DOLOMIT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Dựa vào các nghiên cứu ở những phần trên, tiến hành sản xuất thử nghiệm gạch không nung từ dolomit khu vực Hà Nam với tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu và phụ gia lựa chọn (%) : dolomit – vôi - cát (65-11-24) ; tỷ lệ nước phối trộn : 14 % ; lực nén tạo hình 30kG/cm2. Các sản phẩm gạch không nung sản xuất thử nghiệm theo tỷ trên có các đặc tính cơ lý đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật đối với gạch xây không nung ( bảng 11)
Bảng 11. Kết quả thử nghiệm gạch không nung từ dolomit khu vực Hà Nam
STT Kích thước gạch Mẫu Cường độ kháng nén (Kg/cm2) Cường độ kháng uốn daN/cm2 Độ hút nước (%) Khối lượng thể tích (g/cm3) 1 220x110x60 1 105.69 25 13 1.79 2 220x110x60 2 98.68 24.4 15 1.71 3 220x110x60 3 106.7 27 13.5 1.85 Gạch xi măng cốt liệu 75-300 15 -32 6-10 1,65-2.1 Gạch đặc 50-75 <16 1.6-1.98
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy các sản phẩm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các mẫu sản phẩm vật liệu không nung sản xuất từ dolomit của khu vực Hà Nam đều đạt các yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu gạch không nung. Với kết quả đó quá trình sản xuất thử nghiệm quy mô pilot đã được tiến hành theo quy trình công nghệ sau (hình 4.9):
Hình 4.9. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất gạch không nung từ dolomit khu vực Hà Nam
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu và thử nghiệm trên đi đến một số kết luận sau: 1. Trên địa bàn huyện Kim Bảng, Thanh Liêm các thành tạo dolomit khu vực Tỉnh Hà Nam có thành phần khoáng vật chủ yếu là: dolomit (65-98%), canxit từ vài phần trăm đến 25-35%. Thành phần hóa học chủ yếu là CaO (30.05- 41.15 %). ,MgO (12.65 - 21.01%), hàm lượng mất khi nung (46.3- 50.1%).
2. Độ hoạt tính của mẫu dolomit khu vực nghiên cứu thuộc loại trung bình đến thấp (35.36- 65.67mgCaO/g.dol).
3. Các mẫu đá dolomit vỡ vụn, bở rời, hàm lượng dolomit cao, các tinh thể dolomit kết tinh dạng hình thoi không hoàn chỉnh thường có độ hoạt tính cao hơn mẫu đá dolomit cứng rắn, kết tinh dạng hình thoi hoàn chỉnh và hàm lượng canxit trong mẫu cao.
4. Để sản xuất các sản phẩm gạch không nung đạt tiêu chuẩn xây dựng với cường độ từ 98.67-106.7 kG/cm2 có thể áp dụng tỉ lệ phối liệu (%) giữa Dolomit : Vôi : Cát tối ưu theo công thức 65 : 11 : 24. Độ ẩm tạo hình là 14-16%, lực nén tạo hình từ 30kG/cm2.
Kiến nghị:
1. Công nghệ sản xuất gạch nung truyền thống đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường vật nuôi, sức khỏe con người. Để phát triển bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu trong xây dựng cần tiến hành triển khai sản xuất và ứng dụng công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung từ nguyên liệu dolomit nói riêng và các nguyên liệu khoáng hoạt tính tự nhiên nói chung ở nhiều địa phương khác.
truyền thống đã trở thành xu thế chung của các nước trên thế giới và Việt Nam. Do vậy, cần đẩy mạnh công tác điều tra đánh giá tiềm năng trữ lượng của các loại hình nguyên liệu sản xuất gạch không nung tự nhiên, cũng như việc nghiên cứu ứng dụng chúng trong sản xuất vật liệu không nung trên toàn quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Anja Diekamp, Jürgen Konzett, and Peter W. Mirwald. 2011: Dolomitic lime mortar - burning, slaking and setting. Geophysical Research Abstracts. Vol. 13, EGU2011-13379-2. EGU General Assembly 2011
2- Badrul., L.L. Chiou. M. J., Azlina Z., Juliana.Z., 2007: Dolomite as an alternative weighting agent in drilling fluids. Journal of Engineering Science and Technology. Vol. 2, No. 2 , pp.164- 176
3- Deelman, J.C. (1999): "Low-temperature nucleation of magnesite and
dolomite", Neues Jahrbuch für Mineralogie, Monatshefte, pp. 289–302.
4- Deelman. J.C., 2011: Low-temperature formation of dolomit and magnesite. E- Book 2011. version 2.3. J.C.Deelman@ demonl.nl
5- Dolomite - British Geological Survey. 2006. www.bgs.ac.uk
6- Lê Tiến Dũng và nnk. 1996: Các thành tạo dolomit nguồn gốc trầm tích trong các địa tầng đá carbonat lấy ví dụ vùng Kim Bảng (Hà Nam) và Tân Lâm (Quảng Trị). Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học lần thứ 12 Đại học Mỏ- Địa chất.
7- Nguyễn Văn Dũng. 2008: Nghiên cứu sản xuất frit và men frit tráng lên tấm ốp lát ceramic. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng - số 3(26), pp.25- 31.
