Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là đảm bảo khả năng thanh toán đầy đủ. Một NHTM được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là NH có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà NH đang có.
21
Vai trò của quản trị thanh khoản đối với hoạt động của các NHTM:
Thứ nhất, do có sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời
của NH nên quản trị thanh khoản tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết.
Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả to lớn:
Làm tăng chi phí doNH phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường); giảm thu nhập do NH phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Dẫn đến giảm giá trị thị trường vốn chủ sở hữu của NHTM. Nếu thiếu vốn khả dụng kéo dài, chậm được khắc phục có thể làm mất uy tín của ngân hàng trển thị trường, gấy sức ép và trở ngại cho quá trình huy động vốn và cho vay, giảm thấp khả năng sinh lời. Mức độ nghiêm trọng hơn là xảy ra hiệu ứng dây chuyền bằng hiện tượng rút tiền ồ ạt của người gửi tiền, có thể đẩy NHTM đến bờ vực phá sản và dẫn đến sụp đổ hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, trong các trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản đẩy NH vào tình
trạng mất khả năng thanh toán và đưa ngân hàng đối mặt với khả năng bị phá sản, bị bán hoặc bị sáp nhập. Hơn nữa, rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống NH.
Để quản trị thanh khoản có hiệu quả tốt, các nhà quản trị cần phải tuân theo các nguyên tắc:
- Người quản trị thanh khoản thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi NH và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau.
- Nhà quản trị thanh khoản cần phải biết trước khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi tiền/vay tiền dự định rút vốn hoặc bổ sung thêm tiền gửi/trả nợ. Điều này cho phép người quản trị thanh khoản hoạch định đón đầu để xử lý hiệu quả hơn phần thanh khoản thặng dư hay thâm hụt đang xuất hiện.
22
- Nhu cầu thanh khoản của NH và các quyết định liên quan đến vấn đề thanh khoản phải được phân tích trên cơ sở liên tục để tránh kéo dài một trong hai trạng thái: thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản phải được xử lý nhanh chóng nhằm tránh sự khẩn trương gay gắt trong việc phải vay mượn hay bán tài sản.
Như vậy, quản trị thanh khoản có tính chất vô cùng quan trọng đối với ngân hàng nói riêng và mở rộng ra là ảnh hưởng gần như đến toàn bộ nền kinh tế vì nếu tình trạng thanh khoản bị ảnh hưởng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến gần như toàn bộ hoạt động ngân hàng. Vì vậy, vấn đề quản trị thanh khoản ngân hàng nói chung và của NHTM nói riêng có ý nghĩa hết sức to lớn.
1.4.Lý luận pháp luật về quản trị tài chính của ngân hàng thƣơng mại
NHTM là DN kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các DN phi tài chính, các NHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động. Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, ngoài những đặc điểm giống như các DN khác trong nền kinh tế, NHTM là loại hình DN đặc biệt mang những đặc thù riêng:
- Vốn và tiền vừa là phương tiện, vừa là mục đích kinh doanh nhưng đồng thời cũng là đối tượng kinh doanh của NHTM.
- NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác.Vốn tự có của NHTM chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn vốn hoạt động, nên việc kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với một rủi ro mà ngân hàng buộc phải chấp nhận với một mức độ mạo hiểm nhất định. Bởi trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình, NHTM không những phải bảo đảm nhu cầu thanh toán, chi trả như mọi loại hình DN khác, mà còn phải đảm bảo tốt nhu cầu chi trả tiền gửi của khách hàng.
- Hoạt động kinh doanh của NHTM có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực hoạt động và nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Do đó, tình hình tài chính của NHTM có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của các DN, tâm lý của người dân cũng như của cả nền kinh tế.
23
- Hoạt động kinh doanh của NHTM là hoạt động chứa nhiều rủi ro, bởi lẽ nó tổng hợp tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có thể gây ảnh hướng lớn cho nền kinh tế hơn bất kỳ rủi ro của loại hình DN nào vì tính chất lây lan có thể làm rung chuyển toàn bộ hệ thống kinh tế.
Do những đặc thù riêng của NHTM mà pháp luật buộc phải có những quy định riêng cho hoạt động quản trị tài chính của NHTM. Những quy định này khắt khe hơn nhiều so với những quy định chung áp dụng cho các DN kinh doanh trong các lĩnh vực khác.
