Phương pháp phân tích chỉ tiêu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THỤ PHOTPHO CỦA CHLORELLA VULGARIS TRÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI THỦY SẢN (Trang 26)

- Bình 3 gồm: ZnSO4.7H2O 22g

2.4.Phương pháp phân tích chỉ tiêu

2.4.1. Đo độ hấp thụ ánh sáng

Sinh trưởng của vi tảo được thể hiện qua mật độ vi tảo (chỉ số OD), thông số mật độ vi tảo có thể được đo dựa vào độ hấp thụ quang của sắc tố Chlorophyl trong tế bào, hay gọi tắt là mật độ quang (optical density, OD) và có thể đo bằng máy quang phổ UV-1800 Spectrophotometers. Mục đích của phép đo này nhằm định tính nồng độ sinh khối trong môi trường, dựa vào độ hấp thụ quang của các sắc tố Chlorophyl trong tế bào. Trong thí này tiến hành đo độ hấp thụ quang của vi tảo ở các bước sóng từ 480nm đến 750 nm. Tại bước sóng cho độ hấp thụ đạt cực đại được làm bước sóng đo OD mỗi ngày. Kết quả cho thấy, vi tảo Chlorella vugaris hấp thụ cực đại.

- Nguyên tắc

Đo quang của dung dịch màu thực hiện dựa trên việc so sánh độ hấp thụ quang của dung dịch nghiên cứu với dung dịch mẫu chuẩn. Cơ sở của phép đo dựa trên định luật Lamber-Beer.

- Cách đo:

Trước tiên c ắ m đ i ệ n bật nút khởi động, chờ máy khởi động, hiện lên màn hình:

warm up 20 minutes “enter” to skip đợi 20 phút rồi nhấn enter kích chọn photometry, chọn goto, nhập bước sóng cần đo. Sau đó cho mẫu chuẩn vào cuvet,

đưa mẫu về giá trị 0.000, rồi nhấn zero muốn xác định giá trị mẫu cần đo thì lấy một cuvet chuẩn ra, đưa mẫu cần đo vào, sẽ hiện lên giá trị OD của mẫu cần đo.

Khi muốn đo bước sóng tiếp theo, phải đưa về mẫu chuẩn sau đó mới đo.

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -26- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Hình 2.6 : Máy đo mật độ quang UV-1800 Spectrophotometers

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -27- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

2.4.2. Đo chlorophyll-a

Dựa vào khả năng hấp thụ ánh sáng của các loại sắc tố ở các bước sóng nhất định để xác định hàm lượng của chúng trong mẫ

u. Dùng micropipet hút khoảng 2ml tảo cần đo chlorophyl vào các ống nhựa rồi tiến hành ly tâm bằng máy ly tâm 6000 vòng/phút trong thời gian 30 phút .

Hình 2.7 : Máy ly tâm

Sau khi ly tâm xong, dùng micropipet hút lấy phần nước trong ở trên ra, chừa lại phần tảo lắng ở dưới lại, rồi tiếp tục dùng micropipet hút 6ml methanol cho vào các ống nhựa trên nhằm phá huỷ các tế bào vi tảo giải phóng chlorophyl. Sau đó tiến hành sấy ở nhiệt độ 600C trong 1h để thúc đẩy nhanh phản ứng nhằm phá hủy triệt để tế bào vi tảo. Sau khi sấy xong đem ra ly tâm ở 6000 vòng/ phút trong thời gian 35 phút. Ly tâm xong hút lấy phần nước trong và bỏ phần trắng tủa phía dưới, đem đi đo UV ở các bước sóng hấp thụ 480nm, 652nm, 665nm ,750nm. Tính nồng độ tảo dựa vào công thức sau (1)[8]:

C=(-8,0962*(λ652- λ 750)+16,5169(λ 665- λ 750))*((V1+V2)/V1) (mg/l) (1) Trong đó : V1 là thể tích tảo

V2 là thể tích methanol

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -28- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

