Mức chi tiêu, mức giá sẵn sàng chấp nhận và tần suất mua trực tuyến

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM HIỆN NAY (Trang 27)

2011

Năm 2011 là năm các nhà bán lẽ lớn đã có thương hiệu và xây dựng được được hệ thống phân phối, bán lẻ uy tín khắp như Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động , Viễn Thông A, Hoàn Long cùng lúc triển khai kênh bán lẽ trực tuyến, tích hợp cả hệ thống thanh toán trực tuyến cũng như hình thức thanh toán truyền thống để khách hàng có thể trực tiếp chọn mua và thanh toán trực tuyến, chứ không đơn thuần là chì giới thiệu sản phẩm như những năm gần đây. Với thế mạnh là thương hiệu uy tín, được nhiều người biết đến, giá thấp hơn khi mua tại cửa hàng từ 2 đến 5%, sản phẩm được đảm bảo chất lượng, hệ thống giao dịch thanh toán an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, hệ thống bán lẻ trực tuyến của các công ty trên đã từng bước vượt qua những trở ngại từ phía khách hàng như yếu tố niềm tin, yếu tố chất lượng sản phẩm- người tiêu dùng lo lắng không biết chất lượng món hàng có tốt không (vì không được thấy tận mắt, sờ tận tay), hàng có bị giao trễ hay không. Từ đó dần dần chiếm được lòng tin nơi khách hàng và tiếp tục phát triển mạnh. Hệ thống bán lẽ trực tuyến của các nhà bán lẻ lớn mới cũng đã thu hút được sự chú ý của sinh viên với 8% sinh viên được khảo sát nói thường mua sắm trên các kênh bán lẻ trực tuyến này. Các sản phẩm được bán trực tuyến của các nhà bán lẻ trên chủ yếu là các sản phẩm công nghệ, hàng điện tử, cho nên mức giá khá cao so với số tiền sinh viên sẵn sàng bỏ ra để giao dịch trực tuyến, cho nên ít sinh viên chọn mua sắm trực tuyến trên kênh bán lẻ này.

2.4. Mức chi tiêu, mức giá sẵn sàng chấp nhận và tần suất mua trực tuyến tuyến

Biểu đồ 10: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi mức giá chấp nhận mua sắm trực tuyến theo chi tiêu

Ta có thể nhận thấy 1 điều. Phổ giá từ 100 đến 500 nghìn được sinh viên chấp nhận nhiều nhất và tăng dần theo chi tiêu. Từ 60% sinh viên có chi tiêu dưới 1 triệu chấp nhận phổ giá từ 100 đến 500 nghìn tăng dần cho đến 80% sinh viên có chi tiêu từ 3 đến 5 triệu chấp nhận phổ giá này. Phổ giá từ 500 ngàn đến 1 triệu, dần được chấp nhận ở nhóm sinh viên có chi tiêu từ 2 đến 5 triệu. ( 12,7% sinh viên được hỏi có chi tiêu từ 2 đến 3 triệu chấp nhận mức giá này, 15% sinh viên có chi tiêu từ 3 đến 5 triệu chấp nhận mức giá này). Từ đó cho thấy mức chi tiêu càng cao thì mức giá sẵn sàng chấp nhận khi mua sắm trực tuyến càng cao.

Qua phân tích mối quan hệ tương quan mức giá sẵn sàng chấp nhận khi mua sắm trực tuyến và chi tiêu cho thấy giá trị p < 0.05, với hệ số tương quan Pearson r = 0.456 ( có ý nghĩa thống kê), chứng tỏ tần suất mua sắm và chi tiêu có mối tương quan dương và khá mạnh với nhau.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM HIỆN NAY (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w