mức giá mua sắm trực tuyến rẻ hơn mức giá mua sắm truyền thống " đã bị loại bỏ. Điều đó cho thấy không có hành vi so sánh giá sản phẩm khi mua trực tuyến so với khi mua trực tiếp, cũng có thể là người tiêu dùng mà cụ thể ở đây là sinh viên không có đủ thông tin để có thể so sánh được mức giá của 2 hình thức. 2 biến quan sát còn lại lần lượt có giá trị trung bình mean là 5.3720 , 48213, cho thấy hành vi so sánh giá trực tuyến giữa các sản phẩm và người bán là không thể thiếu trong hoạt động mua sắm trực tuyến.

3.3.4. Khả năng lựa chọn hàng hóa trong mua săm trực tuyến và sự hài lòng

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa khả năng lựa chọn hàng hóa trong mua sắm trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả thu được có p = 0.01 < 0,05, hệ số tương quan r = 0.232 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy khả năng chọn lựa hàng hóa có mối tương quan với sự hài lòng với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H4: Khả năng lựa chọn hàng hóa trong mua sắm trực tuyến có mối tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên

Hai trong 4 biến quan sát của nhân tố " khả năng chọn lựa hàng hóa" có giá trị trung bình mean cao là " Tôi có nhiều lựa chọn hơn cho 1 sản phẩm", Tôi có nhiều lựa chọn hơn về thương hiệu và người bán" với giá trị lần lượt là 5,2414 và 5.1787, cho thấy chính khả năng linh hoạt trong việt chọn lựa và quyết định các sản phẩm, thương hiệu và người bán đã tạo ra sức hút cho loại hình mua sắm trực tuyến.

3.3.5. Tính đáp ứng của trang web mua bán với sự hài lòng

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa tính đáp ứng của trang web trong mua sắm trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả thu được có p = 0.00 < 0,05, hệ số tương quan r = 0.324 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy tính đáp ứng của trang web có mối tương quan với sự hài lòng với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H5: Khả năng đáp ứng của trang web mua bán có mối tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên

Cả 6 biến quan sát trong nhân tố tính đáp ứng của trang web đều đạt được giá trị trung bình mean cao từ 4,8 đến 5,8, với giá trị cao nhất thuộc về biến quan sát " Tôi thường mua trên những trang web có đầy đủ thông tin về sản phẩm" mean = 5,8019. Thêm vào đó hệ số tương quan giữa tính đáp ứng của trang web và sự hài lòng của sinh là 0.324 cao nhất so với các nhân tố khác. Điều này cho thấy, các nội dung, giao diện và khả năng đáp ứng của trang web ảnh hưởng lớn đến hành vi mua sắm trực tuyến.

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa tính đáp ứng của trang web và tần suất mua sắm trực tuyến

Kết quả thu được có p = 0.696 > 0,05, hệ số tương quan r = 0.27 ( không có ý nghĩa thống kê) cho thấy tính đáp ứng của trang web không có mối tương quan với tần suất mua sắm trực tuyến. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa tính đáp ứng của trang web và tầng suất mua sắm trực tuyến và bác bỏ giả thiết H5a: Khả năng đáp ứng của trang web mua bán có mối tương quan dương với tần suất mua sắm trực tuyến.

3.3.7. Sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giả thuyết H0: không có mối tương quan sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến và sự hài lòng của sinh viên.

Kết quả thu được có p = 0.02 < 0,05, hệ số tương quan r = 0.210 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy tính đáp ứng của trang web có mối tương quan với sự hài lòng với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H6: Sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến có mối tương quan dương với sự hài lòng của sinh viên.

Nhân tố tự tin tưởng với 3 biến quan sát " Tôi cảm thấy tin tưởng vào loại hình mua sắm trực tuyến", " Tôi cảm thấy tin tưởng người bán trên mạng". " Tôi cảm thấy tin tưởng vào hình thức thanh toán trực tuyến" đều có giá trị trung bình thấp mean lần lượt = 3,714 . 3,4783 . 3,7391 < 4. Điều này phản ánh đúng 1 trở ngại trong hoạt động mua sắm trực tuyến ở Việt Nam, đó là tâm lý không tin tưởng vào hình thức mua sắm trực tuyến, người bán cũng như phương thức thanh toán. Để hình thức mua sắm trực tuyến phát triển mạnh mẽ thì cần vượt qua rào cản về sự tin tưởng này.

