Bên cạnh doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung hạn cũng góp phần không nhỏ vào tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 11: Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 6.188 24,39 6.769 44,11 1.276 11,99 581 9,39 -5.493 -81,15 2. Chăn nuôi 4.906 19,34 4.325 28,18 4.934 46,35 -581 -11,84 609 14,08 3. Máy NN 13.975 55,09 4.023 26,21 4.402 41,35 -9.952 -71,21 379 9,42 4. Cho vay khác 300 1,18 230 1,50 33 0,32 -70 -23,33 -197 -85,65 Tổng cộng 25.369 100,00 15.347 100,00 10.645 100,00 -10.022 -39,50 -4.702 -30,64
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn và có hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ giảm từ 25.369 triệu đồng xuống còn 15.347 triệu đồng, giảm 10.022 triệu đồng, tương ứng giảm 39,50% so năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ trung hạn lại tiếp tục giảm còn 10.645 triệu đồng, giảm 4.702 triệu đồng, tương ứng giảm 30,64% so năm 2007. Trong đó:
Thu nợ máy nông nghiệp: doanh số cho vay trung hạn máy nông nghiệp trong năm 2006 tương đối cao nhưng sang các năm sau thì doanh số cho vay này không còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn nữa. Do vậy, năm 2006, thu nợ đối tượng này là 13.975 triệu đồng, chiếm
55,09% thu nợ trung hạn. Năm 2007, doanh số thu nợ giảm xuống đáng kể chỉ đạt 4.023 chiếm tỷ trọng 26,21% trong tổng thu nợ trung hạn, giảm 9.952 triệu đồng, ứng với tốc độ giảm 71,21% so năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này tăng lên đạt 4.402 triệu đồng, tăng 379 triệu đồng, tương ứng tăng 9,42% so năm 2007. Nguyên nhân làm số thu nợ này giảm rồi lại tăng như vậy là do doanh số cho vay đối tượng này tăng rồi lại giảm.
Thu nợ Chăn nuôi
Doanh số thu nợ đối tượng này cũng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2006 đạt 4.906 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,31% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn. Sang năm 2007 là 4.325 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28,18%. So với năm 2006 đã giảm 581 triệu đồng với tốc độ giảm 11,84%.Do ý thức của người tiêu dùng về tác hại của dịch bệnh trên heo, gà, vịt nên đã ảnh hưởng làm giảm giá các mặt hàng này hộ chăn nuôi bị lỗ nặng, các hộ sản xuất chuyên về chăn nuôi gà công nghiệp, vịt chạy đồng làm người dân chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác, do doanh số cho vay trung hạn trong lĩnh vực này đã giảm nên làm giảm doanh số thu nợ. Đến năm 2008, thu nợ chăn nuôi trung hạn tăng lên đạt 4.934 triệu đồng, tăng 609 triệu đồng, với tốc độ tăng 14,08%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay chăn nuôi trung hạn tăng lên nên doanh số thu nợ chăn nuôi trung hạn cũng tăng theo.
Thu nợ trồng trọt: thu nợ trồng trọt tăng 581triệu đồng trong năm 2007 so với năm 2006 đạt 6.769 triệu đồng. Do ngày nay, rau màu là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, trong thời gian qua một số dịch bệnh xuất hiện trên động vật nên nhu cầu thực phẩm từ rau màu của bà con tăng. Mặt khác, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích là chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn huyện, được bà con đồng tình hưởng ứng nên sản xuất rau màu của huyện không ngừng phát triển. Sang năm 2008, khoản thu này lại giảm xuống còn 1.276 triệu đồng, con số này đã giảm với tốc độ khá cao là 81,15% tương ứng đã giảm 5.693 triệu đồng so với năm trước.
Thu nợ cho vay khác
Doanh số cho vay trung hạn của khoản mục cho vay khác có xu hướng giảm điều này dẫn đến thu nợ trung hạn cũng giảm qua các năm.Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ đối tượng này là 300 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,18%) tổng thu nợ trung hạn. Sang năm 2007, số thu này giảm xuống còn 230 triệu đồng tức giảm 70 triệu đồng với tốc độ giảm 23,33%. Đến năm 2008 con số này đã giảm đáng kể cả số tuyệt đối (197 triệu đồng) và số tương đối (85,65%) chỉ còn 33 triệu đồng. Nguyên nhân do doanh số cho vay năm 2008 của khoản mục này giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm theo.