Xử lý bằng phương pháp hóa lý

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của vi khuẩn, ứng dụng xử lý môi trường nhiễm kim loại nặng (Trang 29)

Các phương pháp hóa lý phổ biến được ứng dụng để xử lý kim loại nặng bao gồm: phương pháp kết tủa, phương pháp hấp phụ, phương pháp trao đổi ion, phương pháp oxy hóa – khử …

Phương pháp kết tủa

Phương pháp kết tủa hóa học là phương pháp dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào đất với kim loại nặng, ở pH thích hợp kim loại nặng được kết tủa. Đây là biện pháp nhằm hạn chế sự linh động của KLN trong đât.

24

Trong đất trung tính hoặc kiềm do bón vôi, Cd bị kết tủa dưới dạng CdCO3 và trở nên ít linh động hơn. Theo Zupan và cs (1997), khi bón vôi và khoáng cho cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm đã làm giảm sự hấp thu Cd vào cây [61]. Biện pháp này cũng được ứng dụng với Pb, bón vôi có thể làm giảm độ hoà tan của Pb. Ở pH cao, Pb có thể bị kết tủa dưới dạng hyđrôxyt, phosphate, carbonate và có khuynh hướng tạo thành phức hữu cơ khá ổn định [41].

Phương pháp hấp phụ

Hấp phụ là quá trình chuyển khối và trong đó các phần tử chất ô nhiễm trong pha lỏng chuyển dịch đến bề mặt pha rắn và được liên kết vào pha rắn. Sự liên kết giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ có thể là liên kết vật lý hay hóa học.

Phương pháp trao đổi ion

Phương pháp trao đổi ion là quá trình trao đổi ion dựa trên sự tương tác hóa học giữa ion trong pha lỏng và ion trong pha rắn. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sử dụng ion là nhựa hữu cơ để tổng hợp các chất cao phân tử, có gốc hydrocacbon và các nhóm chức trao đổi ion.

Phương pháp oxy hóa – khử

Phương pháp oxy hóa – khử là phương pháp dựa trên các tính chất vật lý, hóa học của đất để tiến hành các phản ứng oxy hóa – khử tạo kết tủa, giảm tính linh động và cố định các KLN.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của vi khuẩn, ứng dụng xử lý môi trường nhiễm kim loại nặng (Trang 29)