Bảng 15: Dư nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 3.143 30,20 143 2,26 296 4,91 -3.000 -95,45 153 106,99 2. Chăn nuôi 2.704 25,98 2.404 38,02 1.419 23,56 -300 -11,09 -985 -40,97 3. Máy NN 4.481 43,06 3.657 57,84 4.167 69,17 -824 -18,39 510 13,95 4. Cho vay khác 79 0,76 119 1,88 142 2,36 40 50,63 23 19,33 Tổng cộng 10.407 100,00 6.323 100,00 6.024 100,00 -4.084 -39,24 -299 -4,73
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Bảng số liệu cho thấy dư nợ trung hạn không ổn định qua 3 năm, cụ thể như sau:
Dư nợ máy nông nghiệp: Chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trung hạn là đối tượng máy nông nghiệp, tuy nhiên nó lại tăng giảm qua các năm. Đây là nguyên nhân chính đã làm giảm và tăng dư nợ trung hạn. Cụ thể là trong năm 2006, dư nợ máy nông nghiệp là 4.481 triệu đồng, sang đến năm 2007, dư nợ máy nông nghiệp đã giảm xuống còn 3.657 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 18,39%. Nguyên nhân có sự biến động như vậy là do phần lớn các hộ vay máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất làm ăn ngày càng hiệu quả, giá các mặt hàng nông sản có sự chuyển biến tích cực, giá lúa, thủy sản, trái cây…đều tăng, từ đó tăng khả năng trả nợ cũng như doanh số thu nợ. Sang đến năm 2008, dư nợ của đối tượng này đã tăng lên 510 triệu đồng, đạt 4.167 triệu đồng, tăng 13,95% so với năm 2007.
Dư nợ chăn nuôi: Dư nợ chăn nuôi cũng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2006 dư nợ của đối tượng này đạt 2.704 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,98%. Thế nhưng sang năm 2007 dư nợ chăn nuôi chỉ còn 2.404 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 38,02% tổng dư nợ trung hạn..Vào cuối năm 2008, khoản mục này giảm 985 triệu đồng với tốc độ giảm 40,97%, đạt 1.419 triệu đồng, vẫn chiếm tỷ trọng cao là 23,56% tổng dư nợ trung hạn. Tốc độ tăng có hướng giảm là do trong năm
số lượng đàn gia súc, gia cầm do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên đàn gia súc, gia cầm có khuyên hướng giảm đáng kể, tuy có sự hướng dẫn chỉ đạo giải quyết của chính quyền địa phương các cấp nhưng do tâm lý của người chăn nuôi vẫn thật sự chưa an tâm về tình hình dịch bệnh cũng như khi đầu tư vào lĩnh vực này nên tiến độ khôi phục đàn gia súc, gia cầm còn chậm.
Dư nợ trồng trọt: cũng tăng giảm bất thường. Năm 2006, dư nợ trồng trọt đạt 3.143 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,20% tổng dư nợ trung hạn. Và con số này đã giảm khá nhiều trong năm 2007 với tốc độ giảm 95,45%, chỉ đạt 143 triệu đồng. Sang năm 2008, khoản mục này có hướng tăng lại đạt 296 triệu đồng, tương ứng tăng 153 triệu đồng so với năm trước, với tốc độ tăng rất cao 106,99%. Nguyên nhân do sang năm 2008 thì doanh số cho vay trung hạn đối tượng này đã giảm; Mặt khác, thu nợ của đối tượng này cũng giảm nên đã dẫn đến dư nợ tăng trong năm.
Dư nợ cho vay khác: như đê bao, bờ bao chống lũ cho vườn cây ăn trái…. Như đã phân tích ở phần doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất thì nhu cầu về vốn để tái sản xuất cũng như việc quay vòng nhanh đồng vốn phục vụ nhu cầu thiếu vốn tạm thời của hộ nông dân nên doanh số cho vay trung hạn đối với đối tượng này đã tăng do đó đã ảnh hưởng làm tăng dư nợ của đối tượng này trong năm 2007. Cụ thể: Năm 2006 đạt 79 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 119 triệu đồng tức tăng 40 triệu đồng với tốc độ tăng tr ên 50%. Đến cuối năm 2008 là 142 triệu đồng, tức là đã tăng 23 triệu đồng với tốc độ tăng 19,33%. Tuy nhiên, do khoản mục này chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay nên sự biến động của nó không ảnh hưởng lớn đến tổng dư nợ của Ngân hàng.