Kết quả phân tích độ hoạt tính của các mẫu dolomit khu vực nghiên cứu đạt từ 35.36- 65.67mgCaO/g.dol. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3735-1982) về phân loại hoạt tính puzơlan, dolomit khu vực này được xếp vào loại nguyên liệu puzơlan có hoạt tính trung bình đến thấp ( bảng 3).
Bảng 3.Kết quả phân tích độ hút vôi mẫu dolomit khu vực Hà Nam
STT Ký hiệu mẫu Khu vực mỏ
Độ hút vôi ( mgCaO/g.dol) 1 NHS1 Nam Hồng Sơn 40.36 2 BS1 Bút Sơn 50.26 3 HN4 Dốc Ba Chồm 45.36 4 HN6/2
Thung Hoàng Khiêm
35.67
5 HN7 62.64
6 HN8 Núi Bảy Ngọn 35.15
7 HN9 Thanh Bồng 65.87
8 TL1 Tân Sơn 44.59
Từ kết quả trên cho thấy độ hút vôi của các mẫu dolomit bị vỡ vụn và có chứa nhiều khoáng vật dolomit kết tinh dạng hình thoi không hoàn chỉnh thì độ hút vôi cao hơn những mẫu mà khoáng vật dolomit kết tinh dạng hình thoi hoàn chỉnh hoặc có chứa nhiều hàm lượng canxit trong mẫu.
Chương 4. KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG TỪ DOLOMIT KHU VỰC TỈNH HÀ NAM
Khái niệm vật liệu xây dựng không nung: khác với khái niệm “vật liệu xây
dựng không nung thông thường” được sản xuất từ xi măng + cát + sỏi kiểu bê tông, khái niệm vật liệu xây dựng không nung trong khuôn khổ luận văn này là loại vật liệu xây dựng được sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu là các thành tạo đá dolomit có hoạt tính tự nhiên lớn hơn 40mgCaO/g.dol. Nguyên liệu này phối trộn với một hàm lượng nhỏ vôi hoặc xi măng, cát và được tạo hình bằng lực nén nhất định để tạo thành các sản phẩm gạch không nung.
Mẫu thử nghiệm công nghệ tạo chất kết dính từ dolomit tại khu vực tỉnh Hà Nam được tạo nên bằng cách phối trộn dolomit với phụ gia ở những tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo chất lượng kết dính tốt, đảm bảo độ ổn định thể tích khi thuỷ hoá và độ bền nước cao.