Thử nghiệm lựa chọn lực nén tạo hình

Một phần của tài liệu Đặc điểm thành phần vật chất và đặc tính công nghệ dolomit khu vực tỉnh hà nam và khả năng sử dụng trong sản xuất gạch không nung (Trang 41)

Sự đóng rắn của gạch không nung là do phản ứng đóng rắn tạo khoáng kết dính giữa phụ gia và nguyện liệu. Sản phẩm gạch đạt được cường độ và các tính

chất cơ lý khác nhau phụ thuộc nhiều vào chất lượng, loại hình nguyên liệu, phụ gia và công nghệ sử dụng. Mặt khác, một yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến các tính chất kỹ thuật của sản phẩm đó chính là lực nén tạo hình sản phẩm. Bởi cùng một hỗn hợp nguyên liệu, nhưng với lực nén ép khác nhau sẽ tạo cho sản phẩm với độ chặt kít khác nhau. Điều này ảnh hưởng tới khối lượng thể tích, độ hút nước cũng như cường độ sản phẩm.

Hình 4.4. Ảnh hưởng của độ ẩm tạo hình đến khối lượng thể tích và cường độ sản phẩm (phối liệu theo kiểu 4)

Ghi chú: Biến thiên cường độ kháng nén Biến thiên khối lượng thể tích

Với nguyên liệu và tỷ lệ phối trộn (%): dolomit: vôi: cát - 65: 11: 24 khi ta thay đổi lực nén ép tạo hình thì các tính chất cơ lý của mẫu thử nghiệm thay đổi khá rõ ràng (bảng 10).

Trên biểu đồ biến tương quan giữa lực nén và cường độ kháng nén cho thấy khi ta tăng lực nén lên thì cường độ tăng lên (hình 4.5). Trong khoảng lực nén từ 20kG/cm2 đến 50kG/cm2 cho thấy với lực nén ở mức 20kG/cm2 cường độ kháng nén của mẫu thử nghiệm chỉ đạt 30.4-30.7kG/cm2, nhưng với lực nén 50kG/cm2

10 12 14 16 18 20 22 24 %Nước v (g/cm3 2.1 2.0 1.9 1.8 1.7 1.6 Rn(daN/cm2) 120 100 80 60 40 20

cường độ của mẫu thử nghiệm đạt đến100.4daN/cm2 gấp 3 lần so với mức 20kG/cm2. Tuy nhiên với gạch xây cường độ khoảng 70-75 là loại khá tốt. Do vậy lực nén chỉ cần khoảng 30kG/cm2.

Bảng 10. Kết quả xác định các chỉ tiêu cơ lý của sản phẩm gạch không nung với lực nén khác nhau Mẫu Lực nén Cường độ sản phẩm (daN/cm2) Khối lượng thể tích (g/cm3) Độ hút nước (%) 1 20 30.7 1.62 21.5 2 30 75.8 1.67 17.3 3 40 83.5 1.89 14.0 4 50 100.4 2.21 12.6

Cũng tương tự như cường độ kháng nén khi tăng lực nén tạo hình thì khối lượng thể tích cũng tăng lên. Tuy nhiên, ý nghĩa của chúng lại khác nhau. Khi cường độ tăng lên thì tạo cho sản phẩm có chất lượng tốt hơn, nhưng khi khối lượng thể tích tăng thì sản phẩm trở nên khá nặng, điều này nhiều khi là yếu tố không có lợi trong xây dựng. Trên biều đồ hình 4.6 cho thấy mẫu thử nghiệm có khối lượng thể tích thích hợp đối với gach xây là khoảng 1.62-1.67g/cm3, đây là mẫu có lực nén khoảng 20-30kG/cm2.

Kết quả đối sánh giữa độ hút nước với lực nén tạo hình trên hình 4.7 cho thấy khi ta tăng lực nén tạo hình lên thì độ hút nước của sản phẩm giảm đi rõ rệt. Điều này là hợp lý vì khi ta tăng lực nén lên tức là làm cho hỗn hợp vật liệu chặt khít hơn. Tuy nhiên, độ hút nước cần có giới hạn nhất định. Nếu độ hút nước quá thấp thì khi thi công gặp khó khăn như giảm khả năng hút nước và bám dính vữa. Nhưng nếu độ hút nước quá cao thì khả năng chống thấm của sản phẩm giảm. Theo tiêu

chuẩn gạch xây thì độ hút nước dao động trong khoảng từ 6-18%. Từ kết quả thử nghiệm cho thấy với lực lực nén trên 30kG/cm2 thì sản phẩm có độ hút nước phù hợp.

Hình 4.5. Biểu đồ tương quan giữa cường độ kháng nén và lực nén tạo hình

Các mẫu thử nghiệm được nén ép tạo hình dạng trụ tròn với kích thước 5x5cm (hình 4.8).

Hình 4.7. Biểu đồ tương quan giữa độ hút nước và lực nén tạo hình

Hình 4.8. Mẫu gạch không nung từ dolomit khu vực tỉnh Hà Nam

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu thử nghiệm cho thấy lực nén tạo hình phù hợp cho sản phẩm gạch xây là 30kG/cm2.

Một phần của tài liệu Đặc điểm thành phần vật chất và đặc tính công nghệ dolomit khu vực tỉnh hà nam và khả năng sử dụng trong sản xuất gạch không nung (Trang 41)