3.3.8. Sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến và tần số mua sắm trực tuyến

Giả thuyết H0: không có mối tương quan sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến và tần suất mua sắm trực tuyến

Kết quả thu được có p = 0.659 > 0,05, hệ số tương quan r = 0.31 ( không có ý nghĩa thống kê) cho thấy tính đáp ứng của trang web không có mối tương quan với tần suất mua sắm trực tuyến. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H0: không có mối tương quan sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến và tần suất mua sắm trực tuyến và

bác bỏ giả thiết H6a: Sự tin tưởng trong mua sắm trực tuyến có mối tương quan dương với tần suất mua sắm trực tuyến

3.3.9. Sự hài lòng của sinh viên và tần suất mua sắm trực tuyến

Giả thuyết H0: không có mối tương quan giữa sự hài lòng của sinh viên và tần suất mua sắm trực tuyến.

Kết quả thu được có p = 0.00 < 0,05, hệ số tương quan r = 0.260 ( có ý nghĩa thống kê) cho thấy mức độ hài lòng của sinh có mối tương quan với tần suất mua sắm trực tuyến với hệ số tương quan lớn hơn 0. Cho nên ta chấp nhận giả thuyết H7: Sự hài lòng của sinh viên có mối tương quan dương với tần suất mua sắm trực tuyến

3.4. Phân tích hồi quy

Thông qua phân tích tương quan ta có thể nhận thấy 6 yếu tố kể trên : " tính đáp ưng của trang web", " tính tiện lợi trong mua sắm trực tuyến" , " tính thoải mái", " yếu tố giá", " sự tin tưởng", " khả năng lựa chọn hàng hóa " đều có tính tương quan dương với sự hài lòng của sinh với với hình thức mua sắm trực tuyến. Thông qua phương pháp hồi quy bội cho ta thấy chỉ có 3 yếu tố thật sự ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với hình thức mua sắm trực tuyến : " tính đáp ứng của trang web", " sự tin tưởng", tính tiện lợi", trong đó " tính đáp ứng của trang web" tác động nhất, 2 yếu tố còn lại có tác động khá lỏng lẽo. Và sau đây là phương trình thể hiện mức độ hài lòng của sinh viên theo các nhân tố trên.

Mức độ hài lòng của sinh viên = 1,773 + 0,32( nhân tố " Tính đáp ứng của trang web") + 0,199 ( nhân tố " Sự tin tưởng" trong mua sắm trực tuyến) + 0,12

( nhân tố " tính tiện lợi" )

(Xem bảng kết quả hồi quy ở Phụ lục 4)

Ngoài ra bằng phương pháp hồi quy, chúng tôi còn xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên. Tác động lớn nhất là yếu tố " Nơi cư trú " , " mức chi tiêu", " thời gian sử dụng internet hàng ngày " và cuối cùng là mức độ hài lòng của sinh viên với hình thức mua sắm trực tuyến". Và sau đây là phương trình thể hiện tần suất mua sắm trực tuyến của sinh viên với các yếu tố trên

Số lần mua sắm trực tuyến = -0,585 + 0,505( yếu tố " nơi cư trú" ) + 0.396 ( mức chi tiêu hàng tháng) + 0.194 ( thời gian sử dụng internet hàng ngày) + 0,174 ( mức độ hài lòng)

(Xem bảng kết quả hồi quy ở Phụ lục 5)

Những yếu tố khách không tác động đến số lần mua sắm trực tuyến của sinh viên: giới tính, mức giá chấp nhận để mua sắm trực tuyến, sống chung với ai, sự tin tưởng, yếu tố giá, tính đáp ứng của trang web, sự tiện lợi, khả năng chọn lựa hàng hóa, tính thoải mái trong mua sắm trực tuyến.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM HIỆN NAY (Trang 36)