Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ.Một ngân hàng thương mại được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có.
Thực tế cho chúng ta thấy hiện tượng thiếu hụt thanh khoản, thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Kế đến những ngân hàng có vấn đề này bắt đầu mất các khoản tiền gửi cũ và mới, nguồn cung cấp tiền ngày càng khác ở trong tình thế cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng vì thiếu sự an toàn hoặc với lãi suất cao hơn, một tác nhân làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của ngân hàng có vấn đề.
Nhiều ngân hàng thực sự cho rằng có thể vay mượn các nguồn thanh khoản không giới hạn bất kỳ lúc nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản nhiều dưới hình thức các tài sản có giá cả ổn định và dễ bán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số ngân hàng đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua.
40
Ngày nay, quản trị thanh khoản trở nên quan trọng hơn so với trước đây rất nhiều, bởi vì một ngân hàng có thể bị đóng cửa nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản, mặc dù về kỹ thuật, nó vẫn còn khả năng trả nợ. Hơn nữa, năng lực quản trị thanh khoản của một ngân hàng là thước đo quan trọng về tính hiệu quả tổng thể để đạt đến các mục tiêu dài hạn của ngân hàng.
Trước đây, các NHTM ở Việt Nam chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó khi các NH này gặp vấn đề về thanh khoản thì NHTW sẽ đứng ra giải quyết bằng cách cấp vốn cho họ, khiến cho các NH có tâm lý ỷ lại vào nhà nước, không quan tâm đến chiến lược quản trị rủi ro. Cũng chính vì thế mà nhà nước cũng chưa xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ, hiệu qua về vấn đề quản trị thanh khoản. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, hàng loạt NH tư nhân và ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đem lại sự phát triển cho thị trường tài chính nhưng đồng thời tính rủi ro của hệ thống ngân hàng cũng tăng lên, đặc biệt là rủi ro thanh khoản.
Năm 2005, NHNN đã ban hành quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD, điều này đã đặt nền móng đầu tiên cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản trị thanh khoản tại Việt Nam.
Tỷ lệ về khả năng chi trả (điều 12, mục IV, quyết định 457/2005/QĐ- NHNN): Tổ chức tín dụng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả như sau:
* Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (tại mọi thời điểm) và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo.
* Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.Trong đó:
41
+ Số dư tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trước.Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trước, kể cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nước,tổ chức tín dụng khác.
+ Số dư tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trước.
+ Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi không kì hạn tại các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi không kì hạn nhận từ các tổ chức tín dụng đó. Tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán vào ngày hôm sau.
+ 95-100% giá trị các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh hoặc phát hành.
+ 90-100% giá trị các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh.
+ 75-100% giá trị các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác - Tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay bao gồm:
+ Số chênh lệch lớn hơn giữa tiền gửi nhận của tổ chức tín dụng khác và tiền gửi tại tổ chức tín dụng đó đến hạn thanh toán.
+ 15% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác), cá nhân.
+ Giá trị các cam kết cho vay của tổ chức tín dụng đến hạn thực hiện. + Tất cả các tài sản "Nợ" khác sẽ đến hạn thanh toán.
Ngoài quy định về các tỷ lệ trên, NHNN còn yêu cầu các NHTM phải có kế hoạch quản trị tài sản “Có” bằng việc nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao, đồng thời xây dựng các kế hoạch dự phòng để đối phó với tình trạng thiếu hụt chi trả hay khủng hoảng thanh khoản nếu xảy ra.
Có thể nói rằng, Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Thông tư số 15/2009/TT-NHNN đã đưa ra được một hệ thống chỉ tiêu tương đối đầy đủ và khá cụ thể để hướng dẫn cho các NHTM quản lý vấn đề thanh khoản. Hiện nay, NHNN
42
đã ban hành Thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thay thế cho Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 19/4/2005(đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 8/10/2011 và thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011). Trong thông tư này, có một số điểm mới so với Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN:
- Các tỷ lệ về khả năng chi trả được quy định cụ thể hơn và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, cụ thể là:
Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
+ Tỷ lệ về khả năng chi trả là tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng nợ phải trả
+ Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy đổi sang đô la Mỹ (bao gồm đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được quy định đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng).
- Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá được mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản.
- Quy định tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động nhằm tăng cường quản lý thanh khoản. Theo điều 18, mục 5 của thông tư này, TCTD chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ 80% đối với NH, và 85% đối với TCTD phi NH. Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2011, Thông tư 22/2011/TT-NHNN đã hủy bỏ quy định về giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đã được quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ trên nên được duy trì ở mức 80- 100% nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản. Bởi vì nếu tỷ lệ này quá thấp cho thấy
43
NH chưa sử dụng được tối ưu nguồn vốn huy động khiến hiệu quả kinh doanh có thể suy giảm, trong khi nếu tỷ lệ này quá cao, có thể cho thấy nguy cơ căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Có thể thấy, Thông tư 13 ban hành nâng cao được tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính; hạn chế NHTM tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro và tăng cường khả năng và quản lý thanh khoản của các TCTD. Tuy nhiên, thông tư này còn vài điểm cần xem xét như: định nghĩa nguồn vốn huy động không rõ ràng sẽ gây ra những tác dụng ngược làm cho hệ thống kế toán và công bố thông tin kém minh bạch hơn; Hơn thế, trừ những trường hợp đặc biệt như tiền gửi của kho bạc (đáng lý ra phải để tại NHNN), rất nhiều khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có tính ổn định nên vẫn có thể cho vay. Hiện nay, để khắc phục hạn chế trên của Thông tư 13, NHNN đã ban hành Thông tư 19/2010/TT- NHNN ngày 27/9/2010, Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011, Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 8/10/2011.
Tuy nhiên, so với các chuẩn mực quốc tế tốt nhất, các quy định này còn thiếu một số quy định về quản lý rủi ro thanh khoản, tỷ lệ quản lý thanh khoản mà yêu cầu TCTD có trình độ quản lý phát triển.