Hoàn thiện pháp luật về thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 88)

Với thực trạng thị trường như hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng quản lý rủi ro thanh khoản nhằm giảm thiểu rủi ro vỡ nợ là mối quan tâm hàng đầu, là bài toán khó đặt ra không chỉ với một ngân hàng riêng lẻ mà đối với toàn hệ thống từ NHNN cho tới các NHTM. Về phía NHNN, cần thực hiện tốt chức năng người cho vay cuối cùng một cách kịp thời kèm theo là các chế tài tương xứng, thậm chí nên công bố thông tin về một vài NHTM thường xuyên thiếu thanh khoản, mà nguồn gốc xuất phát từ nền tảng quản trị rủi ro trong kinh doanh kém. Ðiều này có thể ảnh hưởng (tạm thời) đến các NH này trong khả năng huy động vốn nhưng cũng là biện pháp mạnh nhất để buộc các NH phải chú trọng đến quản trị rủi ro và làm gương cho các NH khác. Tiếp đó, NHNN vẫn cần hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát. Ðối với các NHTM lớn, có nhiều giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn thì việc hỗ trợ thanh khoản sẽ thông qua nghiệp vụ thị trường mở tại NHNN. Ðối với các NHTM nhỏ không đủ giấy tờ có giá hoặc không có khả năng cạnh tranh trên thị trường mở thì NHNN hỗ trợ thông qua công cụ tái cấp vốn. Bên cạnh đó, cần thực hiện ngay việc bán ngoại tệ của các tập đoàn kinh tế Nhà nước cho các ngân hàng, như thế sẽ vừa ngăn được tình trạng găm giữ ngoại tệ, tăng cung ngoại tệ cho thị trường, vừa giúp NHTM loại bỏ phần tín dụng ảo và giúp NHTM tăng khả năng thanh khoản hiện hành. Ngoài ra, NHNN cần đề ra các tiêu chí nâng cao tính thanh khoản mà NHTM buộc phải thực hiện theo một lộ trình nhất định, thậm chí khuyến khích việc mua lại và sáp nhập trong ngành ngân hàng nếu NHTM không thể tăng đủ vốn theo lịch trình mà NHNN đã công bố.

Về phía các NHTM, trước hết cần tập trung vào xây dựng chiến lược quản trị thanh khoản trong NHTM. Các NH cần thiết lập ngay chiến lược quản trị thanh khoản thông qua việc hoạch định và dự đoán những thay đổi về lưu lượng tiền gửi và cho vay, cũng như những thay đổi về lợi nhuận. Tiếp đó, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, vì đây là một biện pháp khá căn bản để có thể quản lý thanh khoản trong cả công tác phòng ngừa và xử lý các khó khăn về thanh khoản. Trong

81

đó, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ. Các ngân hàng cũng cần tổ chức tốt khâu phân tích và dự báo thị trường, đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai kịp thời các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Cùng với đó, gia tăng tính liên kết, thống nhất giữa các NHTM để bảo đảm an toàn thanh toán, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Ðây là một vấn đề quan trọng nhằm giúp các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau trong những lúc khó khăn không chỉ về thanh khoản, tránh những sự cạnh tranh không lành mạnh. Còn để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, các NH cần thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn. Thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Các NH đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại NHNN và các tài sản có "tính lỏng" cao khác) bảo đảm duy trì dự trữ bắt buộc của NHNN và để đối phó với các dòng tiền đi ra. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là trung, dài hạn) theo lãi suất thị trường để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền, rút tiền trước hạn khi lãi suất thị trường tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đưa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Ngoài ra, đẩy mạnh việc phát triển thị trường các sản phẩm tiền tệ phái sinh để hạn chế rủi ro khi thị trường tiền tệ biến động.

Từ các giải pháp đề ra cho NHNN và các NHTM thì pháp luật cần phải luật hóa các giải pháp để các NHTM quản trị rủi ro thanh khoản một cách tốt hơn khắc phục tình trạng yếu kém trong quản trị rủi ro thanh khoản…Cụ thể:

Bổ sung các tỷ lệ thanh khoản được tính phù hợp với các nghiên cứu của Basel nhằm đảm bảo TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo dõi, đánh giá trước tình hình khả năng chi trả trong giai đoạn tiếp theo để chủ động và có các giải pháp thực hiện duy trì, đảm bảo an toàn chi trả, thanh khoản trên cơ sở mức độ chênh lệch về dòng tiền phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; và TCTD phải

82

điều chỉnh danh mục đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, vừa phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của hệ thống TCTD Việt Nam trong thời gian tới (tăng trưởng tín dụng hàng năm khoảng 10-15%), vừa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 88)