2.4.3. Đếm tế bào

Đếm số lượng tế bào tảo bằng kính hiển vi quang học điện tử để xác định số lượng tế bào tảo qua từng ngày nuôi . Tính nồng độ tảo theo công thức sau (2)[8]:

C = (tế bào /ml) (2) Trong đó : f: là hệ số pha loãng

Hình 2.8 : Kính hiển vi quang học

2.4.4 Phương pháp phân tích Photpho tổng

Phân tích hàm lượng photpho tổng được thực hiện ở phòng thí nghiệm Công Nghệ Môi Trường trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng

- Nguyên tắc

Trong môi trường axit, Photpho tồn tại ở các dạng khác nhau sẽ chuyển thành Poliphotphat, sau đó chuyển về dạng Orthophotphat và các phản ứng Amoni Molipdat giải phóng axit Molipdophotphoric, sau đó axit này bị khử bởi SnCl2 cho Molipdeum màu xanh dương.

P043- +12(NH4)2MoO4 + 24H+ = (NH4)3PO4.12MoO3 + 21NH4+ +12H2O (NH4)3PO4.12MoO3 + Sn2+ = Molyum + Sn2+

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -29- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Dụng cụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu P tổng trong nước thải được đo bằng máy quang phổ UV-Vis. Máy so màu LIUV-201 UV−Vis (máy quang phổ UV-Vis) do hãng Lambda−Úc chế tạo được điều khiển trực tiếp bằng hệ thống điều khiển trên thân máy. Máy làm việc trong vùng tử ngoại (UV) và khả biến (VIS) từ 190nm đến 1100nm. Hệ thống gồm 8 cuvet được điều khiển tự động bằng phần mềm.

Nguyên tắc hoạt động của máy dựa vào sự hấp thụ ánh sáng của dung dịch màu. Dung dịch có màu là do bản thân dung dịch đã hấp thụ một phần quang phổ (một vùng phổ) của ánh sáng trắng, phần còn lại ló ra cho ta màu của dung dịch, chính là màu hấp thụ của ánh sáng trắng đã bị hấp thụ (vùng quang phổ còn lại). Máy quang phổ hoạt động dựa trên định luật hấp thụ ánh sáng Lamber-Beer như đã trình bày ở phần trên.

Cách tiến hành

Để thang màu ổn định (từ 5-10 phút) rồi tiến hành đo độ hấp thụ hay độ thấu quang trên máy so màu ở bước sóng 690nm. Ghi mật độ quang hoặc độ thấu quang theo thứ tự của từng cốc.

Vẽ đồ thì biễu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ hoặc độ thấu quang (trục tung) với hàm lượng PO43- của dung dịch chuẩn (trục hoành).

Cho 50ml mẫu nước thử vào trong cốc thủy tinh 250ml, thêm 5ml H2SO4 đậm đặc, sau đó thêm vào 2ml dung dịch H2SO4 37% rồi đun sôi 30 phút. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi tiến hành các bước tương tự như lập đường chuẩn, để ổn định đem đo trên máy so màu ở bước sóng 690nm. Ghi mật độ quang hoặc độ thấu quang của mẫu thử Chuẩn bị thang mẫu theo bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4: Bảng pha dãy mẫu chuẩn phân tích P tổng trong nước

Dung dịch (ml)

Số thứ tự cốc thủy tinh

0 1 2 3 4 5 6

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -30- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Dung dịch có 0,001 mg PO43-/ml 0 0,5 1,0 2,0 5,0 10,0 20,0 Dung dịch amoni molipdat (dung dịch axit yếu) 1 1 1 1 1 1 1

Dung dịch làm việc của

thiếc diclorua 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Nước cất Định mức thành 50ml

Nồng độ PO43-(mg/L) 0 0,01 0,02 0,04 0,2 0,2 0,4

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -31- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

SVTH: Lê Hoài Diệu Tâm -32- GVHD: TS. Nguyễn Thị Đông Phương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ HẤP THỤ PHOTPHO CỦA CHLORELLA VULGARIS TRÊN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI THỦY SẢN (Trang 26)