Các văn bản pháp luật hiện hành về quản trị tài chính của NHTM:
Hiện nay, vấn đề quản trị tài chính của NHTM được quy định chủ yếu trong các văn bản: Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Nghị định 59/2009/NĐ- CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM thay thế Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của NHTM, Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/2/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi giấy phép, điều lệ của NHTM, Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó còn có các thông tư và quyết định của NHNN và Thống đốc NHNN: Thông tư 33/2011/TT-NHNN ngày 8/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy điịnh về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và quy chế cho vay của các TCTD ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN; Thông tư số 27/2011/TT-NHNN ngày 31/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các TCTD ban hành kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 của Thống đốc NHNN; Thông tư 16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của TCTD ban hành
24
kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 của Thống đốc NHNN; Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 quy định về việc kiểm soat đặc biệt đối với TCTD; Thông tư 15/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 quy định về việc NHNN Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các TCTD…Cụ thể:
Đối với quản trị nguồn vốn: theo Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/1/2011
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 141/2006/NĐ- CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín
dụng “Tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện
pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định quy định tại Danh mục ban hành kèm theo, chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2011”. Như vậy, để được thành lập và hoạt động các NHTM phải có số vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.
Đối với quản trị thanh khoản: bên cạnh các quy định về vốn của các NHTM,
pháp luật quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cho các TCTD nói chung và NHTM nói riêng:
Luật 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn mà TCTD phải duy trì, bao gồm: tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (8% hoặc cao hơn), tỷ lệ tối đa của vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn. Theo thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD là
9%: “ TCTD, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối
thiếu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “có” rủi ro của TCTD. TCTD phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ quy định tại khoản 1 điều này phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc”.
Các tỷ lệ bảo đảm an toàn mới được bổ sung gồm: trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi và các tỷ lệ tiền gửi
25
trung, dài hạn so với tổng dự nợ cho vay trung, dài hạn. NHNN sẽ quy định cụ thể các tỷ lệ bảo đảm an toàn nói trên đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh NH nước ngoài. Ngoài ra, Luật 2010 còn bổ sung quy định NHTM, chi nhánh NH nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố tại NHNN theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ.
Bên cạnh việc kế thừa các quy định của Luật các TCTD 1997 về kiểm soát đặc biệt, Luật 2010 bổ sung thêm hai trường hợp mà NHNN sẽ xem xét, đặt TCTD
vào kiểm soát đặc biệt là: (i) TCTD hai năm liên tục bị xếp loại yếu kém theo quy
định của NHNN; (ii) khi TCTD không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định trong thời hạn một năm liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp hơn
4% trong thời hạn 06 tháng liên tục. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện để NHNN có thể
chủ động can thiệp sớm hơn khi phát hiện thấy những yếu kém cơ bản của một TCTD với mục đích giảm bớt khả năng rủi ro cho hệ thống do không có sự can thiệp kịp thời của cơ quan quản lý, Luật các TCTD 2010 quy định:
NHNN có quyền yêu cầu chủ sở hữu tăng vốn, bắt buộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại; trực tiếp hoặc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của TCTD được kiểm soát đặc biệt trong trường hợp TCTD được kiểm soát đặc biệt không có khả năng thực hiện yêu cầu tăng vốn của NHNN hoặc khi NHNN xác định số lỗ lũy kế cuả TCTD đã vượt quá giá trị vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Đối với quản trị tài sản: Thông tư số 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNN với các nội dung chính sau đây:
1. Hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 19/2010/TT-NHNN 2. Điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản có bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu như sau:
26
“Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm:
a) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nước và nước ngoài, bao gồm cả các khoản phải đòi bằng ngoại tệ;
b) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác được thành lập tại Việt Nam phát hành;
d) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành;
đ) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý;
e) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi được các tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành;
g) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ở các nước thuộc OECD và các khoản phải đòi được bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này;
h) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán được thành lập ở các nước thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi được các công ty này bảo lãnh thanh toán;
i) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng được thành lập ngoài các nước thuộc OECD, có thời hạn còn lại dưới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dưới 1 năm được các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán.”
27
a) Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác được thành lập tại Việt Nam phát hành;
c) Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với tổ chức tài chính nhà nước; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ được bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nước phát hành;
d) Các khoản đầu tư dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính;
đ) Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này được bên vay cho thuê nhưng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê.”
Với việc sửa đổi bằng cách nâng tỷ lệ dực trữ bắt buộc ngoại tệ của NHNN, điều này đồng nghĩa với việc các NHTM sẽ phải co hẹp cho vay ngoại tệ, và sẽ phải tích cực thu hồi các khoản cho vay ngoại tệ với các đối tượng trên nếu không muốn bị ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn.
Đối với các giới hạn cấp tín dụng: Luật các TCTD 2010 kế thừa các quy
định từ Luật các TCTD 1997. Tuy nhiên, khái niệm cấp tín dụng đã được làm rõ
hơn, “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân