Đánh giá sự tiêu thụ Phospho tổng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THỤ PHOTPHO CỦA CHLORELLA VULGARIS TRÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI THỦY SẢN (Trang 40)

- Bình 3 gồm: ZnSO4.7H2O 22g

3.2 Đánh giá sự tiêu thụ Phospho tổng

- Hàm lượng photpho tổng có trong nước thải được đo ở nước thải ban đầu và nước thải ngày nuôi tảo cuối cùng .

Đối với vi tảo nuôi trong môi trường nước thải có cùng nồng độ

Sự thay đổi hàm lượng này ở các mẫu bình 1, bình 2, bình 3 được thể hiện như trong bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3: Nồng độ TP có trong nước thải trước và sau khi nuôi tảo và hiệu suất

hấp thụ tương ứng của vi tảo ở cùng nồng độ

Mẫu thí nghiệm Nồng độ tảo (g/l)

C0* (mg/l) C**(mg/l) Hiệu suất (%)

Bình 1 0,052 5.83 1,7 70,8

Bình 2 0,052 5.83 1,85 68,3

Bình 3 0,052 5.83 1,63 72,04

Chú thích:Co*: hàm lượng photpho ban đầu

C**: hàm lượng photpho ngày cuối cùng

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -40- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Hình 3.12: Đồ thị thể hiện hàm lượng photpho tổng trong nước thải theo thời gian ở cùng nồng độ tảo

Từ bảng 3.3. và hình 3.12 ta thấy nhìn chung hiệu suất hấp thụ TP trong nước thải ở các mẫu thí nghiệm trên bởi Chlorella vugaris khá cao (> 65%). Đối với bình 3 khuấy thì lượng nitơ trong nước giảm đến 72,04% vì khi khuấy lượng photpho trong nước thải được phân bố đều hơn nên vi tảo phát triển tốt hơn cho được hiệu suất cao hơn, còn đối với 2 bình sục khí bình 1 và binh 3 giảm đến 70,8%, 68,3%. Điều này chứng tỏ vi tảo có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường mới là môi trường nước thải giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng photpho như trên.

Đối với vi tảo nuôi trong môi trường nước thải có nồng độ khác nhau

Sự thay đổi hàm lượng này ở các mẫu bình 1, bình 2, bình 3 được thể hiện như trong bảng 3.4 dưới đây :

Bảng 3.4: Nồng độ TP có trong nước thải trước và sau khi nuôi tảo và hiệu suất hấp

thụ tương ứng của vi tảo ở các nồng độ khác nhau

Mẫu thí nghiệm Nồng độ tảo(g/l) C0* (mg/l) C** (mg/l) Hiệu suất (%)

Bình 1 0,052 3,1 0,377 87,8

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -41- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Bình 2 0,02 3,1 0,074 97,61

Bình 3 0,01 3,1 0,098 96.8

Chú thích:Co*: hàm lượng photpho ban đầu

C**: hàm lượng photpho ngày cuối cùng

Hình 3.13: Đồ thị thể hiện hàm lượng photpho tổng trong nước thải theo thời gian ở

các nồng độ tảo khác nhau

Từ bảng 3.4 và hình 3.13 cho thấy, hàm lượng TP trong nước thải sau 14 ngày nuôi giảm rõ rệt cụ thể ở bình 1 từ 3,1 còn 0,377g/l, bình 2 từ 3,1 còn 0,074 mg/l, bình 3 từ 3,1 còn 0,098 mg/l.Ở bình 2 hàm lượng TP trong nước thải giảm mạnh nhất . Hiệu suất hấp thụ TP có trong nước thải của vi tảo ở mẫu bình 2 (97,61%) đạt hiệu quả tốt và vượt trội so với 2 mẫu còn lại bình 1 (87,8%), bình 3 (96,8%). Điều này là hợp lý khi mà mật độ sinh khối mỗi ngày của tảo trong mẫu bình 2 cao hơn hết, chúng sử dụng lượng dinh dưỡng photpho nhiều hơn để phát triển kéo theo hàm lượng photpho có trong nước thải ngày càng giảm xuống. Điều này chứng tỏ với nồng độ 0,02 g/l là nồng độ tối ưu nhất mà vi tảo sinh trưởng và phát triển tốt nhất với hàm lượng photpho như trên

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -42- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -43- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THỤ PHOTPHO CỦA CHLORELLA VULGARIS TRÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI THỦY SẢN (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w