8- Nguyễn Ánh Dương và nnk. 2010 : Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, khả năng sử dụng của puzolan từ các thành tạo phun trào axit khu vực Mù Căng Chải- Yên Bái”. Viện Địa chất, Hà Nội.
9- Nguyễn Ánh Dương, 2011: Nguyên liệu khoáng hoạt tính từ một số thành tạo đá phun trào axít và trung tính ở Việt Nam và ý nghĩa thực tiễn của chúng. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Số 3ĐB, tr 559-605.
10-Nguyễn Ánh Dương và nnk. 2011: Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thành phần vật chất bazan Kainozoi khu vực Nghĩa Đàn - Nghệ An và khả năng sử dụng nguyên liệu này trong công nghệ sản xuất xi măng và bê tông đầm lăn”. Viện Địa chất, Hà Nội
11-Nguyễn Ánh Dương và Kiều Quý Nam. 2012: Tiềm năng, chất lượng một số khoáng sản phi kim loại khu vực Yên Bái. Báo cáo tham dự Hội nghị Tây Bắc, Yên Bái.
12-Nguyễn Ánh Dương và nnk. 2013. Báo cáo đề tài “Đánh giá tiềm năng một số khoáng sản phi kim loại (phụ gia xi măng, nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng không nung, sericit) trên địa bàn tỉnh Yên Bái và đề xuất công nghệ khai thác chế biến”. Lưu Viện Địa chất.
13-Vũ Đình Đấu, 2012: Nghiên cứu khả năng sử dụng đôlômít phong hóa làm vật liệu xây dựng. Tạp chí KHCN xây dựng. Số 11/2.
14-Nghiêm Thị Hiển và nnk. 2000: Nghiên cứu điều chế magie oxit từ dolomit và nước ót. http://www.vinachem.com.vn
15-Nguyễn Đăng Hùng. 1966 : Kỹ thuật sản xuất vật liệu chịu lửa. Tập II. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà Nội.
16-Julian R. Gold Smith and Donald L. Graf.1958: Structural and compositional variation in some natural dolomit. Journal of Geology, Vol.66, No6, pp.678-693.
17-Lương Quang Khang và nnk.2004: Tiềm năng đá dolomit tỉnh Ninh Bình. Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học trường Đại học Mỏ - Địa chất lần thứ 16. Hà Nội, 2004.
18-Vũ Tiến Kiệm và nnk, 1969, Báo cáo tìm kiếm thăm dò dolomit Hạnh Lâm - Bút Sơn. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
19-Võ Đình Lương và nnk.1982: Nghiên cứu sử dụng Dolomit Việt Nam sản xuất Vật Liệu Xây Dựng.
20-Mineral Commodity Report 21 - Limestone, marble and dolomite dolomite uses industries
21-Kiều Quý Nam, Đậu Hiển, Trấn Thị Sáu, 2000: Một số kết quả nghiên cứu về chất lượng, tiềm năng và khả năng sử dụng của puzơlan các thành tạo bazan vùng Pleiku. Tạp chí Đại chất, Loạt A (259/7-8), tr.27-32.
22-Kiều Quý Nam, 2001: Puzơlan Việt Nam - Tiềm năng và khả năng sử dụng. Tạp chí Địa chất, Loạt A (267/11-12), tr.106-110.
23-Kiều Quý Nam, 2002: Mối tương quan giữa thành phần hoá học, cấu trúc đá với hoạt tính puzơlan trong bazan Kainozoi tại Lâm Đồng. Tạp chí Các Khoa học về Trái đất (4), tr.341-347.
24-Kiều Quý Nam, 2006: Nghiên cứu sử dụng puzơlan trong sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Tạp chí Địa chất, Loạt A (293/3-4), tr.16-24.
25-Kiều Quý Nam, Nguyễn Ánh Dương, 2010: Nguyên liệu và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung - một vài kết quả thử nghiệm. Tạp chí Địa chất, loạt A số 322/ 12/ 2010, tr.54-65.
26-Phan Viết Nhân, Đỗ Đình Toát, Phan Viết Sơn, Phạm Ngọc Minh. 2002: Đặc điểm phân bố thành phần hoá học của dolomit Kon Tum. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 15 - Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội,
27-Trần Ngọc Thái và nnk, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài “Quy hoạch khoanh vùng loại khoáng sản chủ yếu tỉnh Ninh Bình đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Viện Địa chất và Khoáng sản, Hà nội.
28-Nguyễn Trọng Toàn. 2012: Đặc điểm chất lượng và tiềm năng đolomit tỉnh Ninh Bình. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Khoa học Trường Đại học Mỏ - Địa chất lần thứ 19, Hà Nội.
29-Đỗ Đình Toát, Phan Viết Nhân, Nguyễn Kim Long, Nguyễn Văn Bình, Trương Anh Quốc, Phạm Trường Sinh, Hà Thành Như, Phan Viết Sơn, Phạm Ngọc Minh, Lê Văn Chinh. 2006:Dolomit Kon Gô, một phát hiện mới ở tỉnh Kon Tum. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 17 - Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
30-Yoann Glocheux, Stephen Allen, Gavin Walker.2011: Arsenic removal from water using dolomites and modified dolomites. School of Chemistry and Chemical Engineering Queen’s University Belfast, UK .