Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của vi khuẩn, ứng dụng xử lý môi trường nhiễm kim loại nặng (Trang 28)

Điều kiện phát triển và các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, tốc độ khuấy và ôxy sẽ ảnh hưởng đến sự tạo CHHBMSH.

Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi trong thành phần của CHHBMSH

tạo ra bởi Pseudomonas sp. DSM-2874. Chủng ưa nhiệt Bacillus sp. có thể phát triển

và tạo CHHBMSH ở nhiệt độ trên 400C. Tuy vậy, khi xử lý nhiệt một số CHHBMSH không làm thay đổi hoạt tính bề mặt cũng như khả năng nhũ hóa của các chất này [ 27]. pH trong môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp

sophorolipid bởi Torulopsis bambicola. Tuy nhiên, sự tạo thành penta-và disaccharide lipid bởi Nocardia corynebacteroides không bị ảnh hưởng trong dải pH từ 6,5 đến 8,0

[35, 47].

1.2.6. Ứng dụng của chất hoạt hóa bề mặt sinh học trong công nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường

Chất hoạt hóa bề mặt được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, khai thác khoáng sản, dầu khí và xử lý ô nhiễm môi trường, và mới đây là xử lý môi trường ô nhiễm kim loại nặng. Sau đây là một số ví dụ về ứng dụng của CHHBMSH trong đời sống.

- Trong công nghiệp dệt nhuộm: Chất làm mềm cho vải sợi, chất trợ nhuộm, - Trong công nghiệp thực phẩm: Chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp, -Trong công nghiệp mỹ phẩm: Chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt,

- Trong ngành in: Chất trợ ngấm và phân tán mực in,

- Trong nông nghiệp: Chất dễ gia công thuốc bảo vệ thực vật,

- Trong xây dựng: Dùng để nhũ hóa nhựa đường, tăng cường độ đóng rắn của bê tông.

23

- Trong dầu khí: chất nhũ hóa dung dịch khoan,…

- Trong công nghiệp khoáng sản: Làm chất tuyển nổi, chất nhũ hóa, chất tạo bọt để làm giàu khoáng sản.

- Trong xử lý ô nhiễm môi trường: xử lý ô nhiễm dầu, ô nhiễm kim loại nặng trong đất, nước và trầm tích.

Gần đây, nghiên cứu ứng dụng CHHBMSH trong xử lý môi trường ô nhiễm kim loại nặng đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào được công bố.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng tạo chất hoạt hóa bề mặt sinh học của vi khuẩn, ứng dụng xử lý môi trường nhiễm kim loại nặng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)